Nhiệt miệng, loét miệng xảy ra thường xuyên trong quá trình niềng răng khiến bạn không khỏi đau nhức và mệt mỏi. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi niềng răng? Hãy tham khảo bài viết sau đây để đi tìm giải đáp cho thắc mắc trên nhé.
Mục lục
Nhiệt miệng, loét miệng khi niềng răng do đâu?
Nhiệt miệng hay loét miệng hoặc lở miệng, là những vết loét nông và nhỏ ở trên niêm mạc của miệng hoặc môi. Ban đầu các vết loét có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường bị sưng đỏ lên.
Trong quá trình niềng răng, nhiệt miệng rất dễ “ghé thăm” khiến bạn cảm thấy đau nhức và vô cùng khó chịu. Nhiệt miệng, loét miệng có thể xảy ra từ giai đoạn bắt đầu đeo mắc cài và ngày càng khiến bạn khó chịu hơn, đặc biệt là mỗi khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Tình trạng này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế nếu bạn không có biện pháp cải thiện sớm, vùng nướu bị viêm nhiễm khiến việc ăn uống, nói chuyện và ngủ nghỉ gặp nhiều khó khăn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng, loét miệng khi niềng răng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Do sự va chạm của các nướu, lợi với niềng răng dần gây ra những tổn thương răng miệng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tấn công gây ra các bệnh lý về răng miệng.
- Khi niềng răng, các hoạt động hoặc quá trình ăn uống khiến sợi dây niềng răng va chạm với miệng lưỡi tạo ra các vết xước. Chẳng may chúng bị nhiễm khuẩn gây ra các tổn thương trong khoang miệng.
Dấu hiệu của chứng nhiệt miệng, loét miệng khi niềng răng
Các dấu hiệu của nhiệt miệng khi niềng răng cũng như bệnh nhiệt miệng thông thường. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nhận biết các triệu chứng bằng mắt thường. Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng như sau:
- Xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc các vết sưng phát triển thành vết lở, loét. Những đốm này có thể có màu đục, vàng có viền hoặc xung quanh sưng đỏ lên gây cảm giác khó chịu.
- Chúng thường xuất hiện ở các vị trí như mô mềm tiếp xúc với khay niềng bị đỏ dần lên và ngày càng lan rộng hơn. Mỗi khi ăn uống hay giao tiếp các triệu chứng càng nặng dần lên.
- Người bệnh có cảm giác khó chịu, bứt rứt, nóng trong người, đau nhiều hơn khi ăn đồ cay nóng. Thậm chí, đau cả ban đêm khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ.
Vết loét do nhiệt miệng gây ra khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Cách xử lý nhiệt miệng, loét miệng khi niềng răng
Nhiệt miệng, loét miệng trong quá trình niềng răng khiến bạn càng cảm thấy khó chịu, bứt rứt, ăn không ngon, ngủ không yên. Để cải thiện tình trạng này nhanh chóng, bạn đừng quên thực hiện các lưu ý sau đây nhé.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khi niềng răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng trong quá trình niềng răng. Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chải răng, lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp…Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Lựa chọn bàn chải cho răng niềng: Hãy lựa chọn bàn chải có đầu bàn chải tròn, nhỏ để có thể đưa vào các ngõ ngách của răng mà không làm tổn thương tới nướu. Lông bàn chải cần phải thẳng, mềm mượt để không gây tổn hại tới men răng.
- Kem đánh răng: Nên chọn các loại có chứa Florua giúp chống sâu răng hiệu quả hơn.
- Cách chải răng: Nên chải răng ít nhất 4 lần/ngày (sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ) nhằm hạn chế sự tích tụ của thức ăn bám lại trên niềng răng. Khi chải răng cần chải mặt ngoài, mặt trong, trên mặt răng nhất là các chỗ có mắc cài. Cần chải răng nhẹ nhàng, mỗi lần chải răng ít nhất 2 phút để đảm bảo các mảng bám được loại bỏ. Bạn cũng không nên chải răng sau khi ăn các thức ăn có tính axit có thể khiến men răng yếu đi.
- Dùng chỉ nha khoa: Để lấy thức ăn thừa bám trên kẽ răng một cách hiệu quả. Nên dùng loại chỉ tơ với thiết kế mềm mại và nhỏ giúp làm sạch các kẽ răng.
- Bàn chải kẽ: Nhằm loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa trên mắc cài và các kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối rất quan trọng giúp bạn kháng khuẩn, làm dịu vùng nhiệt miệng đồng thời có thể ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng khác.
➤Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh răng đúng cách khi niềng răng
Bổ sung đủ nước
Uống đủ nước trong khi niềng răng cũng là phương pháp hữu hiệu giúp giảm nhiệt miệng, loét miệng hiệu quả. Lúc này, các mô mềm trong khoang miệng được giữ ẩm nên tránh được phần nào sự kích thích của mắc cài. Uống đủ nước cũng giúp bạn kiểm soát sâu răng hiệu quả hơn bởi môi trường khô cũng thuận lợi cho sâu răng phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng biết nước rất tốt cho sức khỏe của toàn thân.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt khi bạn đang niềng răng. Trong quá trình niềng răng bạn cần chú ý tới những thực phẩm dung nạp vào mỗi ngày. Một số thực phẩm nên ăn bao gồm:
- Các loại cháo dinh dưỡng như cháo tôm, cháo thịt, cháo gà…giúp bạn dễ ăn hơn.
- Cơm mềm được nấu từ gạo thơm sau cho thật mềm.
- Các chế phẩm từ sữa như phô mai mềm, bánh pudding, sữa chua, đồ uống từ sữa, phô mai, trứng.
- Nước ép và các loại rau củ quả như táo, chuối, quả mọng, khoai tây nghiền, rau hấp, đậu…Nên chọn những loại hoa quả nhiều dinh dưỡng và ít đường để hạn chế các bệnh lý về răng miệng sau chỉnh nha.
- Các thực phẩm khác như bánh mì, bánh kếp, bánh nướng xốp không hạt, thịt gia cầm, thịt viên, đồ biển…
Những thực phẩm cần tránh khi niềng răng bao gồm:
- Thực phẩm giòn như khoai tây chiên, đá, kẹo cứng (kẹo mút, bánh quy dày…).
- Thực phẩm dính như kẹo caramel, kẹo cao su, kẹo dẻo…
- Thực phẩm cứng như các loại hạt, kẹo cứng…
- Thực phẩm có tính axit như nước cam, nước chanh, dưa chua…để hạn chế gây kích ứng mô mềm hoặc làm đau rát khi nhiệt miệng.
- Những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế đồ ăn nhiều đường, đồ uống có ga vì dễ sinh ra axit gây sâu răng và các bệnh lý về răng miệng khác.
- Không nên ăn thành miếng quá lớn mà nên cắt nhỏ để ăn hoặc không nên nhằn xé đồ ăn bằng răng.
➤Xem chi tiết: Niềng răng nên ăn gì?
Bổ sung rau củ quả vào thực đơn ăn uống mỗi ngày bạn nhé!
Điều chỉnh khung niềng
Với những trường hợp răng đã di chuyển làm dây cung thừa ra một khoảng nhỏ. Điều này gây tác động đến môi má nên bác sĩ sẽ cần điều chỉnh lại hệ thống mắc cài nhằm tránh tổn thương tới các mô mềm. Nếu vùng miệng bị viêm loét, bác sĩ sẽ phải kết hợp điều trị để giảm tổn thương và ngăn ngừa tình trạng trở nặng hơn.
Dùng các sản phẩm khắc phục nhiệt miệng
Khi nhiệt miệng, loét miệng trong giai đoạn niềng răng khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu hãy sử dụng một số sản phẩm đặc thù khi niềng răng. Các sản phẩm này được bày bán ở nhiều nhà thuốc nên bạn có thể dễ dàng mua được. Thông thường các sản phẩm này bao gồm sáp nha khoa, silicone chỉnh nha gắn lên mắc cài nhằm ngăn mắc cài cọ xát lên các mô mềm.
➤Xem thêm: Hướng dẫn dùng sáp nha khoa niềng răng đúng cách
Một số cách khắc phục khác
Để giảm cảm giác đau rát do nhiệt miệng gây ra bạn có thể chườm đá ở phía ngoài má tại vị trí nhiệt miệng. Nếu tình trạng đau nhức kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn có thể sử dụng thuốc giảm đau dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu viêm hay nhiễm trùng cần thăm khám ngay để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hướng dẫn phòng tránh nhiệt miệng, loét miệng khi niềng răng
Bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu khi bị nhiệt miệng bởi nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc ăn uống hàng ngày. Để giúp bạn hạn chế tình trạng nhiệt miệng, loét miệng khi niềng răng hãy chú ý những điều sau đây nhé.
- Súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày để làm sạch khoang miệng, giảm đau, bảo vệ răng miệng của bạn.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách bởi khi niềng răng rất dễ làm tổn thương tới khoang miệng.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày.
- Không ăn các loại đồ cứng có thể gây ảnh hưởng xấu tới răng lợi.
- Uống nhiều vitamin C, A, D và các chất khoáng…
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các món ăn mặn mà nên bổ sung các loại trái cây nhiều nước, thực phẩm mềm, lỏng…để tránh tác động tới răng trong khi niềng răng.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng theo định lỳ để tránh các vấn đề do niềng răng.
Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Hãy chăm sóc thật tốt sức khỏe răng miệng trong quá trình niềng răng các bạn nhé. Để sở hữu hàm răng chắc khỏe, đều đẹp hãy lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, chẳng hạn như Nha Khoa Thúy Đức. Hãy đến Nha Khoa Thúy Đức – địa chỉ tin cậy niềng răng giúp bạn sở hữu nụ cười tỏa sáng. Đồng thời khắc phục các vấn đề do niềng răng gây ra và đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm về răng miệng.
NHA KHOA THÚY ĐỨC – NIỀNG KHÔNG NHỔ RĂNG F.A.C.E
- Hotline: 02422 162 160 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page