Tiêm thuốc tê vào răng thường áp dụng trong trường hợp nhổ răng khôn hoặc điều trị tủy phức tạp. Tuy nhiên tiêm thuốc tê vào răng có ảnh hưởng gì không? Có đau không và làm thế nào để khắc phục. Nha khoa Thúy Đức sẽ giải đáp tất cả câu hỏi liên quan đến vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Tiêm thuốc tê vào răng có tác dụng gì?
- 2. Các trường hợp cần phải tiêm thuốc tê vào răng
- 3. Các bước tiêm thuốc tê vào răng chuẩn Y khoa
- 4. Các kỹ thuật gây tê trong nha khoa
- 5. Tiêm thuốc tê vào răng có đau không?
- 6. Thuốc gây tê tác dụng bao lâu?
- 7. Tiêm thuốc tê vào răng có ảnh hưởng gì không?
- 8. Khắc phục tác dụng phụ sau khi tiêm thuốc tê vào răng
1. Tiêm thuốc tê vào răng có tác dụng gì?
Tiêm thuốc tê vào răng là thủ thuật trong nha khoa dùng thuốc tê để ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh xung quanh khu vực chân răng nhằm làm mất cảm giác đau. Tuy nhiên, người bệnh vẫn còn ý thức nhận biết và tỉnh tháo khi thực hiện tiểu phẫu.
Tác dụng của tiêm thuốc tê vào răng gồm có:
– Giảm bớt cảm giác đau đớn cho người bệnh khi điều trị nha khoa.
– Giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng về tinh thần cho người bệnh nói chung.
– Giúp bác sĩ thao tác kỹ thuật một cách nhanh chóng, dễ dàng, mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
– Giảm tối đa các biến chứng không mong muốn khác.
Có thể thấy, tiêm thuốc tê vào răng giúp giải quyết nhiều vấn đề cho cả bác sĩ và bệnh nhân, là thủ thuật không thể thiếu trong nha khoa.
2. Các trường hợp cần phải tiêm thuốc tê vào răng
Để xác định có phải tiêm thuốc tê vào răng không cần sự thăm khám, kiểm tra cụ thể của các sĩ. Dưới đây là một số trường hợp cần tiêm thuốc tê vào răng.
Nhổ răng phức tạp
Nhổ răng là kỹ thuật thường gặp trong nha khoa. Tuy nhiên nhổ răng cũng chia thành nhiều loại tùy thuộc vào tình trạng, cơ địa của mỗi người.
Trường hợp nhổ răng sữa thông thường nếu không quá phức tạp, bệnh nhân có sức khỏe tốt, bác sĩ sẽ không cần phải tiêm thuốc tê vào răng mà chỉ cần chấm thuốc tê quanh chân răng là thực hiện được.
Trường hợp răng sữa hoặc răng vĩnh viễn bị lung lay, sâu nặng, viêm nhiễm, bác sĩ cần tiến hành tiêm thuốc tê trước khi nhổ mới đảm bảo không làm cho người bệnh thấy đau đớn.
Ngoài ra còn một trường hợp khác bắt buộc phải tiêm thuốc tê vào răng là nhổ răng khôn. Răng khôn hay răng số 8 mọc khá muộn và chen lấn với các răng khác. Chân răng số 8 thường mọc ngầm, mọc lệch, mọc xiên xẹo, thậm chí các chân còn cong vênh rất phức tạp.
Bác sĩ sẽ phải chụp X-quang răng cẩn thận, xem xét kỹ tình hình và tiêm thuốc tê vào chân răng trước khi tiểu phẫu. Tùy vào tinh trạng răng và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ có mức điều chỉnh thuốc tê cho phù hợp.
Xem thêm: Nhổ răng có cần xét nghiệm máu không?
Điều trị tủy răng
Tủy răng là mô liên kết đặc biệt bao gồm mạch máu và các dây thần kinh, nằm trong hốc tủy, được bao quanh bởi ngà răng, men răng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, tủy của bạn gặp vấn đề và phải điều trị tận gốc.
Chữa tủy răng được biết tới là quá trình loại bỏ phần tủy răng bị hỏng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, tạo dạng và hàn kín lại hệ thống ống tủy. Trước đó, kỹ thuật tiêm thuốc tê vào răng được áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa cảm giác đau cho người bệnh.
Căn cứ vào vị trí của răng, bác sĩ chuẩn bị lượng thuốc tê để tiêm cho phù hợp. Cụ thể:
– ½ ống cho các răng cửa hàm trên.
– ½ ống phía trong và ½ ống phía ngoài cho các răng cửa hàm dưới.
– Thêm ½ ống tiêm chóp bên chân trong cho răng nhiều chân hàm trên. Điều này phòng trừ trường hợp thuốc tê không thấm được đến chóp chân trong.
– Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiêm bổ sung bằng kỹ thuật gây tê trực tiếp vào tuỷ.
3. Các bước tiêm thuốc tê vào răng chuẩn Y khoa
Nhiều người băn khoăn và cảm thấy hơi lo lắng không biết tiêm thuốc tê vào răng được thực hiện như thế nào. Điều này sẽ bao gồm các bước chuẩn Y khoa dưới đây:
- Bước 1: Trước tiên, bác sĩ thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh. Sau đó xác định phương pháp điều trị chính xác nhất.
- Bước 2: Tiếp đến, bác sĩ cùng y tá tiến hành sát khuẩn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Bước 3: Sau đó, bác sĩ dùng kim tiêm chuyên dụng và bơm trực tiếp thuốc tê vào vị trí răng cần điều trị.
- Bước 4: Bạn cần chờ thuốc ngấm trong một khoảng thời gian nhất định. Đợi khi thuốc đã ngấm, bác sĩ mới tiến hành điều trị theo kế hoạch đã định trước.
Các loại thuốc gây tê được dùng hiện nay có Novocain, Lidocain, Procain, Xylocain. Trong đó, Xylocain là thuốc tê mạnh nhất được dùng dưới dạng dung dịch để tiêm hoặc bôi trực tiếp lên chỗ răng cần nhổ.
Lưu ý, tiêm thuốc tê vào răng áp dụng cho các trường hợp người bệnh khỏe mạnh, không có bệnh lý liên quan tới tim mạch, huyết áp,…
4. Các kỹ thuật gây tê trong nha khoa
Trong nha khoa, kỹ thuật gây tê được chia thành nhiều phương pháp đa dạng, nhất là điều trị tủy. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng biệt và còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.
– Kỹ thuật gây tê cận chóp
Kỹ thuật gây tê cận chóp răng tiến hành tiêm thuốc vào vùng mô liên kết dưới niêm mạc tương ứng. Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải xác định chính xác vị trí của chóp răng. Thuốc tê sẽ thấm qua xương vỏ và màng xương rồi tiến sâu vào vùng xương tủy răng để tạm thời làm tê liệt dây thần kinh.
– Kỹ thuật gây tê dây chằng
Dây chằng được biết tới là bó mô liên kết giữa răng và xương ổ răng. Sau khi đã tiêm thuốc tê vào dây chằng, nó sẽ thông qua lỗ rỗng ngấm qua bờ xương ổ răng, vùng tủy xương. Tiếp theo là tới hệ thống mạch máu xung quanh liên kết trực tiếp với tuỷ răng. Kỹ thuật này tuy phát huy tác dụng nhanh nhưng không kéo dài được lâu. Bác sĩ thường kết hợp chung với phương pháp gây tê khác nhằm tăng hiệu quả tốt hơn.
– Kỹ thuật gây tê trực tiếp vào tủy
Kỹ thuật gây tê trực tiếp vào tủy sẽ mở thông buồng tủy, đưa trực tiếp thuốc tê vào. Bác sĩ phải là người thực sự có kinh nghiệm vững vàng mới thực hiện được và chỉ làm trong trường hợp cần thiết.
– Kỹ thuật gây tê gai Spix
Kỹ thuật gây tê gai Spix phổ biến với người cần nhổ hoặc trồng răng. Có 2 kiểu gây tê spix là: gây tê trực tiếp và gây tê gián tiếp.
5. Tiêm thuốc tê vào răng có đau không?
Tiêm thuốc tê vào răng có đau không là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm nhất hiện nay. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì quá trình tiêm thuốc sẽ tác động trực tiếp vào vùng nướu.
Như bạn đã biết thì tiêm thuốc tê rất quan trọng tạo điều kiện cho bác sĩ tiến hành thủ thuật thành công và giúp xoa dịu cơn đau đáng kể cho người bệnh.
Trước khi tiêm thuốc tê, bác sĩ sẽ tiến hành bôi hoặc xịt thuốc tê lên vùng răng cần nhổ. Thuốc tê sẽ có tác dụng ức chế dây thần kinh cảm giác những vùng răng mà thuốc tiếp xúc. Khi thực hiện tiêm thuốc tê vào răng, thời gian diễn ra rất ngắn chỉ khoảng 30s đến 1 phút. Người bệnh có thể cảm thấy hơi nhói khi mũi tiêm chạm vào xương. Sau đó sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cảm thấy đau đớn hay ê buốt.
Ngoài ra, tiêm thuốc tê vào răng đau hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Do vậy hãy cân nhắc địa chỉ khám nha khoa uy tín nhằm tránh những phiền phức về sức khỏe nhé.
6. Thuốc gây tê tác dụng bao lâu?
Thuốc gây tê tác dụng bao lâu là câu hỏi tiếp theo mà nhiều người băn khoăn khi mà ai cũng sợ đau. Thực chất, thuốc tê tác dụng bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như liều lượng thuốc tê bác sĩ sử dụng, cơ địa của mỗi người và trường hợp cần dùng thuốc tê. Ví dụ như:
– Với nhổ răng thông thường, thời gian thuốc tê kéo dài khoảng từ 10- 20 phút.
– Với nhổ răng khôn, răng phức tạp hơn, thời gian thuốc tê kéo dài khoảng từ 30- 60 phút.
– Với điều trị tủy, thời gian thuốc tê kéo dài khoảng từ 60- 90 phút.
Sau khi đã hết thuốc tê, bạn vẫn cảm giác hơi tê tê kéo dài thêm khoảng 1- 2 tiếng nữa. Tiếp đến mới có cảm giác bị đau.
7. Tiêm thuốc tê vào răng có ảnh hưởng gì không?
Tiêm thuốc tê vào răng tương đối an toàn và thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Điều kiện là bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không bị các bệnh liên quan đến đông máu, tim mạch,… Bên cạnh đó, cơ sở nha khoa thực hiện phải uy tín, thuốc tê có chất lượng tốt, đã được kiểm định an toàn.
Tuy nhiên theo khuyến cáo của bác sĩ, trong một số trường hợp rất ít, thuốc tê tiêm vào răng có thể xảy ra một số tác dụng phụ. Ví dụ như:
– Mô nướu bị sưng và đau
Trước tiên, tiêm thuốc tê vào răng có thể làm cho mô nướu bị sưng và đau nếu bác sĩ thực hiện tay nghề yếu kém. Lý do phần lớn là bác sĩ tiêm thuốc quá nhanh, mạnh hoặc áp lực tiêm cao từ đó dẫn tới các tổn thương không đáng có. Tiêm thuốc cần chậm, nhẹ nhàng, khéo léo và cẩn thận sẽ giúp tránh tình trạng bị sưng đau.
– Bị sốc thuốc tê
Bị sốc thuốc tê là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi tiêm thuốc tê vào răng. Sốc phản vệ được cho là tình trạng cơ thể phản ứng một cách dị biệt với các chất lạ được đưa vào cơ thể. Sau đó chúng gây ra những biểu hiện như đau rát, ngứa cổ họng, nôn mửa, thở gấp, tụt huyết áp,…
Tình trạng này có thể xảy ra trong vài phút tới vài tiếng đồng hồ. Nguy hiểm hơn nếu không xử lý kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Đó là lý do vì sao bạn phải chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín. Nếu lỡ may tìm phòng khám có bác sĩ thiếu kinh nghiệm thực hiện thì khi gặp các trường hợp sốc phản sẽ không biết cách xử lý kịp thời.
Chảy máu sau khi tiêm thuốc tê do kim đâm vào mạch máu nào đó, nếu kim tiêm nhầm vào tĩnh mạch thì rút kim ra máu sẽ chảy còn tiêm vào động mạch thì máu sẽ tràn vào ống tiêm. Hiện tượng này có thể khiến bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê gây tử vong, rất nguy hiểm.
– Bị dị ứng với thuốc tê
Bị dị ứng thuốc tê thực ra là tác dụng phụ rất hiếm gặp trên toàn thế giới. Theo ước tính thì chỉ chưa tới 1% số người tiêm thuốc gặp phải tình trạng này. Dị ứng thuốc tê có triệu chứng gần giống với sốc phản vệ nên thường bị nhầm lẫn với nhau.
Trừ trường hợp tiêm thuốc tê bị sưng đau dễ xảy ra nhất, còn sốc phản vệ và dị ứng thuốc rất hiếm khi xảy ra với khách hàng. Để đảm bảo quá trình thăm khám, thực hiện tiểu phẫu diễn ra an toàn, hiệu quả, bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng.
8. Khắc phục tác dụng phụ sau khi tiêm thuốc tê vào răng
Nếu sau khi tiêm thuốc tê vào răng và hết tê khoảng 1- 2 tiếng mà thấy nướu lợi bị sưng, bạn nên chườm đá ngay. Điều này nhằm làm chậm quá trình lưu thông máu đến vết thương. Bạn sẽ cảm thấy bớt đau hơn. Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Trước tiên, bạn chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch mỏng. Sau đó cho vài viên đá vào rồi bọc lại.
– Bước 2: Bạn chườm bọc đá xung quanh má vị trí bị sưng đau. Chườm khoảng 5- 10 phút thì cho ra. Nghỉ ngơi một chút. Sau đó bạn lại chườm tiếp cho đến khi cảm thấy tốt hơn.
Còn trong trường hợp thấy nướu lợi hoặc vết thương có hiện tượng khác thường như chảy máu không ngừng, cơ thể cảm thấy choáng váng, buồn nôn,… thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page