Bị dây cung đâm vào má có nguy hiểm không? Bị dây cung đâm vào má có xử lý được tại nhà? Nếu đang niềng răng mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ đôi khi bạn sẽ rơi vào trường hợp này. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xử lý tốt nhất nếu dây cung đâm vào má nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến cho bị dây cung đâm vào má
Như đã chia sẻ ở trên, bị dây cung đâm vào má xảy ra với người đeo niềng răng mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ. Đây là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, thun cố định lên răng nhằm tạo ra lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, thời gian niềng răng tương đối dài, thường từ 1.5 – 2 năm tùy tình trạng mỗi người nên khó tránh xảy ra những sự cố. Một trong số đó là bị dây cung đâm vào má.
Hiện tượng dây cung đâm vào má dẫn tới sự tổn thương nhất định cho niêm mạc bởi quá trình cọ sát giữa dây cung, mắc cài vào má, miệng. Mắc cài được gắn trên bề mặt răng và trên bề mặt của mắc cài có những rãnh nhỏ giúp cố định dây cung trong đó. Với niềng răng mắc cài truyền thống, dây cung được buộc vào mắc cài nhờ dây chun, chỉ thép. Với niềng răng mắc cài tự buộc thì sử dụng nắp trượt. Còn răng phía trong cùng, trường hợp như răng số 6 thường có ben hoặc ống tuýp của răng số 6 để chốt chặt đuôi dây cung.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến cho dây cung đâm vào má có thể xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan.
– Yếu tố chủ quan
Trong quá trình ăn uống, chủ thể (người niềng răng) cần ăn, nhai, nghiền nát thức ăn, thậm chí một số còn ăn đồ quá cứng, rắn, quá dẻo, nóng,… tác động lên hệ thống khí cụ làm cho dây cung bị xê dịch và đâm vào má.
Hoặc khi đánh răng, giao tiếp, trò chuyện,… khuôn miệng của chúng ta cần hoạt động ít nhiều ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của dây cung.
– Yếu tố khách quan
Bị dây cung đâm vào má đôi khi không phải hoàn toàn do người niềng răng mà xuất phát từ phía bác sĩ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ không kiểm tra cẩn thận tình trạng các khí cụ, không chốt chặt phía sau hay cắt sát, bẻ gọn dây cung. Một khi răng dịch chuyển, đuôi dây cung bị dài ra rất dễ đâm vào phần má. Điều này còn hình thành các vết loét khó chịu khác.
Dây cung đâm vào má có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc dây cung đâm vào má có nguy hiểm không. Thực ra, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của bạn.
Nếu dây cung chỉ đâm vào má ở mức độ nhẹ, bạn thấy hiện tượng hơi đau rát và khó chịu. Còn với trường hợp nặng hơn, nó gây sưng viêm, nhiệt miệng, thậm chí là chảy máu. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng thấy hiện tượng trên xảy ra, mọi người vẫn cần xử lý ngay. Đặc biệt các bạn nhỏ niềng răng thường chơi đùa hiếu động thì dây cung càng dễ xảy ra sự cố. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết nhất những cách khắc phục dây cung đâm vào má.
Cách xử lý khi bị dây cung đâm vào má chính xác nhất
Nếu lỡ bị dây cung đâm vào má, trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh. Nếu có cha mẹ, người thân, bạn bè bên cạnh thì nhờ sự trợ giúp. Sau đó thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây.
Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa là sản phẩm quen thuộc với người đang niềng răng. Công dụng chính là để giảm cơn đau, sự khó chịu khi đeo khí cụ hoặc xử lý các sự cố như trên. Sáp được làm dưới dạng thanh, dài khoảng 5cm. Thành phần chính hoàn toàn từ sáp ong tự nhiên. Do vậy nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng vì chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, hãy chú ý tháo sáp nha khoa trước khi ăn uống, đi ngủ hay vệ sinh răng miệng.
Các bước khắc phục dây cung đâm vào má với sáp nha khoa
– Bước 1: Chuẩn bị sáp nha khoa
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị sáp nha khoa. Sản phẩm này có thể mua ngay tại địa chỉ nha khoa bạn niềng răng. Hoặc bạn mua ở hiệu thuốc nhưng nhớ tìm địa chỉ uy tín.
– Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ
Bạn rửa sạch tay với xà phòng, nước sạch trong khoảng thời gian ít nhất 20 giây nhằm sát khuẩn. Tiếp đến là lau khô tay trước khi dùng sáp để tránh dẫn vi khuẩn cho răng nướu.
– Bước 3: Vệ sinh răng miệng trước khi dùng sáp
Mục đích của vệ sinh răng miệng là giúp loại bỏ hết vi khuẩn trong miệng. Nhờ đó sáp nha khoa tồn tại trong môi trường sạch sẽ. Nếu quá vội mà không kịp chải răng trước khi dùng sáp, ít nhất bạn cũng phải làm sạch vị trí cần xử lý.
Bên cạnh đó, hãy làm khô mắc cài sẽ giúp sáp nha khoa bám chắc chắn hơn là nền ẩm ướt. Mọi người có thể thổi khô hoặc dùng bông, giấy lau trực tiếp.
– Bước 4: Lấy lượng sáp vừa đủ dùng
Bạn dùng tay lấy một lượng sáp vừa đủ dùng. Sau đó vê miếng sáp bằng đầu ngón tay trong ít nhất 5s. Khi nhiệt độ cơ thể làm sáp nóng hơn sẽ mềm ra một chút. Như vậy việc đặt sáp vào vị trí dễ dàng hơn. Sáp nha khoa có thể bịt kín bất cứ điểm sắc nhọn nào trong khoang miệng. Điển hình là dây cung bị thừa ra.
– Bước 5: Đặt sáp vào vị trí dây cung
Tiếp đến, bạn cho viên sáp nhỏ vào đầu của dây cung. Cố gắng nắn cho chúng chắc chắn nhất, không bị bung tuột là hoàn thiện rồi nhé.
Mách bạn mẹo sử dụng sáp nha khoa an toàn
– Nếu chưa thể xử lý ngay tình trạng dây cung đâm vào má, bạn nên mang sáp bên mình. Sáp cũ dễ rơi ra sau thời gian sử dụng nhất định và cần thay thế kịp thời để hạn chế cơn đau.
– Không được để miếng sáp bám trên răng quá 2 ngày vì có thể tích tụ mảng bám gây sâu răng, viêm lợi, mất khoáng bề mặt men răng.
– Trước khi ăn hay đánh răng thì bỏ miếng sáp ra. Sau khi hoàn thành công việc trên có thể đặt trở lại.
– Bạn có thể để sáp nha khoa khi đi ngủ. Trong thời gian này, hàm của chúng ta không hoàn toàn đứng yên. Bạn thay đổi tư thế ngủ sao cho thoải mái, không ảnh hưởng đến chỗ bị xước nhé.
– Với các bé đang niềng răng, bạn nên tháo sáp ra để tránh trường hợp sáp nha khoa có thể lọt vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
Sử dụng gel nha đam hoặc thuốc bôi
Gel nha đam có thể chữa lành sự kích ứng khi dây cung đâm vào má. Bên cạnh đó, chúng giúp điều trị hiệu quả cả vết loét miệng, những tổn thương nhỏ bên trong khoang miệng. Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Bạn rửa sạch sẽ tay bằng xà phòng. Sau đó vệ sinh khoang miệng nhằm loại bỏ các vi khuẩn
– Bước 2: Tiếp theo, bạn lấy lượng gel nha đam vừa đủ và thoa vào vết thương.
Hoặc bạn có thể mua thuốc bôi như Orajel hoặc Anbesol ở các hiệu thuốc. Một ngày bạn bôi từ 3-4 lần là thấy hiệu quả ngay nhé.
Cách sửa dây cung hiệu quả
Nếu thấy dây cung có dấu hiệu bị lệch, bạn có thể áp dụng những cách sửa chữa hiệu quả dưới đây. Dụng cụ cần chuẩn bị là bút chì có đầu tẩy, nhíp và kìm.
– Dùng bút chì: Bạn dùng bút chì có đầu tẩy. Tuy không thể sửa tất cả dây cung bằng mẹo này nhưng chúng rất hiệu quả. Bạn tìm sợi dây cung trong miệng trước. Nếu là dây mảnh, hãy dùng đuôi bút chì nhẹ nhàng đẩy dây để uốn cong chúng.
– Dùng nhíp: Bạn làm sạch đầu nhíp trước. Sau đó dùng nhíp kẹp lấy phần cuối của dây cung rồi cho chúng trở lại lên phần mắc cài.
– Dùng nhíp và kìm: Bạn dùng nhíp để uốn cong phần dây cung ra khỏi môi và má. Hoặc dùng kìm cắt phần thừa ra.
Sử dụng nước muối ấm
Để giảm bớt tình trạng đau rát, khó chịu trong khoang miệng, bạn sử dụng nước muối ấm là hiệu quả nhất. Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Trước tiên, bạn pha ½ thìa muối vào cốc nước ấm khoảng 500ml. Sau đó khuấy đều lên đến khi tan hoàn toàn.
– Bước 2: Bạn súc miệng trong khoảng 30s. Lặp lại quá trình đó đến khi thấy miệng dễ chịu hơn.
Dụng cụ bảo vệ môi
Có một số ít trường hợp dây cung bị đâm vào cả môi và má. Như vậy ngoài sáp nha khoa, bạn tìm thêm dụng cụ bảo vệ môi để giảm cảm giác khó chịu này. Miếng bảo vệ môi là miếng đệm trong suốt, linh hoạt có thể bao phủ khoang miệng. Chúng khá quen thuộc với những vận động viên.
Đọc thêm: Bị ê buốt khi niềng răng phải làm sao?
Chế độ ăn uống hợp lý
Bị dây cung đâm vào má có thể gây khó chịu trong 1 – 2 ngày. Bạn nên ăn những thức ăn mềm dạng súp, cháo, khoai tây nghiền, sữa chua, bổ sung thêm hoa quả, nước sinh tố. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chua (họ cam quýt), cay, những đồ quá cứng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành da trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, có thể ăn một chút kem hoặc uống đồ lạnh vừa phải để giảm bớt cảm giác đau nhức nhé. Mẹo này tương đối hiệu quả.
Xem thêm: Chế độ ăn uống phù hợp cho người niềng răng
Cách phòng chống dây cung đâm vào má
Với người niềng răng mắc cài kim loại hoặc sứ, bị dây cung đâm vào má có thể xảy ra. Để phòng chống một cách tốt nhất, bạn nên tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Bác sĩ thực hiện niềng răng phải có tay nghề, trình độ cao. Khi thực hiện, bác sĩ cần tính toán được độ dài chính xác của dây cung. Sau đó cố định dây cung an toàn nhằm hạn chế tối đa tổn thương cho má, nướu.
Bên cạnh đó, như phân tích ở trên thì nguyên nhân làm dây cung dịch chuyển do ăn uống, đánh răng, vận động,… Trong thời gian chỉnh nha, bạn chỉ nên ăn các đồ mềm, mịn, lỏng. Hạn chế tối đa những sản phẩm quá cứng, rắn, quá dẻo,… dễ làm bung khí cụ, bung tuột dây cung, mắc cài. Đánh răng đúng kỹ thuật, cẩn thận và tỉ mỉ.
Nhớ đến gặp bác sĩ để siết lại khí cụ niềng răng hoặc điều chỉnh dây cung cho phù hợp. Đừng vì lý do bận rộn mà bỏ qua lịch trình.
Hiện nay, ngành nha khoa đã tiến những bước dài trong lịch sử. Nếu ngại phải nhờ đến sự trợ giúp của hệ thống khí cụ, sợ bị dây cung đâm vào má, bạn tham khảo ngay phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign tại nha khoa Thúy Đức nhé.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page