Với những người đang niềng răng mắc cài chắc chắn không còn xa lạ với thun niềng răng. Thun niềng răng có nhiều loại khác nhau và tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ chỉnh nha sẽ dùng một hay nhiều loại sao cho phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một trong những loại thun niềng răng được sử dụng phổ biến nhất, đó là thun liên hàm. Cùng bắt đầu ngay nào!
Mục lục
Thun liên hàm là gì?
Thun liên hàm là một chiếc vòng cao su, có độ đàn hồi cao, được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới nhằm tạo lực kéo các răng tốt hơn.
Loại khí cụ này thường được sử dụng trong phương pháp niềng răng mắc cài thông thường. Còn riêng với phương pháp niềng mắc cài tự động, nhờ có các nắp trượt tự động nên không cần dùng đến thun liên hàm nữa. Thun liên hàm sẽ được móc trực tiếp vào các móc trên các mắc cài, nhưng trong một vài trường hợp chúng sẽ được gắn vào minivis để điều chỉnh răng.
Về chất liệu, thun liên hàm được sản xuất từ loại cao su tự nhiên được tìm ra từ nhiều năm trước đây tại các nền văn hóa như Inca hay Maya. Sau đó, được Nhà hóa học người Mỹ – Charles Goodyear chế tạo và sản xuất thành các loại dây thun như ngày nay. Trong chỉnh nha, việc sử dụng chất dẻo để điều chỉnh vị trí các răng do Henry Albert Baker (bác sĩ chỉnh nha quốc tịch mỹ) tiên phong.
Tuy nhiên, do cao su tự nhiên nhanh chóng mất tính đàn hồi khi hấp thụ nước nên nhựa tổng hợp được phát triển vào những năm 1960 đã trở nên phổ biến trong điều trị chỉnh nha.
Về chủng loại, có 3 loại thun niềng hàm được dùng nhiều nhất trong nha khoa, đó là:
- Thun liên hàm loại I: là loại thun thường được dùng ở các khe hở của răng.
- Thun liên hàm loại II: được sử dụng từ răng hàm dưới thứ nhất cho đến răng nanh hàm trên.
- Thun liên hàm loại III: được sử dụng để chỉnh sửa khe hở dưới bằng cách rút lại răng dưới và nâng răng phía trên lên.
Thun liên hàm có tác dụng gì?
Tác dụng chính của thun liên hàm đó là điều chỉnh lại khớp cắn giữa hai hàm với nhau, ngoài ra thun liên hàm còn có tác dụng kéo răng khểnh, răng mọc lệch hoặc các răng mọc không trên cung răng về vị trí đúng của chúng.
Hệ thống mắc cài và dây cung sẽ tác dụng một lực liên tục lên răng trong suốt thời gian niềng răng, nhờ đó mà răng được sắp xếp đều hơn theo thời gian. Tuy nhiên, răng chỉ đều trên phạm vi từng hàm, lúc này cần có sự tham gia của thun liên hàm nhằm căn chỉnh khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới.
Vì vậy, các sợi thun liên liên hàm sẽ được mắc nối từ các mắc cài hàm trên xuống hàm dưới đồng thời tạo lực kéo răng về vị trí đúng và giúp các răng tương ứng ở mỗi hàm cân đối với nhau.
Những lưu ý khi đeo thun liên hàm
Khi được chỉ định phải đeo thun liên hàm bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn bác sĩ chỉnh nha để có kết quả niềng răng tốt nhất và răng dịch chuyển theo đúng lộ trình. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được một vài lưu ý sau đây:
Đeo thun liên hàm thường khiến răng bị đau
Trong thời gian đầu sau khi đeo thun liên hàm chắc hẳn bạn sẽ phải trải qua một chút cảm giác khó chịu và đau đớn do tác dụng lực của dây thun lên răng để kéo răng về đúng vị trí. Vì vậy, đây là điều rất bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Trải qua thời kỳ này bạn sẽ thấy được tác dụng rõ ràng của những sợi thun liên hàm đó! Việc bạn cần làm là đảm bảo đeo thun đều đặn và đúng cường độ để chúng phát huy tác dụng của mình tốt nhất. Trong trường hợp cơn đau quá không giảm bớt bạn có thể dụng thuốc giảm đau hoặc tốt hơn hết là tham khảo ý kiến bác sĩ để có điều chỉnh phù hợp nhé!
Giai đoạn nào cần đeo thun liên hàm?
Giai đoạn cần dùng đến thun liên hàm ở mỗi người là khác nhau vì phải phụ thuộc vào tình trạng răng. Vì vậy, có trường hợp phải đeo thun liên hàm ngay từ khi bắt đầu niềng, cũng có trường hợp sau 3 – 4 tháng mới cần đến. Tóm lại, việc sử dụng thun liên hàm vào thời điểm nào nằm trong chuyên môn của bác sĩ nên bạn cần được thăm khám và chỉ dẫn rõ ràng để có kết quả tốt nhất.
Thời gian đeo thun liên hàm của mỗi người cũng không giống nhau. Khớp cắn và răng sai lệch càng nhiều thì thời gian phải đeo thun càng lâu khoảng 2 tháng hoặc 1 năm.
Đeo thun liên hàm khi ăn có được không?
Đeo thun liên hàm khi ăn sẽ gây ra sự vướng víu bất tiện, hơn nữa, nếu không may thun bị tuột trong lúc nhai bạn có thể nuốt phải.
Đọc thêm: Nuốt thun niềng răng có bị gì không?
Vậy nên lời khuyên là bạn nên tháo thun mỗi khi ăn để không gặp những rắc rối không đáng có và có bữa ăn ngon miệng hơn. Việc tháo hay đeo thun liên hàm cũng tương đối đơn giản, bạn có thể tự thực hiện được tại nhà.
Xử trí khi thun liên hàm bị tuột
Thun liên hàm nên được thay mới hàng ngày để đảm bảo vệ sinh và tính đàn hồi của thun. Lần đầu các bác sĩ sẽ giúp bạn đeo và hướng dẫn bạn đeo thun tại nhà, việc này cũng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đeo đúng loại thun theo chỉ dẫn và không tự ý đeo 2 hay nhiều thun một lúc. Điều này không những không giúp răng dịch chuyển nhanh hơn mà còn gây hại đến chân răng.
Để đeo thun liên hàm bị tuột bạn có thể đứng trước gương, mở miệng và nhìn vào răng cần đeo thun. Sau đó, tùy theo thói quen mà bạn dùng cả hai tay hoặc một tay để kéo dây chun ra và đặt lại vào đúng vị trí mà bác sĩ đã đặt trước đó.
Như vậy, thun liên hàm là một trong những khí rất quan trọng trong quá trình niềng răng. Trên đây là một vài thông tin hữu ích về thun liên hàm mà có thể bạn đang tìm kiếm. Để được tư vấn nhiều hơn về niềng răng, mời bạn liên hệ đến Hotline của Nha khoa Thúy Đức 093.186.3366 – 096.3614.566 để được đặt lịch tư vấn với bác sĩ.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page