Để quá trình niềng răng của bạn được diễn ra một cách thoải mái, an toàn và có hiệu quả nhất thì bên cạnh sự quyết tâm của bản thân, bạn còn cần trang bị cho mình những kiến thức nha khoa thật vững chắc để có thể xử lý hoặc nhận biết những dấu hiệu lạ trong quá trình niềng răng.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một trong những vấn đề nguy hiểm xảy ra khi niềng răng đó là chảy máu chân răng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Tại sao bị chảy máu khi niềng răng?
Niềng răng là phương pháp mang tới nụ cười xinh đẹp cùng hàm răng đều đặn, đúng khớp cắn, đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe ăn nhai. Tuy nhiên, quá trình niềng răng rất dài và trong suốt giai đoạn này không phải lúc nào cũng đều dễ chịu và thoải mái. Bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như bị vướng víu khó chịu do mắc cài chạm vào môi, nướu, ăn uống không được thoải mái, ê buốt răng mỗi lần thay dây cung, sưng, viêm, đau xước nướu, má do dây cung đâm vào,… tóm lại là đủ mọi cung bậc cảm xúc cho tới ngày tháo mắc cài.
Một trong những vấn đề mà bạn có thể gặp phải khi niềng răng khác đó là chảy máu chân răng. Tình trạng chảy máu này có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân đầu tiên: Chảy máu do khí cụ chỉnh nha làm xước
Trong miệng có các mô mềm như môi, má, lưỡi, những mô này rất dễ bị tổn thương khi phải tiếp xúc với các vật liệu cứng như mắc cài và dây cung gây chảy máu. Khi bạn đánh răng, lực tác động của bàn chải sẽ khiến nướu chảy máu nhiều hơn. Đây là một trong tình huống thường gặp mà bạn phải trải qua trong suốt quá trình niềng răng. Tuy nhiên, những vấn đề này cũng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và hoàn toàn có thể xử lý được.
Dây cung thừa đâm vào má
Trong trường hợp dây cung thừa ra đâm vào má gây xước lợi chảy máu bạn có thể sử dụng một mẩu sáp để ấn vào vùng dây cung thừa, đây là cách giải quyết tạm thời để giảm đau nếu như bạn chưa thể tới ngay nha khoa cắt bỏ. Hoặc nếu không có sáp bạn có thể sử dụng bông gòn để tránh dây cung làm tổn thương tới mô mềm.
Dây thép thừa đâm vào má
Cũng giải quyết tương tự như khi bị dây cung thừa đâm vào má, bạn hãy sử dụng sáp nha khoa để dính vào phần dây thép thừa ra. Ngoài ra để xử lý vùng vết thương bị loét gây ra do dụng cụ bạn hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm, sát khuẩn một cách nhẹ nhàng để không bị nhiễm trùng cũng như giảm bớt tình trạng đau nhức.
Xem thêm: 7 Sự cố thường gặp khi niềng răng mắc cài và cách xử lý
Nguyên nhân 2: Bị viêm lợi gây ra chảy máu
Tình trạng viêm lợi khiến cho chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng. Viêm lợi có thể do một vài nguyên nhân chính gây ra như sau:
Không biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách:
Trong quá trình đeo mắc cài, bộ niềng răng vướng víu trên miệng sẽ làm cho thức ăn dễ bị mắc vào, khó để lấy ra theo cách vệ sinh thông thường, để lâu sẽ làm cho vi khuẩn và mảng bám hình thành trên mắc cài lan dần xuống nướu và gây ra tình trạng viêm nướu.
Để hạn chế tình trạng này xảy ra bạn cần phải thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng bằng cách chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng, sử dụng kết hợp nhiều dụng cụ chăm sóc như máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, bàn chải,… cũng như các biện pháp chăm sóc răng miệng khác nhau như thường xuyên lấy cao răng, súc miệng,…
Bị thiếu dinh dưỡng:
Thông thường khi niềng răng các bạn đều ngại ăn ngại vệ sinh. Việc ăn uống giảm sút làm cho cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, canxi cũng như vitamin làm cho sức khỏe răng miệng bị suy giảm. Tình trạng chảy máu lợi chính là một trong những dấu hiệu cảnh bảo cho biết cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt các vitamin.
Ví dụ khi cơ thể bị thiếu vitamin C làm cho quá trình tổng hợp collagen bị ảnh hưởng mà collagen lại là thành phần chính trong mạch máu, chính vì vậy nếu bị thiếu vitamin C thì thành mạch máu sẽ bị yếu gây ra tình trạng chảy máu.
Một ví dụ khác nữa là khi cơ thể thiếu vitamin K – vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành máu đông, khi thiếu vitamin K sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu kéo dài. Một trong những vitamin khác cũng đóng vai trò quan trọng cho cơ thể đó là vitamin B3, sắt, chúng đóng vai trò ổn định thành mạch. Khi cơ thể thiếu những chất này sẽ gây chảy máu lợi.
Trong trường hợp này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung vitamin kết hợp cùng với đơn thuốc trị viêm lợi, đồng thời căn dặn bệnh nhân phải uống thật nhiều nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, canxi, vitamin để bảo vệ răng nướu chắc khỏe chống lại bệnh viêm nướu, gây chảy máu chân răng.
Do bị mắc bệnh toàn thân:
Đối với những người bị mắc bệnh toàn thân như tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiểu cầu hoặc nặng hơn là bệnh ung thư máu có thể sẽ có biểu hiện ở nướu răng vì thế nếu như bạn đã chăm sóc răng miệng cẩn thận, chăm chỉ lấy cao răng định kỳ cũng như bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ mà vẫn bị chảy máu chân răng thì hãy tới gặp bác sĩ đa khoa để được kiểm tra sức khỏe toàn diện.
Bên cạnh đó còn có thể do nguyên nhân khác như sử dụng thuốc chống đông làm máu loãng ở các bệnh nhân sử dụng thuốc đột quỵ hoặc bệnh nhân nữ mang bầu bị thay đổi hoocmon dễ gây viêm nướu.
Xem thêm: Tại sao niềng răng gây hóp má?
Nguyên nhân 3: Kỹ thuật chỉnh nha của bác sĩ điều trị không tốt
Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu chân răng do bác sĩ điều trị thực hiện sai lực kéo, sử dụng lực kéo quá mạnh khi dịch chuyển răng. Trong khi đó niềng răng là kỹ thuật khó cần phải được thực hiện một cách chính xác, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ cao cũng như nhiều năm kinh nghiệm thực hiện nếu không sẽ gây ra các hậu quả ngoài mong muốn, một trong số đó là chảy máu chân răng.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao một số người bị tụt lợi khi niềng răng?
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng
Trong số các nguyên nhân nêu ra phía trên thì nguyên nhân chính dẫn tới chảy máu chân răng là do tay nghề của bác sĩ chỉnh nha không cao, chính vì vậy ngay từ khi tìm hiểu về quá trình niềng răng các bạn cần lựa chọn đúng địa chỉ niềng răng uy tín, lâu đời, có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn và tay nghề cao.
Nha khoa Thúy Đức được thành lập từ năm 2006 do tiến sĩ Phạm Văn Việt – Nguyên trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt của bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô và cũng là bố của bác sĩ Phạm Hồng Đức. Chính nhờ sinh ra trong một gia đình có nền tảng về nha khoa đã giúp bác sĩ Phạm Hồng Đức ngay từ đầu đã có hướng đi, lựa chọn cho riêng mình.
Sau khi tốt nghiệp hệ Răng – Hàm – Mặt của trường đại Học Y Hà Nội, bác sĩ Phạm Hồng Đức đã tiên phong ra nước ngoài theo đuổi các khóa học chuyên sâu về chỉnh nha, không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề thực tế. Nhờ sự nỗ lực kiên trì này mà bác sĩ Đức đã nhận được rất nhiều chứng chỉ chỉnh nha uy tín trên thế giới.
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Bác sĩ Phạm Hồng Đức cũng là bác sĩ đầu tiên tiếp thu và đưa phương pháp niềng không nhổ răng F.A.C.E từ châu Âu về ứng dụng tại Việt Nam. Theo phương pháp này các trường hợp răng bị sai lệch, hô, khấp khiểng nặng sẽ hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng để bảo tồn tối đa hàm răng thật của khách hàng mà hiệu quả niềng răng vẫn đạt tối đa.
Đi đầu trong công nghệ, tiếp thu những cái mới nhất của nền khoa học công nghệ trên thế giới nên bác sĩ Phạm Hồng Đức luôn không ngừng đầu tư máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhất: máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D Plus cho phép phát hiện các bệnh lý về răng miệng mà các phương pháp thông thường không phát hiện được sớm để kịp thời điều trị đồng thời cho kết quả niềng răng nhanh nhất chỉ sau 60s.
Nhờ sự đầu tư công nghệ, tay nghề bác sĩ cao, nhiều kinh nghiệm và khả năng chuyên môn mà Nha khoa Thúy Đức trở thành địa chỉ niềng răng hàng đầu tại Hà Nội, hiện đã chữa trị thành công hơn 6500 ca niềng răng từ đơn giản tới phức tạp, mang lại nụ cười tươi tắn rạng rỡ cho hàng ngàn người.
Như vậy có thể nói chảy máu chân răng khi niềng răng là dấu hiệu niềng răng có vấn đề, bạn cần tới nha khoa uy tín để được kiểm tra ngay và có phương pháp điều trị cho phù hợp. Quan trọng là ngay từ khi bắt đầu niềng răng hãy tìm kiếm địa chỉ niềng răng an toàn chất lượng để đảm bảo quá trình niềng răng có hiệu quả nhất nhé. Chúc bạn có một nụ cười thật xinh đẹp sau khi niềng răng.
————————————–
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page