Sâu kẽ răng là vấn đề không phải hiếm gặp đối với những người đang niềng răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng tới quá trình niềng. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu và phải xử lý thế nào khi không may gặp phải. Cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Biểu hiện sâu kẽ răng khi niềng
Tương tự như sâu răng thông thường sâu kẽ răng là hiện tượng sâu răng xuất hiện ở kẽ giữa hai răng gần nhau do vi khuẩn có hại tích tụ qua mảng bám và vụn thức ăn trên răng gây nên.
Biểu hiện thường thấy nhất của sâu kẽ răng đó là sự xuất hiện của các lỗ sâu với nhiều kích thước khác nhau ở khe răng. Dấu hiệu ban đầu dễ nhận thấy nhất là răng bị đổi sang màu nâu đen ở vị trí bị sâu, răng bị ê buốt khi nhai hoặc ăn đồ lạnh. Sâu răng thường đi kèm với hôi miệng do vi khuẩn tích tụ.
Với trường hợp sâu răng nặng, vi khuẩn có thể ăn mòn răng, khiến răng mất dần và rất dễ rụng sớm. Sâu kẽ răng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống khi cản trở việc ăn uống cũng như sự tự tin trong giao tiếp do hơi thở có mùi.
Nguyên nhân bị sâu kẽ răng khi niềng
Dẫn đến tình trạng sâu kẽ răng trong khi đang niềng răng có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có thể kể đến hai nguyên nhân trực tiếp và tác động nhiều nhất đó là:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Đây nguyên nhân được xếp hàng đầu dẫn đến tình trạng sâu kẽ răng khi niềng, nhất là đối với những người niềng răng mắc cài. Như bạn đã biết, niềng răng mắc cài sẽ phải dùng đến nhiều khí cụ trong suốt quá trình niềng, chính những khí cụ này đã cản trở việc vệ sinh răng. Thức ăn mắc lại các kẽ răng không được làm sạch lâu ngày dẫn đến tích tụ vi khuẩn và gây ra sâu răng.
Thêm một thói quen nữa dễ dẫn đến sâu kẽ răng và khi niềng đó là dùng tăm xỉa răng. Tưởng chừng đây là thói quen vô hại nhưng thực tế việc xỉa răng bằng tăm thường xuyên sẽ gây hại cho răng. Do tăm xỉa răng thường có đầu rất to nên sẽ làm răng rộng dần ra, thức ăn dễ mắc vào tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại phát triển và dẫn đến sâu răng.
Đọc thêm: Dùng tăm khiến kẽ răng thưa dần phải làm sao?
Tiêu thụ nhiều thực phẩm có đường
Việc sử dụng nhiều thực phẩm có chứa đường và tinh bột trong khẩu phần ăn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu kẽ răng khi niềng nhất là ở trẻ em. Trẻ em thường rất thích ăn các loại đồ ngọt, bánh kẹo, sữa, nước có gas,… nhưng chưa có ý thức tự vệ sinh răng miệng sau khi ăn nên rất dễ bị sâu kẽ răng. Những loại thực phẩm này sẽ bám trên bề mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển.
Ngoài ra, những người đang trong thời gian điều trị bệnh phải sử dụng nhiều kháng sinh, thuốc giảm đau,… cũng có nguy cơ bị sâu kẽ răng. Thêm một nguyên nhân thường gặp đó là ở những người đang phải điều trị tiểu đường hay suy giảm hệ thống miễn dịch cũng dễ bị sâu kẽ răng hơn do môi trường trong khoang miệng thay đổi.
Xử lý sâu kẽ răng khi niềng
Để tránh sâu răng lan rộng bạn cần được phát hiện và điều trị sớm. Cách xử lý sâu kẽ răng khi niềng còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng đã phát triển đến đâu. Cụ thể như sau:
Với trường hợp sâu nhẹ:
Khi sâu răng chưa lan rộng và chỉ xuất hiện trên một vài răng thì bạn sẽ không phải tháo niềng mà vẫn điều trị được. Ở trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần bị sâu và trám lại tránh để sâu răng nặng hơn.
Với trường hợp sâu nặng:
Khi sâu răng ở mức độ nặng hơn có thể ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh, gây đau đớn thậm chí ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. Vì vậy, điều cần thiết là tháo niềng để nhổ bỏ răng sâu rồi mới tiếp tục niềng được.
Cách phòng ngừa sâu răng khi niềng
Để tránh phải nhổ răng, tốn thêm chi phí và thời gian niềng để điều trị sâu kẽ răng thì bạn cần biết những biện pháp phòng ngừa vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các biện pháp hiệu quả đó là:
Vệ sinh răng miệng khoa học
Cách đơn giản nhất để ngừa sâu kẽ răng khi niềng đó là vệ sinh răng đúng cách. Ngoài việc chải răng ít nhất 2 lần/ ngày bạn nên sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để thay thế cho tăm tre truyền thống. Khi đánh răng phải chải dọc theo thân răng, chải kỹ cả mặt trong và mặt ngoài, sau đó súc miệng lại với nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.
Để tối ưu nhất việc làm sạch răng bạn có thể sử dụng bàn chải kẽ răng chuyên dụng.
Hạn chế thực phẩm có nhiều đường
Những thực phẩm chứa nhiều đường nên được hạn chế trong các bữa ăn, nhất là bánh kẹo ngọt và thức ăn nhanh, nhiều phẩm màu. Và đừng quên vệ sinh răng sau mỗi bữa ăn nữa nhé!
Khám răng định kỳ
Khi niềng răng, chắc chắn bạn sẽ cần sự theo dõi của bác sĩ, vì vậy đừng quên lịch hẹn khám răng định kỳ để được phát hiện sớm những dấu hiệu của sâu kẽ răng, từ đó có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Như vậy, sâu kẽ răng khi niềng rất dễ để phòng tránh. Biết được những nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa vấn đề này cũng chính là một cách để bạn sớm có hàm răng đẹp chắc khỏe nữa đó! Để được tư vấn niềng răng hay giải đáp các vấn đề về niềng răng mời bạn liên hệ đến Hotline Nha khoa Thúy Đức 093.186.3366 – 096.3614.566
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page