Bạn đã từng bị ê buốt răng chưa? Răng ê buốt còn được gọi là răng nhạy cảm. Tình huống này thường xảy ra khi bạn thưởng thức đồ ăn, nước uống nóng, lạnh hoặc chua. Bạn có thể bị ê buốt chân răng nếu như răng bị sứt mẻ, răng bị sâu… hoặc một lí do khác đó là bởi niềng răng.
Mục lục
Tại sao răng bị ê buốt khi đeo niềng răng?
Răng có cấu trúc cắt lớp gồm 3 phần chính, men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ các phần bên trong. Men răng có độ dày khoảng 1 – 2mm tùy vào từng vị trí. Nó là vật chất cứng nhất trong cơ thể người, cứng hơn cả xương. Tuy nhiên, men răng cũng có thể bị hủy hoại bởi rất nhiều lí do. Một khi men răng mất đi, ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác nhân kích thích, bao gồm: nhiệt độ, hóa chất và tác nhân cơ học. Ngà răng rất xốp, nó chứa nhiều ống ngà nhỏ, là đường dẫn trực tiếp tới các dây thần kinh sâu trong tủy răng. Nếu ngà răng bị “xâm phạm”, các đầu dây thần kinh này sẽ bị ảnh hưởng và trở nên nhạy cảm, khi đó răng sẽ có biểu hiện ê buốt nhức nhối.
Những người đang chỉnh nha có thể bị ê buốt răng là do áp lực siết chặt của mắc cài và dây cung tác động thường xuyên lên răng. Áp lực này giúp dịch chuyển răng để nắn chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm, nhưng đồng thời nó cũng khiến răng nhạy cảm hơn bình thường. Đặc biệt là trong giai đoạn thun tách kẽ giữa khe răng của răng số 5 và số 6 hoặc số 6 và số 7.
Nhìn chung, bạn sẽ thấy hơi ê răng một chút. Nhưng tình trạng này không diễn ra liên tục trong ngày, chỉ thỉnh thoảng mói xuất hiện. Răng nhạy cảm sau khi niềng chỉ kéo dài trong vài ngày. Khi răng và nướu bắt đầu quen với quá trình điều chỉnh, những cơn ê buốt sẽ dần biến mất.
Sự tồn tại từ trước của tình trạng ê buốt răng có thể là một mối quan tâm lớn đối với những người đang dự định niềng răng. Niềng răng tạo áp lực lên răng và nướu nên có thể khiến cơn ê buốt, đau nhức trở nên trầm trọng hơn trước đó. Điều quan trọng, bạn cần nói rõ với bác sĩ chỉnh nha về vấn đề răng miệng vốn có của mình để được tư vấn giải pháp niềng răng phù hợp cũng như cách hạn chế ê buốt trong thời gian chỉnh nha.
Mặc dù niềng răng có thể gây ra một số nhạy cảm nhỏ cho răng, nhưng chúng sẽ không gây khó chịu quá mức hoặc liên tục. Nếu như hiện tượng răng ê buốt tiếp tục kéo dài, rất có thể đó là do những nguyên nhân được liệt kê dưới đây. Khi đó bạn cần tới bác sĩ để kiểm tra chính xác:
Các nguyên nhân phổ biến nhất của nhạy cảm răng
- Đánh răng quá thô bạo hoặc nghiến răng khiến men răng bị mòn.
- Tình trạng tụt nướu hoặc viêm nha chu.
- Răng bị sâu, lớp trám răng bị hư hại, rò rỉ.
- Răng bị chấn thương, va đập nên sứt mẻ, vỡ, làm lộ ngà răng, tủy răng.
- Thường xuyên ăn các đồ ăn có tính axit (hoa quả chua, nước ngọt có gas,…) khiến men răng bị bào mòn.
- Áp dụng các biện pháp tẩy trắng răng cấp tốc như phương pháp tẩy trắng bằng laser hoặc dùng máng tẩy có thành phần làm trắng hydrogen peroxide.
- Men răng yếu bẩm sinh.
Một số vấn đề khác có thể xảy ra trong thời gian niềng răng
Khi mới chỉnh nha, bạn cần có thời gian để kịp thích ứng với các khí cụ nha khoa trong miệng. Ngoài tình trạng ê buốt chân răng, bạn có thể gặp phải một số hiện tượng được liệt kê bên dưới đây:
Miệng của bạn có thể bị khô hơn
Khi mới đeo niềng răng, miệng của bạn nhận thấy có vật thể lạ nên tuyến nước bọt sẽ giảm tiết, dẫn tới hiện tượng khô miệng. Để khắc phục tình trạng này, hãy cố gắng uống nhiều nước.
Các mô mềm trong miệng dễ bị tổn thương
Tình trạng này thường chỉ xảy ra với những người niềng răng mắc cài. Mặt trong của má, lưỡi và môi có thể chịu sự kích thích của mắc cài và bị trầy xước, chảy máu nếu bạn không cẩn thận. Nhưng khi bạn đã quen với mắc cài trong miệng, tình trạng này sẽ dần qua đi. Bạn có thể sử dụng sáp nha khoa bịt lên các mắc cài, giúp che đi phần sắc nhọn để giảm tránh tổn thương do mắc cài gây ra.
Gặp khó khăn khi ăn uống
Khi mới niềng răng, cảm ê buốt có thể ghé thăm bất cứ lúc nào, do đó bạn có thể ăn ít hơn mọi khi. Một số người còn có thể bị giảm cân trong những tháng đầu niềng răng.
Đọc thêm: Niềng răng bị hóp má là do đâu?
Khó phát âm
Nhiều người cảm thấy cách phát âm của mình hơi khác so với trước kia. Thực ra, sự xuất hiện của các khí cụ nha khoa trong miệng khiến môi lưỡi cảm thấy vướng víu nên không thể cử động một cách tự nhiên. Lưỡi khó chạm vào mặt trong của răng, điều đó gây ra tình trạng phát âm không lưu loát. Nhưng hiện tượng này cũng sẽ nhanh chóng qua đi sau một thời gian khi miệng đã quen dần với các loại khí cụ này. Phát âm của bạn sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực sau khi tháo niềng, thậm chí nó còn giúp một số người khắc phục hiện tượng nói ngọng, bởi niềng răng sẽ giúp mở rộng cung hàm, khiến cho âm sắc phát ra chuẩn chỉnh hơn, tròn vành rõ chữ.
Bị tụt lợi khi niềng răng
Nguyên nhân chủ yếu khiến lợi bị tụt khi niềng răng là do không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, khiến lợi bị viêm và tụt xuống. Khi có mắc cài, thức ăn rất dễ bị dính lại vì thế, bạn cần phải dành thời gian nhiều hơn cho việc chải răng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch toàn bộ bề mặt răng và kẽ răng.
Đọc thêm: Tụt lợi khi niềng răng – nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng ê buốt khi niềng răng?
Có thể bạn băn khoăn sẽ không biết xử lý ra sao nếu bị ê buốt khi niềng răng. Nhưng bạn yên tâm. Những vấn đề phát sinh trong quá trình niềng răng, bao gồm cả ê buốt răng sẽ được các bác sĩ lưu ý rõ ràng. Đồng thời, các bác sĩ chỉnh nha cũng sẽ đưa ra lời khuyên để cải thiện những vấn đề này tại nhà.
Tại Nha khoa Thúy Đức, chúng tôi hướng dẫn khách hàng niềng răng cách để giảm ê buốt bằng một số biện pháp như sau.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau của bạn là do chỉnh nha, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhẹ không kê đơn để vượt qua cảm giác khó chịu. Một số loại thuốc phổ biến như là Advil và Aleve.
Sử dụng kem đánh răng giải mẫn cảm
Để giảm bớt ê nhức răng trong những ngày đầu, bạn nên dụng kem đánh răng trị ê buốt như Sensodyne, Colgate’s Sensitive Pro-Relief hay Crest được sản xuất đặc biệt cho răng nhạy cảm. Bác sĩ niềng răng sẽ tư vấn cho bạn sản phẩm phù hợp.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng quá thô bạo sau khi niềng răng sẽ khiến cho tình trạng ê buốt dữ dội hơn, thậm chí là gây bung sứt mắc cài. Vì thế, bạn cần chải răng và dùng chỉ nha khoa thật cẩn thận, sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm mại. Hãy yên tâm vì bác sĩ chỉnh nha sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách vệ sinh răng miệng trong thời gian đeo niềng răng.
Chú ý trong vấn đề ăn uống
Nếu không muốn bị ê buốt răng nhiều hơn, hãy tránh những loại thức ăn dai, cứng, giòn. Chúng khiến răng phải dùng lực nhiều hơn và gây ra đau nhức. Những tuần đầu, ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, không quá nóng cũng không quá lạnh là tốt nhất.
Khi tình trạng răng nhạy cảm kéo dài, bạn có thể gọi điện cho bác sĩ niềng răng để được tư vấn thêm. Nếu răng bị đau, ê nhức là do kỹ thuật chỉnh nha chưa đúng thì cần phải tháo mắc cài, tiến hành chụp X-quang răng để chẩn đoán, chờ răng phục hồi mới tiếp tục thực hiện. Trong trường hợp đau dữ dội, không ngừng, bạn nên hẹn lịch với bác sĩ nha khoa tổng quát để tìm kiếm nguyên nhân thực sự. Tình trạng của bạn sẽ được điều trị tùy vào nguyên nhân.
➤ Có thể bạn quan tâm : Niềng răng nên ăn gì để không bị ê buốt răng
Invisalign – giải pháp niềng răng tuyệt vời giúp hạn chế tối đa ê buốt răng
Nếu bạn muốn tránh khỏi những khó chịu do ê buốt răng khi mới niềng răng, nhưng vẫn mong muốn được sở hữu hàm răng đều đẹp, bạn hoàn toàn có thể làm được.
Invisalign là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho những người bị ê buốt răng. Đây là phương pháp niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng trong suốt/niềng răng vô hình.
Niềng răng Invisalign được chế tạo từ SmartTrack, vật liệu trong suốt, dẻo dai giúp ôm khít răng, tác động lực đồng đều để đẩy răng theo đúng lộ trình đã định. Bạn chỉ cần duy trì việc đeo khay niềng tối thiểu 22h/ngày. Khay niềng sẽ tác động lực đều đặn lên mọi phía của răng, giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Ca niềng khó như răng hô, móm khấp khểnh cũng không hề “làm khó” được vật liệu thông minh sản xuất từ Hoa Kỳ. Tất nhiên bạn sẽ không phải chịu đau đớn do ê nhức răng gây ra.
Khay niềng này không cố định trên răng, bạn có thể tháo lắp dễ dàng khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Hơn nữa, bề mặt khay niềng hoàn toàn nhẵn mịn. Do đó, nó ít có khả năng gây kích ứng và tổn thương miệng. Bạn cũng không cần lo lắng về sự tích tụ của mảng bám hay vi khuẩn trên răng giống như mắc cài thông thường.
Mặc dù chúng tôi không thể đảm bảo chắc chắn 100% bạn sẽ không bao giờ cảm thấy khó chịu ở răng khi đeo khay niềng trong suốt, nhưng chúng tôi luôn mong muốn tìm được giải pháp phù hợp nhất giúp bạn giải thiểu tối đa những khó chịu khi niềng răng, ngay cả khi đó chỉ là tình trạng tạm thời.
Nếu còn bất kì thắc mắc nào về phương pháp niềng răng Invisalign, bạn có thể lắng nghe tư vấn của Bác sĩ Đức AAO – thuộc hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ bằng cách đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc gọi điện tới số 096 3614 566. Tại Nha khoa Thúy Đức, chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page