Khớp cắn sâu hay còn có tên gọi khác là khớp cắn ngập, nó là một trong những dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, không chỉ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ trên khuôn mặt mà còn gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai. Vậy cụ thể khớp cắn sâu là gì, có phương pháp nào điều trị dứt điểm không, cùng Nha khoa Thúy Đức đi tìm câu trả lời nhé!
Mục lục
Đặc điểm nhận biết khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là dạng sai lệch khớp cắn thể hiện sự bất cân đối giữa hai hàm trên dưới tạo nên tương quan không hài hòa, khiến hàm dưới bị lọt thỏm và khuất sâu bên trong của hàm trên. Khớp cắn sâu xuất hiện trong sai lệch khớp cắn loại II, dạng sai lệch này mặc dù phổ biến nhưng lại ít hơn so với dạng sai lệch khớp cắn loại I (răng cửa mọc chen chúc).
Mức độ cắn sâu nặng hay nhẹ được tính theo tỉ lệ phủ của bề mặt răng hàm trên so với răng hàm dưới theo chiều đứng. Cắn sâu quá mức có thể là 30%, 50% hoặc 100%, nếu tỉ lệ phần trăm càng lớn thì tình trạng cắn sâu sẽ càng nghiêm trọng và bạn cần được điều trị ngay nếu không sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng.
Phần lớn các dạng sai lệch khớp cắn có thể được điều trị thành công nhờ sự can thiệp của kỹ thuật chỉnh nha, chỉ có một vài trường hợp sai lệch nặng có thể sẽ cần phẫu thuật để đạt được kết quả tốt nhất, bên cạnh việc chăm sóc chỉnh nha.
Các đặc điểm của tình trạng khớp cắn sâu:
- Răng hàm dưới có thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với răng hàm trên, nếu bị khớp cắn sâu ở mức độ nặng thì rìa răng hàm dưới sẽ không chạm được vào răng hàm trên mà chạm vào nướu trong của hàm trên.
- Tương quan hai hàm trên dưới không đạt tỷ lệ chuẩn. Khi để miệng ở trạng thái nghỉ sẽ không trông thấy hàm dưới do hàm trên che khuất hoàn toàn hàm dưới.
- Trán – mũi – cằm có tương quan hoàn toàn bình thường.
- Nhóm răng sau vẫn tiếp xúc với nhau nhưng tiết diện tiếp xúc nhiều hay ít thì còn phụ thuộc vào mức độ cắn sâu nặng hay nhẹ.
- Đường nối giữa 3 phần trán – mũi – cằm có thể gãy khúc hoặc thằng còn tùy theo mức độ cắn sâu ở mỗi người.
Nguyên nhân gây ra khớp cắn sâu
Nguyên nhân dẫn tới khớp cắn sâu có thể do yếu tố di truyền hoặc do các bất thường trong quá trình phát triển như các thói quen xấu khi còn nhỏ, hoặc cũng có thể do sự kết hợp của cả hai điều trên.
Nhìn chung có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này, bao gồm:
Nguyên nhân do xương hàm
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng khớp cắn sâu là do kích thước, hình dạng răng và hàm của trẻ di truyền lại từ đời ông bà, bố mẹ. Kích thước hàm có thể bị quá lớn hoặc quá ít khoảng trống để răng được sắp xếp đúng cách. Nếu không được điều trị, về lâu dài sai lệch này có thể gây ra tình trạng răng mọc chen chúc, khấp khểnh hoặc bị thưa.
Nguyên nhân do răng
Nguyên nhân này do khi còn nhỏ hay có những thói quen không tốt như đẩy lưỡi vào mặt sau của răng cửa, mút ngón tay, đẩy lưỡi, sử dụng núm vú giả và bình sữa trong một thời gian dài. Nếu trẻ đã có sẵn những biểu hiện của khớp cắn sâu do di truyền thì những thói quen xấu trên có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Một số nguyên nhân phổ biến khác:
- Mất răng sữa sớm nhưng không được phục hình, dẫn tới bị lệch lạc
- Bị rối loạn nhịp thở ví dụ như ngừng thở khi ngủ
- Thói quen cắn móng tay và nhai các vật cứng ở mọi lứa tuổi
- Nghiến răng quá mức cũng có thể gây ra khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu có ảnh hưởng như thế nào?
Khớp cắn sâu càng được điều trị sớm càng tốt, ở độ tuổi của trẻ em, nếu không được điều trị sớm có khả năng sẽ phải làm phẫu thuật hàm khi trưởng thành. Theo thời gian bạn có thể gặp phải các tình trạng răng miệng xấu, các vấn đề về hàm, đau nhức dữ dội.
Dưới đây là các biến chứng thường gặp nếu trường hợp khớp cắn sâu quá mức không được điều trị:
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng
Hầu hết mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng, đặc biệt những người bị khớp cắn sâu lại càng có khả năng bị sâu răng dễ dàng hơn, nguyên nhân là do men răng bị mòn nhanh hơn, đây là môi trường lý tưởng để sâu răng hình thành và phát triển.
Tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng
Đối với tình trạng răng trước bị cắn sâu quá nghiêm trọng, các răng cửa dưới tiếp xúc với đường viền nướu ở mặt sau của răng cửa trên, điều này sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng bị tụt nướu (mô nướu bị di chuyển về phía chóp răng và để lộ nhiều chân răng hơn). Lúc này các bệnh về nướu răng như viêm nướu hoặc bệnh nha chu sẽ có khả năng phát triển mạnh hơn.
Gây ra đau hàm dữ dội và bị rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau dữ dội, làm rối loạn chức năng ở hàm và các cơ kiểm soát chuyển động hàm. Nếu khớp cắn sâu không được điều trị, tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm sẽ hình thành dần theo thời gian, các triệu chứng phổ biến gồm có: cứng khớp, đau hàm, đau cổ và mặt, đau đầu và đau tai.
Một số biến chứng khác:
- Gây khó khăn khi ăn nhai, phát âm
- Thường bị đau đầu dữ dội, khó chịu
- Răng bị khấp khểnh và thay đổi cấu trúc miệng
- Mất tính thẩm mỹ: Gương mặt bị thiếu tính hài hòa, cân đối, có thể bị nhô hàm trên hoặc móp hàm dưới, nụ cười không được tự nhiên khiến người bị khớp cắn sâu có tâm lý tự ti, không muốn giao tiếp với mọi người.
- Bị đau và tổn thương nướu: Do rìa răng hàm dưới chạm lâu ngày với mặt trong của răng hàm trên dẫn tới toàn bộ mặt răng cửa hàm trên bị mòn, gây lộ ngà, ê buốt trong ăn nhai.
Điều trị khớp cắn sâu như thế nào?
Sử dụng phương pháp nào điều trị khớp cắn sâu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cũng như tình trạng khớp cắn sâu nặng hay nhẹ. Chính vì vậy để biết được phương pháp nào phù hợp bạn cần tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn cụ thể.
Đối với trường hợp khớp cắn sâu do xương hàm
Nếu nguyên nhân do xương hàm thì phẫu thuật là phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt xương để khớp cắn đạt được tỷ lệ chuẩn nhất.
Mặc dù phẫu thuật sẽ làm cho nhiều người có tâm lý lo sợ cũng như gây đau nhức nhiều hơn so với niềng răng, tuy nhiên thời gian điều trị nhanh chóng và hiệu quả gần như tuyệt đối.
Đối với trường hợp khớp cắn sâu do răng
Nếu nguyên nhân do răng thì sử dụng phương pháp niềng răng để dịch chuyển đưa răng về đúng vị trí, tạo khớp cắn trên dưới chuẩn, hài hòa với nhau.
Các phương pháp niềng răng điều trị khớp cắn sâu:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp niềng răng cơ bản nhất, đã được chế tạo và ứng dụng đầu tiên từ khi niềng răng ra đời. Ưu điểm của loại mắc cài này là đơn giản, giá thành thấp, dễ sử dụng trong tất cả mọi trường hợp răng sai lệch từ đơn giản tới bị lệch lạc nghiêm trọng.
Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên răng sau đó buộc dây cung và thun vào mắc cài. Mắc cài sẽ là điểm chịu lực từ dây cung, sau đó tác động lại lực lên răng để di chuyển răng về vị trí mong muốn. Về yếu tố thẩm mỹ, mắc cài kim loại không được đánh giá cao do mắc cài bị lộ rõ trên răng. Không chỉ vậy việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn làm cho bệnh nhân gặp phải nhiều phiền toái trong quá trình niềng.
Niềng răng mắc cài sứ
Cũng giống như mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ kết hợp dây cung, mắc cài và thun để tác động lực kéo cho răng, giúp định hình lại răng. Tuy nhiên mắc cài sứ có tính ưu việt hơn do nó có màu trùng với màu răng thật, nhìn từ xa sẽ rất khó để biết bạn đang niềng răng vì vậy nó được nhiều người lựa chọn để đảm bảo thẩm mỹ. Mặc dù làm từ vật liệu sứ tuy nhiên mắc cài sứ vẫn đảm bảo độ bền và cứng chắc không thua kém gì so với mắc cài kim loại truyền thống.
Niềng răng mắc cài tự động
Niềng răng mắc cài tự động (tự buộc) được đánh giá là phương pháp hiện đại và tiên tiến hơn so với mắc cài truyền thống nhờ có hệ thống tự động giúp mắc cài giữ chặt dây cung trong rãnh mà không cần tới dây thun, mang lại kết quả niềng răng tốt và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Đọc thêm: So sánh mắc cài kim loại thường và tự đóng nên chọn loại nào?
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài hay còn có tên gọi khác là niềng răng trong suốt, niềng răng vô hình, là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay.
Thay vì sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, phương pháp này sử dụng các khay niềng trong suốt đê tác động lực kéo dịch chuyển răng. Các khay niềng ôm khít lấy hàm răng, có thể tháo lắp dễ dàng, chúng sẽ tác động lực lên răng một cách từ từ để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Mỗi người sẽ phải đeo trung bình từ 20 – 48 khay niềng để hoàn tất quá trình chỉnh nha. Thời gian đeo khay niềng tối thiểu 22h/ngày, khoảng 2 tuần bạn cần thay khay niềng mới.
Xem thêm: Niềng răng xong bị khớp cắn sâu nên xử lý thế nào?
Niềng răng trị khớp cắn sâu ở đâu uy tín?
Nha khoa Thúy Đức là một trong những địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn điều trị khớp cắn sâu hiệu quả nhất tại Hà Nội.
Có chuyên gia chỉnh nha hàng đầu Phạm Hồng Đức
Bác sĩ Phạm Hồng Đức là bác sĩ chỉnh nha hàng đầu với rất nhiều thành tựu đáng nể:
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam đạt thứ hạng Black Diamond Invisalign Provider 2022
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 5000 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Máy móc, trang thiết bị hiện đại, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng của phòng khám chuyên nghiệp, tận tâm, sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của khách hàng.
- Được trang bị máy quét dấu răng iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới, máy chụp X-quang toàn hàm Vatech Pax-i, máy nhổ răng sóng siêu âm Piezotome,…
- Phòng vô trùng theo đúng tiêu chuẩn Bộ Y tế.
Có chính sách trả góp, lãi suất linh hoạt 0%
Nếu chưa có đủ điều kiện, bạn không cần thanh toán chi phí niềng răng trong một lần mà có thể trả góp trong thời gian từ 6 – 12 tháng với lãi suất 0%, ngoài ra Thúy Đức còn có hợp đồng cụ thể giúp bạn bảo vệ quyền lợi của chính mình trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Mặc dù khớp cắn sâu gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng, tuy nhiên nhờ có sự trợ giúp của các phương pháp nha khoa mà có thể khắc phục một cách triệt để, tốt nhất bạn hãy khắc phục càng sớm càng tốt để có hiệu quả cao nhất, tránh được các hậu quả của tình trạng khớp cắn kéo dài. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page