Khi tìm hiểu về niềng răng, chắc hẳn bạn đã nghe thấy những cụm từ như cắm vít, Minivis rồi phải không? Đa phần các bạn niềng răng đều cảm thấy e ngại khi biết trường hợp của mình phải cắm vít hay nhổ răng vì sợ đau. Tuy nhiên 2 thủ thuật này rất thường gặp để tạo neo chặn di chuyển răng hay tạo khoảng trống sắp xếp đều các răng. Để các bạn có thể hiểu hơn về Minivis, các trường hợp cần sử dụng Minivis, quy trình như thế nào, theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Thúy Đức nhé!
Mục lục
Minivis là gì?
Minivis trong chỉnh nha còn được gọi là vít niềng răng là phát minh tuyệt vời của ngành nha khoa hiện đại. Minivis được thiết kế giống như một chiếc ốc vít siêu nhỏ, được làm từ vật liệu Titanium hoàn toàn tương thích với cơ thể con người vì vậy rất an toàn. Tuy nhiên có nhiều người vẫn nhầm lẫn Minivis với các trụ mini implant trong trồng răng giả.
Trên thực tế chỉ cần để ý một chút bạn sẽ nhận thấy hai sản phẩm này có sự khác biệt ở phần đầu của chúng. Với trụ mini implant sẽ có dạng đầu tròn và thuôn, còn vít chỉnh nha vì cần sử dụng để neo giữ lò xò cho nên đầu và thân trụ sẽ được thiết kế lõm hơn để tăng khả năng neo bám. Thậm chí có nhiều Minivis còn được thiết kế hẳn lỗ để móc.
Như chúng ta đều đã biết niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất để cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của những người bị răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc,… Trong quá trình chỉnh nha bác sĩ cần sử dụng tới rất nhiều các khí cụ như mắc cài, dây cung, thun, minivis (lưu ý không phải trường hợp nào cũng cần tới minivis). Việc sử dụng minivis giúp cho việc niềng răng được tốt hơn, kiểm soát được lực kéo cân bằng, chính xác hơn cũng như mang lại hiệu quả chỉnh nha cao hơn.
Ví dụ có những ca chỉnh nha mất 18 – 36 tháng tuy nhiên nếu có sự hỗ trợ của minivis thời gian sẽ được rút ngắn lại còn từ 1,5 – 2 năm. Sau khi gắn mắc cài được 3 – 6 tháng, bác sĩ sẽ tiến hành đặt minivis. Vị trí cắm minivis thường ở vị trí răng số 5 số 6, thậm chí nhiều trường hợp sẽ cắm ở răng cửa hàm trên để tạo lực nắn chỉnh và đưa răng về đúng vị trí mong muốn.
Trong các phương pháp niềng răng thì niềng răng mắc cài kim loại thường sẽ cần tới sự hỗ trợ của minivis, số lượng minivis là 4 cái chia đều cho cả hai hàm trên và dưới. Để biết được chính xác số lượng vis, thời gian cắm vít cũng như hiệu quả cho trường hợp của mình như thế nào các bạn cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Cắm minivis có đau hay không?
Việc cắm vis để niềng răng không những giúp giảm thời gian điều trị mà còn tăng hiệu quả niềng răng như mong muốn, là một khí cụ không thể nào thiếu đối với những trường hợp niềng răng khó. Mặc dù minivis có vai trò và lợi ích tuyệt vời như vật nhưng không phải ai cũng dũng cảm chấp nhận cắm minivis vì họ đều sợ đau. Vậy cắm minivis có đau không?
Theo các bác sĩ chuyên ngành chỉnh nha cho biết, kỹ thuật cắm minivis vào xương hàm cũng giống với kỹ thuật cấy trụ implant. Tuy nhiên kỹ thuật cắm minivis đơn giản hơn nhiều vì minivis có kích thước khá nhỏ, chỉ cắm trên bề mặt cung hàm mà thôi vì thế sẽ ít mang lại cảm giác đau đớn hay khó chịu cho khách hàng.
Thời gian bắt một chiếc vít có thể kéo dài khoảng 10 phút. Sau khi bắt vít bạn không cần phải quá lo lắng bởi sẽ chỉ có chút cảm giác hơi ê nhẹ chứ không hề đau kinh khủng như nhiều bạn vẫn tưởng tượng. Nếu bạn cảm thấy đau nhức sau khi bắt vít bạn cần phải tới trực tiếp nha khoa để được thăm khám cẩn thận.
Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn sau khi cắm vít bởi minivis chỉ được gắn vào xương hàm, hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới nướu răng, lợi hay niêm mạc. Tuy nhiên bạn cần phải lựa chọn cẩn thận địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm thì các thao tác đặt minivis sẽ chuẩn xác và đơn giản, hạn chế tối đa cảm giác đau nhức cho khách hàng.
Những trường hợp nào cần phải cắm minivis?
Đối với các trường hợp răng bị hô, vẩu, răng mọc chìa ra ngoài làm khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ, cung hàm không cân đối, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để làm lực kéo nắn chỉnh răng về vị trí đúng sao cho đều và đẹp hơn. Tuy nhiên trong trường hợp răng quá vênh, răng vẩu nặng, răng chìa ra ngoài quá nhiều thì sẽ cần sử dụng minivis để tạo chốt cố định tăng lực kéo chỉnh răng.
Trong nhiều trường hợp, khi khách hàng bị mất răng, cụ thể là răng số 6 – là điểm cố định quan trọng trong quá trình niềng răng thì bác sĩ sẽ có chỉ định cho cắm minivis để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình niềng răng được diễn ra một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Đối với nhiều ca niềng răng thường phải nhổ răng số 4 để lấy khoảng trống kéo răng về vị trí đúng, điều này sẽ cần có sự hỗ trợ của các khí cụ để răng di chuyển được tốt hơn. Trong trường hợp xương hàm quá cứng, răng di chuyển sẽ chậm vì thế cần phải cắm minivis để lấp các khoảng trống của răng đã bị nhổ. Nhờ minivis mà khả năng bồi lắp khoảng trống trên cung hàm sẽ nhanh hơn, quá trình chỉnh nha vì thế mà rút ngắn được tối đa thời gian.
Lợi ích của cắm minivis so với cách làm truyền thống
Việc cắm minivis tạo ra một neo chặn vững chắc để đẩy lùi khối răng trước và cả xương ổ răng từ đó có tác dụng chống hô móm một cách hiệu quả nhất. Trước đây khi minivis chưa ra đời, việc kéo đẩy răng khó khăn và có nhiều rủi ro hơn, cấy vít đã khắc phục được điều đó và giúp điều trị hiệu quả cười hở lợi bằng niềng răng mà những khí cụ truyền thống không thể làm được.
Ngoài ra cấy minivis còn giúp rút ngắn thời gian của một ca điều trị xuống thấp đáng kể, bác sĩ không cần phải thiết kế các hệ thống đặt lực phức tạp, việc điều trị được đơn giản hóa và hạn chế tối đa để lại biến chứng.
Cắm minivis có gây ra biến chứng gì nguy hiểm không?
Về cơ bản việc cắm minivis là an toàn, tuy nhiên nếu không làm tại cơ sở uy tín, chất lượng thì có thể sẽ gặp phải những biến chứng như:
Vít bị rơi ra sau khi cấy vài ngày: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho vít bị rơi, ví dụ do cơ địa của bạn bị dị ứng kim loại, mô niêm mạc di động, chân răng mọc quá sít nhau dẫn tới khi cấy vít bị cấy sát vào chân răng, vào vùng dây chằng. Nếu vít bị rơi ra bác sĩ sẽ cấy lại vào vị trí khác, hoặc chờ tới khi hết viêm thì sẽ cấy lại.
Vít bị cấy lạc vào chân răng khiến bạn bị đau nhức. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ di răng ra xa để mở rộng thêm khoảng trống, hoặc rút ra cấy lại cho bạn.
Chi phí cắm vít là bao nhiêu?
Chi phí cắm minivis bao nhiêu còn phụ thuộc vào từng phác đồ điều trị của nha sĩ, tại Nha khoa Thúy Đức giá của một minivis là 1.500.000đ. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng miệng của bệnh nhân để tính toán và dự trù số lượng minivis cần cắm để bạn có thể hoạch định tài chính cho toàn bộ ca niềng răng của mình.
Có thể nói sử dụng minivis là tiến bộ vượt trội của nha khoa hiện đại, chính vì thế việc sử dụng minivis rất có lợi cho ca niềng răng của bạn. Sẽ thật đáng tiếc nếu nha sĩ không biết sử dụng minivis trong việc điều trị chỉnh nha cho khách hàng.
Những điều cần lưu ý sau khi cắm minivis chỉnh nha
Sau khi bác sĩ cắm minivis chỉnh nha bạn cần phải chú ý tới việc vệ sinh chăm sóc để giảm thiểu tối đa sự đau đớn, làm tăng tốc quá trình chỉnh răng và tránh những biến chứng răng miệng nguy hiểm. Cụ thể cần lưu ý những điều sau:
- Chườm đá lạnh: Sau khi cắm minivis bạn nên chườm đá một cách liên tục trong nhiều giờ sẽ giúp giảm đau và sưng hiệu quả, cứ chườm 15 phút sau đó nghỉ 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Hãy uống thuốc theo đúng liều và chỉ định của bác sĩ điều trị để vết thương sau khi cắm minivis được hồi phục một cách nhanh nhất.
- Ăn uống một cách khoa học: Không được ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá cứng, chỉ ăn những thực phẩm mềm là cháo, súp, yến mạch, sữa,… để vết thương nhanh hồi phục hơn.
- Vệ sinh răng miệng đúng kỹ thuật: Lưu ý 24 giờ đầu tiên sau khi cắm vít không nên đánh răng mà hãy sử dụng nước muối loãng để súc miệng. Sau 24 giờ đầu thì đánh răng một cách nhẹ nhàng để không tác động mạnh vào vết thương tránh làm vết thương lại chảy máu.
Lưu ý nếu thấy bất kỳ một dấu hiệu nào không ổn sau khi bắt vít bạn cần phải tới nha khoa ngay lập tức để bác sĩ có thể kiểm tra và xử lý một cách kịp thời.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page