Niềng răng là một quá trình diễn ra trong thời gian dài, việc phải mang các khí cụ trong khoang miệng ít nhiều sẽ gây ra một vài bất tiện. Trong đó, mỏi hàm là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì? Tất cả sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân bị mỏi hàm khi niềng răng
Tình trạng mỏi hàm trong khi đang niềng răng không phải là hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, một trong số đó có thể kể đến như:
1.1. Nguyên nhân do răng
Sự tác động của hệ thống mắc cài nhất là lực siết liên tục của dây cung làm cho răng di chuyển. Đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng khi răng của bạn đã bắt đầu biến chuyển về vị trí đúng của chúng.
Đọc thêm: Bao lâu siết răng 1 lần?
Tuy nhiên, sự dịch chuyển của nhiều chiếc răng trong cùng một thời điểm đã tác động không nhỏ đến hàm, từ đó khiến hàm của bạn bị mỏi. Hiện tượng này thường xảy ra trong thời gian khoảng 2 – 3 tháng sau khi niềng.
1.2. Nguyên nhân do xương hàm
Trong quá trình khám bạn phải há miệng rộng trong thời gian dài làm cho hàm bị mỏi. Với những nguyên nhân này tình trạng mỏi sẽ nhanh chóng kết thúc sau khi bạn rời phòng khám. Bên cạnh đó, mỗi lần siết dây cung chỉnh nha, lực kéo khiến răng di chuyển cũng gây ra tình rạng đau mỏi nhẹ.
1.3. Nguyên nhân do khớp cắn
Khi niềng răng, khớp cắn sẽ được điều chỉnh liên tục, cộng thêm sự có mặt của các khí cụ trong miệng khiến cho cử động cơ hàm lúc ăn nhai và giao tiếp khó khăn hơn. Do đó, bạn có thể cảm thấy mỏi hàm. Khi khớp cắn cải thiện tốt hơn thì tình trạng này sẽ chấm dứt.
Nhìn chung, mỏi hàm là vấn đề phổ biến trong niềng răng nhưng không đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn cảm thấy những cơn đau mỏi trầm trọng thì nên gặp bác sĩ để được khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Hỏi đáp: Tại sao một số người bị lỗ hổng tam giác đen ở kẽ răng khi niềng?
2. Cách khắc phục mỏi hàm khi niềng răng
Nếu không may gặp phải tình trạng mỏi hàm khi niềng răng thì đây sẽ là một vài cách đơn giản để khắc phục, lưu lại phòng trường hợp cần dùng nhé!
2.1. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Đây là cách làm đơn giản mà đem lại hiệu quả tương đối tốt. Bạn hãy cho nước ấm vào một chai thủy tinh, lót một lớp khăn sạch mỏng bên ngoài và chườm tại khu vực hàm bị mỏi. Nhiệt độ nóng vừa phải sẽ giúp giãn mạch, từ đó tăng cường tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ nên có tác dụng giảm đau mỏi khá tốt.
Tương tự, với cách chườm lạnh, bạn lấy một lượng nhỏ đá sạch bỏ vào một chiếc khăn rồi đặt lên vị trí bị mỏi. Cơn mỏi sẽ được giảm đi rất nhanh nhờ vào cơ chế làm lạnh cục bộ.
2.2. Súc miệng bằng nước muối ấm
Do có tính kháng khuẩn và làm tăng tuần hoàn máu rất tốt của muối nên nước muối ấm rất tốt cho việc làm dịu mỏi hàm. Hãy lấy một cốc nước ấm bỏ thêm chút muối rồi khuấy đều. Sau đó, súc miệng nhẹ nhàng và đều khắp khoang miệng, tránh súc quá mạnh càng làm hàm bị mỏi thêm.
2.3. Massage nhẹ nhàng
Tác động của tay với lực vừa phải sẽ góp phần giảm thiểu mỏi hàm. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng tay sạch sau xoa nhẹ lên nướu theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp giảm đau đáng kể. Bạn có thể thực hiện động tác massage 1 -2 lần trong ngày mỗi khi rảnh, chú ý không nên dùng lực quá mạnh nhé!
2.4. Ăn thức ăn mềm
Ngoài ra, để cảm giác mỏi không trầm trọng thêm, bạn nên ăn những thức ăn mềm để hạn chế tối đa cơn buốt do lúc này răng của bạn còn khá yếu. Việc ăn thức ăn dai cứng sẽ tạo ra áp lực lớn và gây tổn thương đến răng và nướu.
Đọc thêm: Chú ý đến chế độ ăn uống khi niềng răng
Trên đây là một vài cách giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị mỏi hàm. Hy vọng những cách đơn giản mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn trong quá trình niềng răng của mình.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page