Dù là trường hợp nào thì sau khi tháo bỏ khí cụ chỉnh nha xong, bạn đều bắt buộc phải đeo khí cụ hỗ trợ để ổn định và duy trì kết quả sau niềng. Loại khí cụ này được gọi là hàm duy trì. Thông thường, bạn sẽ phải kết hợp cả 2 loại hàm duy trì là hàm cố định và hàm tháo lắp. Vậy hàm duy trì tháo lắp là gì? Có tác dụng như thế nào?
Mục lục
Vì sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?
Sau khi tháo niềng, tổ chức quanh răng chưa ổn định chắc chắn và cố định trong xương ổ răng. Hơn nữa, các hoạt động thường ngày sẽ khiến các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Nếu không có hàm duy trì, răng sẽ có xu hướng dịch chuyển về vị trí cũ trên cung hàm. Vì vậy bạn nên tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Chỉ cần đeo một cách nghiêm chỉnh, bạn sẽ không cần lo lắng răng bị xô lệch hay sai lệch về thế và chiều răng. Thông thường, mỗi khách hàng cần phải đeo các loại hàm duy trì cho đến khi xương, răng và nướu đã thích nghi với sự thay đổi mới.
Bất kỳ phương pháp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng nào cũng đều cần phải có sự kiên trì, chủ động và chăm sóc chu đáo của khách hàng. Muốn đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần phải đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đeo các loại hàm duy trì sẽ không khó chịu hay gây ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động thường ngày.
Hàm duy trì tháo lắp là gì?
Đây là khí cụ hỗ trợ cho người niềng răng sau khi đã tháo mắc cài và dây cung, có tác dụng giúp cho răng ổn định lại và duy trì kết quả sau khoảng thời gian niềng không bị xô lệch hay tái phát về vị trí ban đầu.
Hàm này sẽ được đeo trực tiếp lên răng, thường có 2 loại là hàm duy trì tháo lắp và hàm cố định. Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của bản thân.
Hàm cố định dùng đoạn thanh kim loại hoặc dây duy trì gắn vào mặt trong răng (duy trì mặt lưỡi) bằng composite.
Hàm duy trì tháo lắp sẽ được phân tiếp ra 2 loại nữa là hàm Hawley (hàm duy trì tháo lắp kim loại) và hàm trong suốt.
Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt
Ngoài hàm duy trì cố định được gắn vào mặt sau của răng, bạn có thể lựa chọn hàm trong suốt để duy trì kết quả niềng răng của mình. Trước khi đeo, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng, sau đó gửi labo làm ra một khay (máng) trong suốt phù hợp với tình trạng răng của từng người.
Một vài ưu điểm của hàm duy trì tháo lắp bằng khay trong suốt:
- Thiết kế ôm sát, trong suốt, mang lại tính thẩm mỹ cao, khó phát hiện, giúp bạn tự tin đeo khay cả ngày mà không bị phát hiện.
- Thuận tiện trong việc sinh hoạt thường ngày bởi có thể tháo ra lắp vào dễ dàng khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, đảm bảo loại bỏ hết các mảng bám, vụn thức ăn một cách tốt nhất.
- Hiện nay, loại hàm duy trì đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của hàm duy trì cố định.
Hạn chế của loại hàm này là có thể tháo lắp dễ dàng nên nếu bạn quên không đeo thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả chỉnh nha.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Hàm duy trì tháo lắp kim loại hay còn được gọi là hàm Hawley có cấu tạo gồm miếng nhựa và dây kim loại được thiết kế để phù hợp với cung răng của từng khách hàng. Chất liệu kim loại cao cấp, bền và rất chắc chắn, hoàn toàn an toàn và lành tính cho răng miệng của bạn.
Một vài ưu điểm của hàm duy trì tháo lắp Hawley:
- Với khung sắt chắc chắn, loại hàm Hawley giúp giữ cố định răng ở đúng vị trí một cách tốt nhất.
- Có thể điều chỉnh để vừa vặn với cấu trúc răng hơn, có thể sửa khi bị hỏng.
- Bền hơn so với hàm duy trì tháo lắp trong suốt.
- Tháo lắp dễ dàng, thuận tiện trong việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng.
Hàm Hawley cũng có những hạn chế như:
- Ảnh hưởng đến cách phát âm hơn so với hàm duy trì bằng khay trong suốt.
- Tính thẩm mỹ không cao, thời gian đầu sẽ cảm thấy khá vướng và khó chịu.
- Một số trường hợp có thể bị kích ứng môi, má.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại vì có tính thẩm mỹ không cao nên thường chỉ sử dụng vào ban đêm. Tuy nhiên điều này cũng giúp thời gian ổn định răng kéo dài hơn các loại khác. Do đó mà hiệu quả cũng cao hơn.
Cần phải đeo hàm duy trì tháo lắp trong thời gian bao lâu?
Sau khi tháo niềng, bạn phải đeo hàm duy trì tối thiểu là 6 tháng, đeo liên tục, chỉ tháo ra vào lúc ăn và khi vệ sinh răng miệng. Tốt nhất là nên đeo hàm duy trì bằng với thời gian niềng răng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Sau khoảng thời gian này, bạn chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ.Càng về sau thời gian đeo hàm duy trì sẽ càng giảm dần, chỉ cần đeo cách ngày là được.
Thời gian này bạn vẫn cần đến tái khám để bác sĩ theo dõi được kết quả niềng răng, đảm bảo răng của bạn đã ổn định hoàn toàn, giảm tối đa nguy cơ tái phát. Sau đó, bạn sẽ được kết thúc quá trình đeo hàm duy trì.
Đọc thêm: Niềng răng xong bị thưa ra phải làm sao?
Những lưu ý khi đeo hàm duy trì tháo lắp
Sau khi tháo niềng, răng bạn chưa hoàn toàn ổn định, rất dễ bị xô lệch dưới tác động của ăn nhai, sinh hoạt thường ngày vì vậy bạn cần đeo hàm duy trì thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
Để hàm duy trì tháo lắp bền và phát huy được hết công dụng của nó, bạn cũng cần vệ sinh và bảo quản đúng cách:
- Chỉ tháo hàm duy trì khi cần thiết, lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng
- Bảo quản hàm duy trì trong hộp đựng kèm khi không đeo, tuyệt đối không gói hàm duy trì trong giấy ăn
- Không đánh rửa hàm duy trì quá mạnh có thể khiến hàm bị gãy, hỏng
- Không để hàm duy trì nơi nào quá nóng hoặc rửa hàm duy trì dưới nước nóng
- Làm sạch bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm cọ kỹ sau mỗi bữa ăn.
- Hãy hỏi bác sĩ về việc ngâm hàm trong chất tẩy rửa như Efferdent hoặc Polident. Nếu được, hãy pha một cốc nước ấm với một viên chất tẩy rửa và làm theo hướng dẫn sử dụng.
- Nếu hàm duy trì bị hỏng, gãy, nứt, liên hệ ngay với nha khoa để được làm lại, tránh kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng tới kết quả niềng
Ngoài ra, thời gian đầu, bạn vẫn nên giữ chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng như khi đeo niềng. Những thói quen xấu mở các vật cứng như bút, nắp chai,…bằng miệng, cắn bút, cắn móng tay cần được loại bỏ. Không được cắn chặt răng vào ban ngày để làm giãn cơ hàm.
Đọc thêm: Những lưu ý để răng không bị chạy sau khi niềng
Điều gì xảy ra nếu bạn không vệ sinh hàm duy trì?
Vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ, cẩn thận cũng quan trọng như đánh răng vậy. Nếu không, chắc chắn đây sẽ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển đặc biệt là những loại nguy hiểm như Streptococcus, bao gồm S. Sanguinis, S. Mitis và S. Salivarius, Lactobacillus và Veillonella gây nên nhiều bệnh lý răng miệng. Theo thời gian, nó thậm chí có thể bắt đầu có mùi hoặc có vị kỳ lạ nếu bạn không vệ sinh nó thường xuyên.
Hơn nữa, việc không vệ sinh hàm thường xuyên sẽ tích tụ các mảng bám. Vì thế, dù bạn có vệ sinh răng miệng sạch sẽ đến đâu thì răng, nướu cũng sẽ bị tổn thương, viêm nhiễm.
Nếu còn thắc mắc cần được giải áp hoặc tư vấn thì vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page