Hầu hết mọi người lầm tưởng rằng công dụng duy nhất của niềng răng chỉ là để mang lại một nụ cười đẹp. Nhưng thực ra, tính thẩm mỹ của hàm răng không phải lúc nào cũng là điều kiện quyết định xem một người có cần niềng răng hay không. Vì vậy, nếu như bạn đang muốn biết liệu mình có thực sự nên niềng răng và khi nào cần thực hiện, thì hãy xem những giải đáp chi tiết của Nha khoa Thúy Đức ở bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Bạn có nên niềng răng hay không?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung hay thun buộc hoặc khay niềng trong suốt để tạo lực lên răng, giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng, với những ưu nhược điểm khác nhau, để xem chi tiết bạn có thể đọc bài viết: Mọi điều cần quan tâm về các phương pháp niềng răng
Thông thường, đối tượng phù hợp để niềng răng đó là:
- Những người có hàm răng khấp khểnh, chen chúc, lệch lạc, hô, móm, răng thưa.
- Những người có hàm răng với khớp cắn lệch, không cân xứng với phần còn lại của khuôn mặt.
- Những người bị mất răng (do gãy rụng) hoặc thừa răng trên cung hàm.
- Những người gặp vấn đề như khó ăn nhai, khi ăn thường xuyên phát ra âm thanh, hay phải thở bằng miệng, rối loạn khớp hàm.
Việc niềng răng được coi như một biện pháp thẩm mỹ hoặc một biện pháp y tế tùy vào mỗi trường hợp.
Có thể bạn sở hữu một hàm răng không đều đặn hoàn toàn nhưng nếu nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay vấn đề ăn uống, vấn đề vệ sinh răng miệng thông thường, và hơn hết, nếu bạn hài lòng với nụ cười của mình thì bạn không nhất thiết phải niềng răng.
Nhưng nếu bạn không hài lòng với nụ cười của mình, thì niềng răng thẩm mỹ cũng có nhiều lợi ích. Một nụ cười tự tin là nền tảng cho sự thành công trong cuộc sống, từ học tập, công việc, cho tới các mối quan hệ. Do đó, không có gì lạ khi ngày nay càng có nhiều người trưởng thành tìm tới các trung tâm chỉnh nha để niềng răng vì mục đích thẩm mỹ.
Mặt khác, chỉnh nha sẽ là cần thiết với tình trạng răng miệng của một số người khi nó cản trở vấn đề ăn nhai, làm cho việc vệ sinh răng miệng hằng ngày khó khăn hơn. Nếu răng chen chúc quá nhiều thì chúng sẽ không được làm sạch hiệu quả. Mảng bám và cao răng có thể hình thành nhiều hơn ở những nơi bị che khuất làm tăng nguy cơ sâu răng và mắc các bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó, các răng không khớp với nhau đúng cách khi đóng hàm – một vấn đề gọi là lệch lạc hay “khớp cắn xấu” – có thể gây ra các vấn đề về nhai và nuốt. Sự sắp xếp răng kém hài hòa không chỉ gây trở ngại khi phát âm mà còn gây căng thẳng quá mức lên cơ hàm, khiến một số người bị đau đớn hoặc khó nhai trong khi ăn uống. Vì vậy, rõ ràng là những tình trạng này cần được can thiệp bằng cách niềng răng với mục đích điều trị y tế nhiều hơn chỉ là giải quyết nhu cầu thẩm mỹ.
Dù bạn mong muốn niềng răng vì mục đích thẩm mỹ hay bất kỳ mục đích nào khác thì mục tiêu cuối cùng của các phương pháp chỉnh nha là giúp người dùng đạt được một khớp cắn khỏe mạnh. Răng sai khớp cắn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Vì thế, có nên niềng răng hay không là tùy thuộc vào bạn, nhưng trước khi quyết định hãy tham khảo tư vấn chi tiết từ bác sĩ chỉnh nha chuyên nghiệp để xác định giải pháp tối ưu nhất cho bản thân.
2. Những trường hợp nào không nên niềng răng?
Niềng răng đã được chứng minh là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc làm thẳng răng và khắc phục các vấn đề nha khoa khác. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải ai cũng phù hợp để niềng răng. Cho nên, nếu như bạn đang có ý định niềng răng, bạn cần xem xét 3 trường hợp dưới đây để biết được mình có đủ điều kiện để thực hiện hay không.
2.1. Những người mắc bệnh viêm nha chu quá nặng
Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm tại các tổ chức xung quanh răng gồm có: lợi, xi măng răng, dây chằng nha chu, xương ổ răng; từ đó khiến cho răng mất liên kết với các tổ chức nâng đỡ chân răng.
Khi mức độ viêm nghiêm trọng, răng sẽ dần dần yếu đi, lợi có xu hướng tụt xuống, răng lung lay, xương răng bị tiêu. Lúc đó, việc niềng răng sẽ không thể hiệu quả. Bởi, niềng răng thường sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực kéo trên răng, giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Nhưng nếu như răng không đảm bảo được độ chắc chắn thì các khí cụ chỉnh nha này không thể phát huy tác dụng.
Thế nên, để có thể niềng răng, bạn cần được điều trị dứt điểm tình trạng viêm nha chu nhằm ngăn ngừa biến chứng tiêu xương răng, mất răng trước khi thực hiện.
Đọc thêm: Răng bị sâu có niềng được không?
2.2. Những người gắn răng giả, bọc răng sứ
Những người đang có răng giả hay răng sứ cũng không phù hợp để niềng răng.
Thứ nhất là do bề mặt răng giả, răng sứ không có độ bám dính tốt như răng thật. Do đó, quá trình gắn keo lên bề mặt răng để cố định mắc cài sẽ rất khó khăn để thực hiện.
Một điều quan trọng nữa cần lưu ý đó là mão răng sứ và cùi răng thật không đồng bộ với nhau, vì vậy trong trường hợp gắn được mắc cài thành công thì lực kéo của dây cung sẽ tác động chủ yếu lên thân răng sứ. Khi đó, răng sứ có thể bị tuột ra và không thể di chuyển đúng hướng theo dự kiến ban đầu của bác sĩ chỉnh nha. Không những vậy, cùi răng thật bên trong có thể bị đau nhức, ê buốt nếu như răng sứ không ôm sát vào cùi răng. Nó sẽ khiến bạn khó chịu nhiều trong ăn uống và giao tiếp.
Với những người cấy ghép răng giả implant, việc chỉnh nha hoàn toàn không thể thực hiện được bởi implant (chân răng nhân tạo – có hình dạng như một chiếc ốc vít nhỏ, được làm từ chất liệu Titan có tính tương thích sinh học với xương người) đã được cố định trên khung hàm. Lực kéo của mắc cài khó có thể di chuyển được implant, kể cả trong trường hợp có thể di chuyển thì sẽ làm hỏng implant dẫn tới nhiễm trùng khu vực cấy ghép chiếc răng giả đó.
Đọc thêm: Răng yếu có niềng được không?
2.3. Trường hợp mắc một số bệnh lý toàn thân
Mặc dù không có vấn đề bất thường ở răng, nhưng một số đối tượng sau dù muốn cũng không thể niềng răng được, đó là những người mắc phải một số bệnh lý toàn thân như là: bệnh tim mạch, động kinh, đái tháo đường, ung thư máu…
Lý do những người mắc bệnh ung thư máu hay tiểu đường không thể chỉnh nha được là bởi hệ miễn dịch của họ rất yếu, do đó khả năng chống lây nhiễm rất kém. Nếu răng miệng có tổn thương, dù là tổn thương nhỏ nhưng vết thương sẽ rất lâu lành, đồng thời lại dễ bị nhiễm trùng cục bộ. Ngoài ra, những người có tiền sử bị động kinh hay bệnh tim cũng chống chỉ định với các phương pháp niềng răng.
→ Chính vì những lý do trên, trước khi quyết định chỉnh nha bạn cần phải kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe răng miệng để biết được mình có phải đối tượng phù hợp hay không.
3. Niềng răng có nguy hiểm không?
Trên thực tế, niềng răng được đánh giá là phương pháp chỉnh nha hiện đại và an toàn hàng đầu giúp khắc phục các bất thường về răng như sai lệch khớp cắn, răng lệch lạc, răng hô, móm, thưa…Tuy nhiên, bất kì phương pháp nào cũng đều tồn tại tỷ lệ rủi ro nhất định. Nhưng rủi ro là không có, ít hoặc nhiều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của bác sĩ chỉnh nha, bởi đây là kỹ thuật đặc biệt phức tạp, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, những người niềng răng cũng cần tuân thủ nghiêm túc và đúng cách các hướng dẫn chăm sóc răng miệng trong quá trình chỉnh nha, để đạt được kết quả tốt nhất, nhằm ngăn chặn những nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra.
Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy ra khi niềng răng mà bạn cần chú ý:
Tổn thương mô mềm tại má, môi và lợi do tiếp xúc với mắc cài. Đây là vấn đề xảy ra phổ biến nhất khi niềng răng, nhất là trong những tuần đầu, nhưng không quá đáng lo. Sự kích ứng sẽ nhanh chóng qua đi sau một thời gian khi bạn đã quen với niềng răng trong miệng.
Dị ứng: Đây là rủi ro rất hiếm xảy ra, khi gặp phản ứng dị ứng với các vật liệu được sử dụng trong mắc cài nha khoa, chẳng hạn như cao su latex trong dây thun hoặc niken của mắc cài kim loại. Nếu như bạn biết trước tình trạng dị ứng của bản thân, thì rủi ro này có thể tránh được. Tuy nhiên, nếu bạn bị phản ứng sau khi gắn mắc cài, thì có thể cần phải tháo mắc cài (hoặc thun) và thay thế bằng vật liệu thích hợp hơn.
Mắc bệnh truyền nhiễm: Trường hợp này cũng rất hiếm khi xảy ra, nếu như các dụng cụ nha không được vô trùng đúng quy chuẩn thì người thực hiện sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh truyền nhiễm.
Mắc bệnh răng miệng: Trong thời gian đeo niềng răng, các loại khí cụ này có thể cản trở quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng của bạn. Những khu vực gắn mắc cài là vị trí thuận lợi để các mảnh thức ăn mắc kẹt lại, dẫn đến sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn. Nếu vệ sinh răng miệng không tốt, một số người có thể bị cao răng, dẫn tới sâu răng, tụt lợi.
Hỏi đáp: Niềng răng có làm rụng răng sớm không?
Hóp má: Tình trạng này chỉ là tạm thời và thường là do chúng ta gặp khó khăn khi ăn uống trong thời gian đầu nên cân nặng bị tụt giảm, khiến gương mặt trông có vẻ gầy hơn, gò má lộ rõ hơn.
Răng xô lệch trở lại sau khi niềng: Một số người có thể gặp hiện tượng xô lệch răng trở lại sau khi đã tháo mắc cài. Tình trạng này này thường gặp ở những người không đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha hoặc không tuân thủ đúng cách về việc chăm sóc răng sau khi tháo niềng.
Để tránh những vấn đề không may có thể xảy ra khi niềng răng, tốt nhất hãy tham khảo thật kỹ lưỡng và lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, phòng khám được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để quá trình thực hiện an toàn và thuận lợi nhất.
⇒ Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc – Niềng răng có phải nhổ răng hay không?
4. Liệu bạn có quá tuổi để niềng răng?
Bạn muốn niềng răng nhưng còn lo ngại về vấn đề tuổi tác. Có thể bạn cho rằng niềng răng khi đã lớn tuổi không thể mang lại hiệu quả, hay thậm chí là có thể xảy ra nhiều rủi ro không mong muốn. Cũng có thể bạn nghĩ rằng niềng răng chỉ phù hợp với trẻ em, nhưng điều đó là không đúng.
Thực ra, mọi độ tuổi đều có thể niềng răng được. Trẻ em từ 11- 16 tuổi là đối tượng lý tưởng nhất để niềng răng. Vì ở thời điểm này xương hàm vẫn còn mềm, dễ nắn chỉnh. Cho nên, hiện nay, các bậc phụ huynh rất quan tâm tới sức khỏe răng miệng của con em mình, họ thường chủ động tìm hiểu và cho con chỉnh nha từ sớm để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Tình trạng răng khấp khểnh hoặc mọc lệch không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy trẻ cần phải niềng răng. Cha mẹ cũng đừng cho rằng cần phải đợi cho tới khi hàm răng của con phát triển hoàn chỉnh thì mới đủ căn cứ xác định xem chúng có cần niềng răng hay không. Hãy đưa bé tới các cơ sở nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, bác sĩ sẽ giúp phát hiện sớm những tình trạng răng miệng bất thường của con bạn và cho bạn biết liệu bé có cần niềng răng hay không.
Tuy nhiên, còn rất nhiều trường hợp không thể tiến hành chỉnh nha khi còn nhỏ. Lý do có thể là vì răng chưa xuất hiện bất thường rõ ràng hoặc cha mẹ chưa thực sự chú trọng vấn đề sức khỏe răng miệng của con hay cũng có thể là vì chưa đủ kinh phí thực hiện.
Nhưng dù lý do là gì đi chăng nữa thì điều này không có nghĩa là người trưởng thành không thể niềng răng. Về mặt kỹ thuật, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể niềng răng được, nhưng bạn đừng bao giờ cố tình trì hoãn việc niềng răng.
Hãy nhớ rằng khi bạn càng lớn tuổi, hàm răng sẽ có xu hướng xô lệch nhiều hơn, vì thế niềng răng càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao.
Hơn nữa, khi ở tuổi trường thành, xương của người lớn đã ngừng phát triển, vì vậy một số thay đổi cấu trúc không thể thực hiện được nếu không phẫu thuật.
Toàn bộ quá trình niềng răng có thể mất nhiều thời gian hơn so với với trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù thời gian để làm thẳng răng khác nhau ở mỗi người, nhưng trung bình, bạn sẽ phải đeo niềng răng từ 12 – 24 tháng để đạt được kết quả mong muốn.
Niềng răng là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ, tất nhiên nó là một khoản đầu tư tốn kém nhưng hoàn toàn đáng giá. Nếu bạn vẫn mong muốn được niềng răng từ nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ có cơ hội thực hiện điều đó hãy để chúng tôi giúp bạn.
Không bao giờ là quá muộn để sở hữu một nụ cười rạng rỡ và hàm răng khỏe mạnh. Bạn có thể đặt lịch tư vấn miễn phí với Bác sĩ Phạm Hồng Đức – chuyên nha chỉnh nha hàng đầu Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc gọi điện tới HOTLINE 096 3614 566 để được giải đáp sớm nhất nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page