Mất răng có niềng được không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng hiện nay. Bởi một lý do khách quan nào đó mà không may bạn bị mất răng. Điều này vô tình tạo nên khoảng trống trên hàm răng khiến bạn mất tự tin và ăn nhai khó khăn. Cùng với đó là hàm răng lệch lạc, hô móm, thưa… Chính vì vậy, bạn muốn niềng để cải thiện nhưng phân vân không biết được không. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng
Mất răng thực tế do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như:
- Do sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm nha chu… Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thói quen ăn uống không tốt… Việc ăn quá nhiều đồ cứng, dai, nhiều đường, nhiều axit sẽ ảnh hưởng tới răng.
- Do bị tai nạn, va đập, chấn thương vùng mặt hàm khiến răng gãy rụng.
- Nghiến răng là thói quen xấu của nhiều người trong khi ngủ, thường không gây hại gì trừ khi nghiến răng là chuyện thường xuyên. Nghiến răng mãn tính có thể làm mòn răng xuống gốc, làm lung lay răng và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất răng hoàn toàn.
- Bên cạnh đó, những người có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường hay viêm khớp dạng thấp thì cũng có nguy cơ bị mất răng cao hơn những người khỏe mạnh bình thường.
- Một nguyên nhân phổ biến khác của việc mất răng theo thời gian là hút thuốc. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa cho thấy nam giới hút thuốc có nguy cơ bị rụng răng cao gấp 3,6 lần so với người không hút thuốc và nữ giới hút thuốc có nguy cơ rụng răng cao hơn 2,5 lần. Lý do cho điều này là do tác động kép của việc hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh nha chu. Những người hút thuốc thường sống chung với bệnh nha chu nặng mà không được chú ý, cuối cùng sẽ dẫn đến mất răng.
- Một số ít người bị mất răng do nguyên nhân bẩm sinh đã thiếu răng tại một số vị trí trên cung hàm.
- Khi lớn tuổi, sự lão hóa diễn ra ở khắp các bộ phận trên cơ thể, răng cũng yếu và rụng đi.
Mất răng cửa, răng hàm lâu ngày hậu quả như thế nào?
Vấn đề ăn nhai trở nên khó khăn
Mỗi răng trên cung hàm đều đóng góp một vai trò nhất định trong quá trình cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Chúng hỗ trợ cho nhau, vì thế nếu răng bị khuyết thiếu, đặc biệt là các răng cối lớn số 5,6,7 thì vấn đề ăn uống sẽ gặp nhiều trở ngại.
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt
Khi mất 1 hoặc nhiều răng trên cung hàm, các răng kề cận có xu hướng dịch chuyển vào khoảng trống mất răng, các răng đối diện có xu hướng dài ra quá mức. Về lâu dài, các răng lệch lạc nhiều hơn, xương ổ răng và xương hàm ở nơi răng mất đi sẽ tiêu biến dần, khiến cấu trúc hàm thay đổi, làm ảnh hưởng tới hình dáng khuôn mặt.
Không chỉ vậy, hệ quả việc tiêu xương khi mất răng là hai má hóp vào sâu, da chảy xệ… Không những thế còn xuất hiện các nếp nhăn quanh vùng miệng. Từ đó, khiến bạn già đi đáng kể.
Ảnh hưởng tới tiêu hóa
Mất răng không chỉ khiến bạn bị móm, hóp má, già đi… mà vấn đề tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Răng khi bị mất lâu ngày sẽ khiến quá trình nhai thức ăn bị ảnh hưởng. Lúc này, việc nghiền thức ăn không còn tốt như trước nên gây đau dạ dày, thiếu dinh dưỡng… Thậm chí, vấn đề hô hấp cũng bị ảnh hưởng do lưỡi bị nâng lên và to hơn khi mất răng.
Ảnh hưởng tới phát âm
Tình trạng mất răng lâu ngày sẽ khiến các răng còn lại phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó, gây rối loạn khớp cắn, đau khớp thái dương và cơ nhai. Vì vậy, vô tình làm ảnh hưởng tới phát âm và giao tiếp.
Như vậy có thể thấy, việc mất răng lâu ngày gây ra không ít vấn đề. Từ đó, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe và giao tiếp. Vì vậy, tốt khi khi bị mất răng các bạn nên tới các phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra. Đồng thời, khắc phục sớm để không làm ảnh hưởng tới ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm.
Đọc thêm: Niềng 2 răng cửa có được không? Giá bao nhiêu?
Giải đáp từ chuyên gia: Mất răng có niềng được không?
Nếu bạn đang gặp phải những lo lắng xung quanh việc mất răng, điều quan trọng là liên hệ với nha sĩ càng sớm càng tốt để chẩn đoán vấn đề và tìm cách khắc phục thích hợp.
Khi bị mất răng nhiều người nghĩ rằng làm cầu răng sứ là có thể cải thiện. Nhưng bạn cũng có thể cải thiện thẩm mỹ hàm răng bằng cách niềng răng.
Trong một số trường hợp, mất răng lại là điều kiện thuận lợi để niềng răng, đặc biệt với những người có hàm răng chen chúc, khấp khểnh, thừa răng. Nếu cung hàm thiếu khoảng trống cho các răng dịch chuyển, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng thích hợp (thường là răng 4, 5 hoặc số 8, răng thừa ở phần trước, ví dụ người có nhiều răng khểnh) để niềng.
Thông thường, bác sĩ sẽ dùng mắc cài để kéo răng đều lại với nhau. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể kéo lại được. Với những trường hợp không thể kéo được thì cần làm cầu răng sứ hoặc trồng răng implant kết hợp niềng răng. Do đó, tốt nhất nên tới phòng khám nha khoa để được tư vấn và khắc phục sớm.
Hiện nay, để niềng răng có 2 phương pháp chính là:
- Niềng răng mắc cài (niềng răng mắc cài sứ, mắc cài kim loại)
- Niềng răng không mắc cài (khay niềng Invisalign, clear aligner)
Lúc này, các mắc cài hoặc khay niềng sẽ được gắn trên răng từ đó tạo lực kéo các răng đều nhau trên cung hàm. Trong quá trình niềng, bác sĩ sẽ gắn khí cụ định hình vào các răng kế cận răng đã mất. Trong quá trình niềng sẽ kéo các răng này về phía khoảng răng đã mất. Như vậy giúp đóng kín chỗ răng mất và để các răng khác xê dịch thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp khoảng trống của răng mất quá lớn. Đồng thời, răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc… Do đó, gắn mắc cài với những trường hợp này sẽ giúp hàm răng đều đẹp hơn. Hàm răng sau khi được kéo về ổn định bạn có thể tiến hành trồng lại răng đã mất. Hiện nay, có 2 phương pháp trồng răng đã mất được thực hiện nhiều là cầu răng sứ và cấy ghép implant.
Thông thường, tùy vào tình trạng răng và nhu cầu của khách hàng mà sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì đầu tiên bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn và niềng răng. Như vậy mới đảm bảo mang lại hiệu quả niềng răng cao nhất.
Có thể bạn quan tâm: Làm cầu răng sứ xong có niềng được không?
Quy trình niềng răng khi mất răng được thực hiện như thế nào?
Tương tự như quy trình niềng răng thông thường, khi niềng thiếu 1 răng nào đó được thực hiện như sau:
Bước 1: Khám và tư vấn
Đầu tiên, bạn cần tới nha khoa để bác sĩ khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Cần đảm bảo rằng hàm răng của bạn đủ điều kiện để niềng. Nếu gặp các vấn đề sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… thì cần tiến hành điều trị trước. Bởi nếu không sẽ ảnh hưởng tới quá trình niềng răng. Đồng thời, làm gián đoạn cũng như kéo dài thời gian niềng hơn.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chụp X quang răng để tính toán hướng di chuyển của răng. Đồng thời, dự đoán về thời gian niềng cũng như chi phí phù hợp với tình trạng răng của bạn.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm
Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh tổng thể răng miệng để đảm bảo môi trường răng sạch sẽ. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. Tiếp đó, sẽ tiến hành lấy dấu hàm để lưu lại thông số hàm răng của bệnh nhân. Theo mỗi giai đoạn bác sĩ sẽ lấy một lần để theo dõi quá trình nắn chỉnh răng.
Bước 3: Gắn mắc mắc cài và lên lịch tái khám
Sau khi vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm thì bác sĩ sẽ gắn mắc cài cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ cố định mắc cài trên răng bằng keo nha khoa chuyên dụng. Đồng thời, thông qua các ray trượt thì dây cung cũng sẽ được gắn lên. Như vậy sẽ giúp răng di chuyển đúng hướng. Đồng thời, giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục và hiệu quả.
Bước 4: Tái khám định kỳ
Đây là bước tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Thông thường, 4 – 5 tuần bệnh nhân sẽ tái khám 1 lần để bác sĩ kiểm tra răng miệng và kéo lại dây cung.
Tham khảo thêm: Quy trình niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức
Nên làm gì với răng mất sau khi niềng răng xong?
Niềng răng sẽ giúp kéo các vị trí trống trên cung hàm, sắp xếp răng khít lại gần nhau hơn. Nhưng với một số người sau khi niềng vẫn không thể bù đắp khoảng trống do mất răng thì cần phải thực hiện các giải pháp cải thiện khác đó là:
Cầu răng sứ
Đây là phương pháp sử dụng 2 răng bên cạnh để làm trụ. Lúc này, bác sĩ sẽ mài 2 răng đó để làm điểm tựa cho cầu răng đã mất. Như vậy, cầu răng sứ sẽ gồm 3 chiếc răng. Thông thường, cầu răng sứ có thể làm từ 3 – 5 răng và lực tối đa là 5 răng.
Cầu răng sứ là phương pháp khá hiệu quả và có tuổi thọ cao. Phương pháp này phù hợp với tình trạng mất 1 – 3 răng. Tuy nhiên, hạn chế là phải mài cả 2 chiếc răng bình thường bên cạnh.
Cấy ghép implant
Cấy ghép implant là phương pháp phục hồi răng đã mất tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là không làm ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Chiếc răng implant giúp thay thế hoàn hảo cho răng đã mất gồm đủ chân răng và mão sứ.
Trụ implant được làm từ Titanium nên có tính tương thích sinh học cao và không gỉ. Trụ này sẽ thay thế hoàn hảo cho chân răng đã mất và có tuổi thọ cao. Một chiếc răng implant gồm 3 phần là: Trụ implant, Abutment, Mão sứ. Bác sĩ sẽ chế tác giống y răng thật cho bệnh nhân.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây các bạn đã biết mất răng có niềng được không. Thực tế, vẫn có thể niềng để giúp hàm răng đều đẹp hơn. Nhưng sau khi niềng các bạn nên trồng lại chiếc răng đã mất để đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn mặt và ăn nhai nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page