Răng bị thưa trước mắt tạo ra khuyết điểm vẻ bề ngoài của bạn và không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên về lâu dài, các khoảng trống trên răng có thể tác động đến sức khỏe của bạn. Niềng răng để khắc phục tình trạng răng thưa đang là phương pháp hiệu quả phổ biến, được các bác sĩ chỉnh nha khuyến cáo. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn đọc kinh nghiệm niềng răng thưa từ A đến Z, hãy theo dõi nhé.
Mục lục
- Mục đích của việc niềng răng thưa
- Nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để niềng răng thưa
- Hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình chỉnh nha
- Hãy khám định kỳ và thông báo cho bác sĩ ngay khi gặp sự cố
- Mẹo giảm đau khi niềng răng bạn nên biết
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, tích cực
- Niềng răng thưa có cần ăn kiêng không?
- Những việc nên làm để chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng
- Sau khi niềng răng cần làm gì để răng không bị xô lệch?
- Niềng răng thưa tại Nha Khoa Thúy Đức
Mục đích của việc niềng răng thưa
Răng thưa là một vấn đề nha khoa thẩm mỹ phổ biến nhất và nguyên nhân thường đến từ gen di truyền, bệnh nướu răng hoặc cũng có thể do các thói quen xấu như mút ngón tay hay đẩy lưỡi từ khi còn nhỏ.
Răng thưa với các khoảng trống giữa các răng khiến tự ti hơn khi giao tiếp. Những người có hàm răng bị thưa thường tìm đến việc niềng răng với mục đích cải thiện vẻ bề ngoài của mình. Tuy nhiên, việc đầu tiên bạn cần xác định khi có ý định niềng răng khắc phục răng thưa là ngoài cải thiện hình thức cho hàm răng, niềng răng còn mang lại tác dụng gì với sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của bạn hay không?
Câu trả lời là có; bản chất răng thưa là một dạng sai lệch khớp cắn, khi các răng có khoảng cách sẽ khiến mất đi tính đối xứng giữa hai hàm, tác động đến quá trình ăn nhai và kiểm soát chuyển động của răng. Nếu khoảng cách giữa các răng ngày càng lớn, khả năng các răng bị xô lệch, nghiêng ngả dần trong quá trình dịch chuyển do không có điểm tựa, chúng làm trầm trọng hơn tình trạng lệch khớp cắn. Điều này dẫn đến hậu quả là hàng loạt các biến chứng như đau hàm, đau thái dương, đau đầu… làm suy giảm sức khỏe của bạn.
Như vậy, niềng răng thưa để điều trị khớp cắn quan trọng không kém mục đích nâng cao tính thẩm mỹ cho gương mặt.
Có thể bạn quan tâm: Răng thưa nên niềng hay bọc sứ thì tốt hơn?
Nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để niềng răng thưa
Niềng răng hiện nay là một dịch vụ phổ biến tại rất nhiều các cơ sở nha khoa lớn, nhỏ tại Việt nam. Việc lựa chọn một địa chỉ uy tín để niềng răng không phải việc dễ dàng, bạn cần đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu kỹ lưỡng. Quyết định niềng răng tại nơi tại nơi đảm bảo chất lượng hay không sẽ ảnh hưởng phần lớn tới kết quả sau điều trị của bạn. Hãy cân nhắc các tiêu chí sau để lựa chọn địa chỉ niềng răng phù hợp với trường hợp của chính bạn:
– Tay nghề của bác sĩ chỉnh nha và chất lượng dịch vụ của đội ngũ tư vấn viên:
Một bác sĩ chỉnh nha giỏi và giàu kinh nghiệm có thể nắm bắt chính xác tình trạng răng miệng của bệnh nhân để có phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, bác sĩ có thể dự đoán và kiểm soát được những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình niềng răng, xử lý kịp thời để không ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Ngoài ra, với đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, bạn sẽ được giải đáp mọi thắc mắc, nhằm củng cố niềm tin, đồng hành cùng bạn qua quá trình niềng răng vất vả.
– Công nghệ hiện đại:
Một phòng khám nha với các thiết bị hiện đại có thể mang đến cho khách hàng trải nghiệm niềng răng khoa học, nhẹ nhàng hơn, thời gian điều trị cũng có thể được rút ngắn đi.
– Chi phí:
Vấn đề liên quan đến ngân sách khi niềng răng cũng là một mối băn khoăn của rất nhiều người, mỗi loại hình niềng răng hoặc vật liệu niềng răng khác nhau lại đi kèm với mức giá khác nhau.
Tuy nhiên, niềng răng là một sự đầu tư quan trọng, kết quả của nó ảnh hưởng đến cả quãng thời gian sau này của bạn. Hãy cân nhắc giữa một nơi chỉnh nha đảm bảo uy tín với mức giá có thể cao hơn một chút thay vì ham rẻ và lựa chọn phòng khám nha kém chất lượng.
Xem chi tiết: Chi phí niềng răng thưa tại Nha khoa Thúy Đức mới nhất
Hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp
Các phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay gồm có
Niềng răng mắc cài truyền thống: Niềng răng mặt ngoài: sử dụng mắc cài kim loại hoặc sứ, pha lê… và niềng răng mặt lưỡi thường sử dụng mắc cài kim loại.
Niềng răng trong suốt: Invisalign, Ecligner, 3D Clear Aligner,…
Mỗi phương pháp niềng răng có thể mang đến trải nghiệm khác nhau cho người sử dụng. Về tính hiệu quả và thời gian điều trị thì không có quá nhiều khác biệt giữa các phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, nếu xét về tính thẩm mỹ, độ tiện dụng, dễ dàng để vệ sinh răng miệng thì niềng răng trong suốt Invisalign hiện đang chiếm nhiều ưu thế hơn. Ngược lại, với niềng răng mắc cài, bạn có thể tiết kiệm được một phần chi phí do giá thành niềng răng mắc cài thường thấp hơn niềng răng Invisalign.
Chính vì vậy, khi tới gặp bác sĩ chỉnh nha, bạn hãy trình bày những mong muốn, đôi khi là điều kiện và khả năng của bạn để bác sĩ tư vấn được biện pháp điều trị thích hợp nhất với bạn.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng thưa trong suốt hiệu quả thế nào?
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình chỉnh nha
Để cả quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách thức vệ sinh chăm sóc răng miệng, thời gian tái khám định kỳ, các lưu ý khi ăn uống… Tất cả để phục vụ mục tiêu về đích sớm nhất của bạn khi đeo niềng răng, sớm có được một nụ cười hoàn hảo.
Hãy khám định kỳ và thông báo cho bác sĩ ngay khi gặp sự cố
Khi đeo niềng răng, có rất nhiều sự việc phát sinh có thể xảy đến mà không có bác sĩ ở bên cạnh như: bong mắc cài, tuột hoặc đứt dây cung, các bệnh răng miệng xảy ra khi đang đeo niềng, bị đau răng, lợi khi đeo niềng… Bạn cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để xin lời khuyên để xử lý kịp thời.
Mẹo giảm đau khi niềng răng bạn nên biết
Thông thường, trong những ngày đầu niềng răng hoặc sau những ngày đầu của quá trình thay tháo, siết dây cung hoặc khi đeo máng niềng mới thường xuất hiện hiện tượng đau khi ăn uống do răng, lợi chưa kịp thích ứng với các dụng cụ nha khoa.
Có một số mẹo nhỏ để giảm đi những cơn đau đớn, khó chịu cho bạn, đó là:
- Ăn các thức ăn lỏng, mềm, không cần răng hoạt động nhai, cắn quá nhiều
- Bôi sáp nha khoa vào các mặt tiếp xúc giữa mắc cài và niêm mạc miệng
- Chườm đá lạnh có thể giảm bớt cảm giác đau
- Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm dịu cơn đau và tránh nguy cơ viêm nhiễm nướu răng
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp sử dụng những dụng cụ vệ sinh răng chuyên biệt dùng cho niềng răng.
Tham khảo: Giảm đau buốt khi niềng răng
Luôn giữ tâm lý thoải mái, tích cực
Niềng răng thưa là một quá trình điều trị lâu dài, bạn không thể mong chờ kết quả xuất hiện trong ngày một ngày hai được. Với những ca niềng răng không quá phức tạp, thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 1.5 đến 2 năm. Tuy nhiên có những trường hợp thời gian niềng răng có thể cần đến 3 năm hoặc thậm chí là hơn 3 năm.
Chính vì vậy, thay vì sốt ruột, bạn hãy dùng tâm lý tích cực để trải nghiệm quá trình niềng răng. Hãy luôn nghĩ rằng, tất cả nỗ lực và kiên trì của bạn sẽ được đền đáp bằng kết quả hoàn hảo nhất.
Niềng răng thưa có cần ăn kiêng không?
Niềng răng bị sút cân là một chủ đề gây nhiều tranh cãi với những người quan tâm đến lĩnh vực chỉnh nha. Vậy điều đó đúng hay sai? Sở dĩ có nhiều trường hợp niềng răng bị sút cân là do yếu tố ăn uống và tâm lý.
Khi bị đau do niềng răng, chúng ta thường có xu hướng giảm ăn các loại đồ ăn dai, dễ bị mắc lại trên răng như các loại thịt gà, thịt bò, thịt heo… Tuy nhiên, việc ăn uống mất cân đối dinh dưỡng có thể khiến bạn bị gầy đi trông thấy. Cùng với đó, tâm lý mệt mỏi, căng thẳng do đau khi niềng răng cũng góp phần gây sút cân. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn kiêng thịt hay các loại quả, hạt cứng khi đang niềng răng, thay vào đó, bạn hãy học cách chế biến chúng phù hợp để việc ăn nhai chúng dễ dàng hơn. Đồng thời cần tuân thủ hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau quá trình ăn uống từ bác sĩ.
Xem thêm: Niềng răng có gây hóp má không?
Những việc nên làm để chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng
Vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Hơn 90% các vấn đề răng miệng phát sinh trong quá trình đeo niềng răng liên quan đến các bệnh lý nướu, nha chu, sâu răng… đều do vệ sinh răng miệng kém gây ra.
Để tránh nguy cơ gặp phải các rắc rối trên, bạn hãy lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách sau:
Đánh răng hàng ngày, tần suất có thể nhiều hơn khi bạn không niềng răng, 3 lần/ngày vào sáng sớm, buổi trưa và buổi tối là hợp lý.
Nên sử dụng bổ trợ các sản phẩm làm sạch hữu ích cho răng niềng như chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để loại bỏ hết thức ăn và mảng bám trên các ngóc ngách của răng mà việc chải răng chưa thể làm sạch hết.
Một lần nữa, chúng tôi lưu ý về cách chế biến thức ăn để việc ăn uống dễ dàng hơn khi niềng răng. Các loại đồ ăn cứng, dai cần được xắt nhỏ và làm mềm trước khi ăn bằng các phương pháp như hấp, hầm nhừ. Các loại đồ ăn quá dính và có thể bị giắt răng thì bạn nên hạn chế sử dụng nhiều.
Xem thêm: Hướng dẫn ăn uống khi niềng răng
Sau khi niềng răng cần làm gì để răng không bị xô lệch?
Thông thường, sau khi tháo niềng răng, bạn được chỉ định đeo hàm duy trì trong vòng 6 tháng đến 1 năm để răng ổn định, không bị xô lệch trở lại. Thiết bị duy trì hàm rất gọn nhẹ, không quá nặng nề như mắc cài hay máng niềng, bạn có thể sử dụng chúng một cách thoải mái. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên tháo hàm duy trì khi được sự chấp nhận của bác sĩ để đạt hiệu quả niềng răng cao nhất.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ toàn bộ những kinh nghiệm và những điều bạn cần chú ý khi quyết định lựa chọn niềng răng để đóng lại các khe hở răng thưa. Tại Nha khoa Thúy Đức, chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ và kỹ lưỡng cho từng trường hợp khách hàng cụ thể.
Niềng răng thưa tại Nha Khoa Thúy Đức
Nha khoa Thúy Đức cung cấp đầy đủ các gói dịch vụ chỉnh nha trong trường hợp răng bị thưa như: niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt Invisalign đáp ứng được mọi yêu cầu và điều kiện của khách hàng.
Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại nhất trên thế giới, sử dụng khay niềng từ từ thay đổi cấu trúc răng, đưa răng về đúng vị trí. Đây là phương pháp niềng có tính thẩm mỹ cao nhất, khó ai có thể phát hiện bạn đang đeo niềng dù nhìn ở khoảng cách gần.
Nha khoa Thúy Đức sử dụng công nghệ niềng răng Invisalign từ Hoa Kỳ với khay niềng được làm từ chất liệu Smart Track, đây là một loại polyme nhiệt dẻo, được chứng nhận y khoa có độ đàn hồi cao, ôm sát vào chân răng giúp răng dịch chuyển chính xác hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời tạo ra lực đẩy nhẹ và liên tục, chính vì vậy mà quá trình đeo niềng hoàn toàn không đau mà rất thoải mái.
Xem thêm: Quy trình niềng răng tại nha khoa Thúy Đức
Đối với niềng răng mắc cài, Nha khoa Thúy Đức áp dụng công nghệ niềng răng đa dạng, linh hoạt cho từng trường hợp, giúp răng dịch chuyển chính xác theo đúng quy trình đưa ra từ bác sĩ. Có 2 loại niềng răng mắc cài là niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng mắc cài sứ. Mỗi phương pháp lại có 2 loại mắc cài khách hàng có thể lựa chọn là mắc cài truyền thống và mắc cài thông minh Damon.
————————————–
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
• Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
• Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
• Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page