Câu hỏi: “Em có thói quen khi ăn thường chỉ nhai bên phải nhiều hơn vì thuận tiện và cảm giác răng bên đó cũng chắc khỏe hơn. Không biết là nhai 1 bên thì bên nào to hơn, có ảnh hưởng đến khuôn mặt hay các vấn đề khác không. Nếu em muốn loại bỏ thói quen này thì phải làm thế nào. Rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ”. (Dương Mai Loan- 30 tuổi- Hà Nội).
Trả lời
Chào bạn Dương Mai Loan. Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau.
Nhai 1 bên thì bên nào to hơn?
Nhai 1 bên khi ăn không chỉ là thói quen của bạn mà của rất nhiều người. Nếu bạn ăn nhai nhiều ở hàm bên phải thì cơ bên phải sẽ phát triển và làm cho mặt bên này to hơn, gây tình trạng mặt lệch bên phải. Điều này cũng tương tự khi nhai nhiều ở hàm bên trái.
Hậu quả khi nhai 1 bên quá lâu
Một khi mặt bị lệch, gương mặt sẽ không cân xứng, bên to bên nhỏ, đi kèm với tình trạng miệng bị méo, cằm đưa ra nhiều ở phía trước. Theo Nhân tướng học, người có khuôn mặt lệch không được đánh giá cao, không dám nghĩ lớn, làm lớn, khó thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Thực tế cũng chứng minh, những ai bị mặt lệch sẽ thấy không tự tin về nụ cười của mình, ngại giao tiếp, ngại thể hiện tài năng của bản thân.
Còn trong nghiên cứu y khoa, nhai 1 bên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường như:
- Bên hàm bạn nhai nhiều làm cho răng bị mòn hơn, còn bên không nhai hình thành nhiều vôi răng. Mảng bám, cao răng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng, viêm nha chu, làm phá vỡ mô nâng đỡ răng. Nguy hiểm hơn dẫn tới tình trạng mất răng.
- Mặt lệch nghiêm trọng: Thời gian bạn ăn nhai 1 bên càng lâu thì xương cơ mặt không thể phát triển đều. Lâu dần dẫn tới lệch cơ mặt.
- Khớp thái dương hàm bị mòn, không đều ở cả 2 bên dẫn tới sai lệch khớp cắn hoặc gây rối loạn khớp thái dương hàm.
Nguyên nhân khiến bạn nhai 1 bên
Không phải ngẫu nhiên mà bạn có thói quen ăn nhai 1 bên. Tất cả đều xuất phát từ lý do nào đó. Trước khi tìm cách khắc phục, thử tìm hiểu nguyên nhân làm cho bạn và nhiều người khác luôn ăn nhai 1 bên nhé.
- Thói quen xấu từ nhỏ: Trong giai đoạn đầu tập ăn, bé thường không nhai đồng đều cả 2 bên mà luôn đẩy thức ăn về bên phải hoặc bên trái miệng để nhai. Lâu dần các phụ huynh nghĩ răng điều này bình thường nên cũng không khắc phục.
- Mất răng hàm 1 bên quá lâu: Khi bị mất răng hàm sẽ để lại khoảng trống trên răng. Từ đó là lực nhai bị suy giảm, thậm chí khó nghiền nát thức ăn. Dùng bên kia giúp thức ăn được nghiền nhỏ và cảm giác ngon miệng hơn. Lâu dần sẽ thành thói quen.
- Khi bị đau răng: Nếu bị đau răng do sâu răng, mọc răng khôn, chấn thương một bên, bạn thấy đau nhức, khó chịu khi nhai nên việc sử dụng bên răng còn lại là điều bình thường.
Cách khắc phục nhai 1 bên hiệu quả nhất
Nếu đã nhận ra vấn đề mà bản thân gặp phải, đồng thời thấy được hậu quả của nó, bạn nên khắc phục nhai 1 bên nhanh nhất theo những cách dưới đây:
- Loại bỏ thói quen xấu:
Cố gắng nhắc nhở bản thân khi ăn phải ăn đều cả 2 bên hàm. Khi ngủ bạn cũng không nên chỉ nằm nghiêng một bên.
- Massage mặt chữa mặt lệch:
Bạn có thể học các bài massage mặt giúp cải thiện cơ mặt, đồng thời điều chỉnh được độ dốc quai hàm khi thư giãn. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn dùng tay massage vùng mặt theo chiều từ dưới cằm đưa lên và từ trong ra ngoài. Vùng trán và ngang cằm massage đường vòng tròn theo chiều kim đồng hồ.
- Châm cứu/bấm huyệt chữa mặt lệch:
Đây là phương pháp y học cổ truyền kích thích tình trạng co cơ, căng cứng dây thần kinh. Nhưng lưu ý hãy chọn lương y có kinh nghiệm sẽ giúp chữa mặt lệch hiệu quả, tránh trường hợp mặt bị co cứng, biến dạng nghiêm trọng hơn.
- Tập mewing đỡ mặt lệch:
Phương pháp này là cách luyện tập đặt lưỡi đúng vị trí giúp mặt thon gọn và cải thiện gương mặt tích cực hơn. Tuy nhiên bạn cần kiên trì khoảng 1- 2 tháng mới cho hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn ngồi thẳng lưng 1 cách thoải mái nhất. Mím môi, ngậm hai hàm trên dưới một cách thoải mái nhất.
- Sau đó đưa toàn bộ lưỡi bạn (từ cuống lưỡi đến đầu lưỡi) áp lên phần vòm miệng trên (vòm khẩu cái).
- Bạn giữ tư thế lưỡi này trong vòng vài phút và hít thở đều bằng mũi.
- Mỗi ngày dành khoảng 20- 30 phút để luyện tập nhé.
Hỏi đáp: Người bị khớp cắn ngược có nên tập Mewing?
- Niềng răng:
rường hợp nhai 1 bên bị lệch mặt do khớp cắn thì niềng răng là giải pháp tốt nhất. Các bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận tình trạng. Sau đó lên phác đồ điều trị nhanh chóng, chính xác. Sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung hay khay niềng giúp dịch chuyển các răng về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn, mang tới khuôn mặt cân đối, nụ cười tươi tắn nhất. Bạn nên chọn các địa chỉ nha khoa uy tín như Thúy Đức để sớm sở hữu hàm răng chuẩn đẹp như ý muốn.
Xem chi tiết: Niềng răng cho trường hợp lệch mặt
- Phẫu thuật:
Trong trường hợp mặt bị lệch do hàm ở mức độ nặng hơn thì can thiệp phẫu thuật là điều cần thiết. Khi đó, bác sĩ sẽ tác động tới xương hàm, di chuyển xương cằm khớp vào chính giữa nhằm tăng tính cân đối cho khuôn mặt.
Như vậy, bạn đã được giải đáp cụ thể nhai 1 bên thì bên nào to hơn rồi nhé. Cụ thể thì bên nào bạn nhai nhiều, dùng lực nhiều làm cho cơ phát triển thì bên đó mặt có cảm giác to hơn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc và cải thiện sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 - 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page