Răng hô là tình trạng sai lệch khớp cắn điển hình rất dễ nhận biết. Để khắc phục, nhiều người đã chọn phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, niềng răng có hết hô không? Chọn phương pháp nào hiệu quả nhất? Dưới đây các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể giúp bạn gỡ rối vấn đề này nhé.
Mục lục
1. Răng hô là gì ? Các loại răng hô
Răng hô là gì?
Răng hô hay răng vổ, răng vẩu là một dạng sai lệch khớp cắn trong nha khoa. Biểu hiện cụ thể là tương quan giữa hàm răng trên và dưới không đạt tỷ lệ chuẩn. Phần hàm trên của người bị hô thường chìa ra ngoài quá mức so với hàm dưới.
Dấu hiệu hô răng khá điển hình, có thể nhận thấy qua mắt thường. Tùy theo tình trạng hô ra sao mà mức độ biểu hiện cũng khác nhau. Ví dụ như:
- Phần răng cửa có thể bị nhô ra ngoài khi cười hoặc nói chuyện.
- Khi nhìn nghiêng, bạn thấy phần xương hàm/khuôn miệng có sự mất cân đối, xu hướng chìa ra bên ngoài.
- Có thể hai hàm răng không khép chặt lại được.
- Răng hàm trên nhô ra khỏi khuôn môi ngay cả trong tư thế bình thường.
- Răng cửa hàm trên và hàm dưới không đúng khớp cắn,…
Các dạng răng hô
Trong nha khoa, các chuyên gia chia răng hô thành 3 dạng chính gồm:
– Hô do răng: Là răng trên cung hàm mọc theo hướng chìa ra bên ngoài thay vì thẳng đứng. Khi ở trạng thái nghỉ răng không chạm vào được 1/3 mặt trong của hàm trên.
– Hô do hàm: Là do xương hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới. Răng vẫn mọc theo hướng thẳng đứng nhưng do xương hàm phát triển quá mức, chìa ra bên ngoài nên phần hàm sẽ nhô ra trước. Điều này làm mất đi sự cân đối trên khuôn mặt.
– Hô do cả răng và hàm: Là trường hợp nặng nhất do răng vừa mọc chìa ra và phần xương hàm lại phát triển quá mức.
Để phát hiện răng bị hô do răng, do hàm hay do cả hai, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín. Sau đó sẽ được bác sĩ trực tiếp thăm khám và đưa ra kết luận.
2. Niềng răng có hết hô không?
Niềng răng được biết đến là phương pháp sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt nhằm dịch chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trên thực tế có nhiều trường hợp răng hô được khắc phục bằng phương pháp chỉnh nha này. Tuy nhiên, niềng răng có hết hô không còn phụ thuộc thuộc vào tình trạng của mỗi người. Cụ thể:
– Nếu bị hô do răng thì niềng răng sẽ khắc phục được tình trạng hô hiệu quả dù ở mức độ nhẹ hay nặng, mang lại nụ cười thẩm mỹ, khuôn mặt hài hòa, cân đối.
– Nếu bị hô do xương hàm thì niềng răng sẽ không cho hiệu quả cao. Trường hợp này, bạn nên phẫu thuật hàm để điều chỉnh cấu trúc xương hàm về đúng chuẩn thẩm mỹ.
– Nếu bị hô do cả răng và xương hàm thì phải kết hợp cả phẫu thuật và niềng răng mới khắc phục triệt để nhất. Nếu chỉ điều trị một trong hai phương pháp thì chỉ khắc phục được một phần nguyên nhân.
3. Các phương pháp niềng răng hô hiệu quả
Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, mọi người có nhiều sự lựa chọn khi niềng răng hô. Trong đó phổ biến có niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống ra đời sớm nhất nhưng vẫn mang đến hiệu quả chỉnh nha tốt, có thể áp dụng cho cả trường hợp răng bị hô vẩu từ nhẹ đến phức tạp. Vật liệu chính được sử dụng bao gồm nilen, titanium (hợp kim không gỉ) thiết kế cẩn thận, chính xác nhằm nắn chỉnh vị trí sai lệch của răng.
Hiện nay, mắc cài kim loại được chia thành 2 dạng là:
– Mắc cài kim loại thường: Bác sĩ sẽ gắn từng chiếc mắc cài kim loại lên răng. Sau đó liên kết chúng với nhau nhờ dây cung cố định trong rãnh mắc cài từ thun buộc. Thun này có độ đàn hồi cao, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra liên tục.
– Mắc cài kim loại tự buộc (tự động): Bác sĩ vẫn gắn mắc cài kim loại lên răng, tuy nhiên không cần sử dụng thun buộc mà có nắp trượt giúp giữ dây cung trong mắc cài. Dây cung trượt tự do giúp giảm tối đa lực ma sát và rút ngắn thời gian niềng răng.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại là chi phí điều trị thấp nhất so với các phương pháp khác. Kết quả chỉnh nha tốt mang đến hàm răng chuẩn khớp cắn, khuôn mặt hài hòa, cân đối. Tuy nhiên tính thẩm mỹ chưa cao. Ngoài ra thời gian đầu cần làm quen với các khí cụ trong khoang miệng.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có cơ chế hoạt động tương tự mắc cài kim loại. Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở phần mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp màu sắc tương tự với màu răng nên tính thẩm mỹ cao hơn.
Niềng răng mắc cài sứ được chia thành 2 loại là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự đóng (tự động). Trong đó, thiết kế của mắc cài sứ tự đóng ngày càng thon gọn, ít gờ cạnh giúp khoang miệng trở nên thoái mái, ít tổn thương má nướu.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ nằm ở tính thẩm mỹ cao, phù hợp với những người thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng. Chất liệu sứ nguyên chất an toàn, không gây kích ứng cho cơ thể. Ngoài ra, mắc cài sứ rất chắc chắn, không sợ bị nứt vỡ. Tuy nhiên, hạn chế nằm ở chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại.
Niềng răng trong suốt Invisalign
So với hai phương pháp trên, niềng răng trong suốt Invisalign được đánh giá ưu thế hơn về mọi mặt. Trước tiên, Invisalign là công nghệ chỉnh nha hiện đại nhất có xuất xứ từ Hoa Kỳ. Thay vì sử dụng mắc cài, dây cung, điều bạn cần chỉ là bộ khay niềng trong suốt gồm 20- 48 chiếc riêng biệt cho từng giai đoạn khác nhau. Khoảng 2 tháng bạn sẽ đến kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng và thay khay niềng mới.
Khi sử dụng khay niềng Invisalign, mọi người không phát hiện ra bạn đang chỉnh nha khi mà khí cụ làm từ nhựa dẻo trong suốt ôm sát khít vào từng chiếc răng. Nhờ đó mang đến hiệu quả niềng răng hô rất tốt. Bạn không sợ bị bung tuột mắc cài hay dây cung, không sợ tổn thương má nướu.
Ngoài ra, một điểm nổi bật khác của niềng răng Invisalign là bạn có thể tháo lắp khay dễ dàng trước khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Cũng bởi sở hữu đầy đủ những ưu điểm trên nên chi phí niềng răng Invisalign ở mức cao nhất.
4. Niềng răng xong có bị hô trở lại không?
Niềng răng xong có bị hô trở lại không là băn khoăn chung của nhiều người. Nếu biết cách chăm sóc và tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ thì hiệu quả chỉnh nha giữ được vĩnh viễn.
Đầu tiên sau khi tháo niềng, xương hàm, mô nướu và dây chằng nha chu vẫn chưa thực sự ổn định để cố định răng tại vị trí mới. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo hàm duy trì liên tục từ 6 tháng đến 1 năm tùy tình trạng mỗi người. Hàm duy trì được chia thành 2 loại chính hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp.
– Hàm duy trì cố định được làm từ thép không gỉ, có hình dáng giống dây cung được gắn cố định vào mặt trong của răng bằng keo nha khoa.
– Hàm duy trì tháo lắp kim loại được làm từ thép không gỉ nhưng có thể tháo lắp dễ dàng hơn, nguyên lý hoạt động là gắn vào giữa vị trí răng số 3 và số 4 để cố định.
– Hàm duy trì tháo lắp nhựa được làm từ nhựa trong suốt an toàn với người dùng. Bạn sẽ được lấy dấu răng để chế tác thành khay riêng.
Hàm duy trì không có chức năng kéo răng mà là khuôn để giữ cho răng ở đúng vị trí như lúc vừa tháo niềng. Như vậy răng sẽ thêm thời gian thích nghi tốt hơn. Còn nếu bạn chủ quan không đeo hàm duy trì như chỉ dẫn, răng nhanh chóng dịch chuyển về vị trí cũ.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác khiến cho niềng răng bị hô trở lại như:
- Bác sĩ xác định sai nguyên nhân gây hô
- Trình độ và tay nghề của bác sĩ kém
- Bác sĩ gỡ niềng răng quá sớm
- Chăm sóc răng miệng sai cách
Để hạn chế tối đa việc niềng xong bị hô trở lại, bạn nhớ 3 điều quan trọng nhất:
– Kiên nhẫn đeo hàm duy trì theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Tái khám định kỳ để kịp thời phát hiện, xử lý, tránh răng bị “chạy” lại vị trí cũ
– Tránh ăn các đồ quá cứng, dai, dẻo, dính khi mới tháo niềng. Chúng làm cho cả răng và khớp cắn đều phải hoạt động nhiều.Trong khi đó, chân răng vẫn chưa ổn định nên có thể dễ dàng di chuyển về vị trí đầu dưới lực tác động khi ăn nhai hàng ngày.
5/ Cách chăm sóc khi niềng răng hô
Chăm sóc trong niềng răng là công đoạn đặc biệt quan trọng. Nó giúp bạn hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời còn giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha. Khi niềng răng hô, bạn lưu ý những điều dưới đây.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Trước tiên, bạn mua bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, mềm mại. Ưu tiên bàn chải kẽ, bàn chải rãnh hoặc bàn chải điện. Bạn không chọn loại bàn chải có phần sợi quá cứng.
Khi chải răng, bạn chú ý làm sạch từng mắc cài, kẽ răng. Chải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt ngoài của răng nhưng đừng quá mạnh tay dễ làm bung khí cụ. Trong phòng tắm hầu như đều có gương nên khi vệ sinh răng miệng, bạn vừa soi gương, vừa chải răng. Điều này còn giúp bạn kịp thời phát hiện nếu thấy mắc cài bị lung lay hay bung sút.
Tiếp đến, hãy vệ sinh cả mặt lưỡi vì nơi đây cũng tích tụ rất nhiều các mảng bám, vi khuẩn sẽ gây ra vấn đề răng miệng, hơi thở có mùi. Khi đánh răng, bạn chải nhẹ nhàng mặt trên của lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.
Khi đánh răng xong, mọi người nên dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch các kẽ răng hoặc khu vực khuất sâu mà bàn chải khó tới. Cuối cùng là sử dụng nước súc miệng chuyên dụng loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn còn sót lại.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Vì niềng răng sẽ cần khoảng thời gian dài nên chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ, đảm bảo sức khỏe cho người chỉnh nha. Trong đó các thực phẩm nên dùng đều thuộc dạng mềm, mịn, dễ nhai nuốt, không ảnh hưởng đến khí cụ. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh những thực phẩm quá cứng, quá dai,… sẽ rất dễ tác động đến mắc cài, dây cung.
– Các loại thực phẩm nên dùng:
- Các món ăn mềm, mịn như cháo, súp, miến, bún, phở,…
- Các sản phẩm làm từ sữa: bơ, phô mai, sữa tươi, sữa chua,…
- Các sản phẩm từ trứng: trứng cuộn, trứng luộc, bánh flan, bánh bông lan,…
- Các món ăn được chế biến từ ngũ cốc: đậu hũ, bột ngũ cốc,…
- Các sản phẩm giàu chất đạm: các loại hạt, đậu, gạo lứt đã được nghiền mịn
- Các món ăn từ thịt heo, thịt bò, gia cầm, hải sản đã được ninh nhừ hoặc cắt nhỏ
- Các thực phẩm từ rau xanh, củ quả… đã được nấu mềm
- Các loại nước ép trái cây, sinh tố giàu vitamin
- Các loại bánh mềm như cookies, brownies,…
– Các loại thực phẩm nên hạn chế
- Các loại thức ăn quá cứng như đá viên, xương, đùi gà chiên, cánh gà chiên, ngô luộc, thịt khô, hoa quả sấy giòn…
- Các loại thức ăn nhanh, giòn như khoai tây chiên, bỏng ngô,…
- Các loại thức ăn quá dẻo như bánh giầy, bánh nếp, xôi chiên,…
- Các loại thức ăn giòn, nhiều vụn như bánh mỳ, bánh quy,…
- Các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu
Loại bỏ thói quen xấu
Thói quen xấu cũng ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha, thậm chí còn làm tổn hại đến các khí cụ. Bạn lưu ý bỏ những điều sau:
- Không dùng răng để mở nắp chai, không dùng tăm xỉa răng
- Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, hút thuốc lá
- Khắc phục dần thói quen nghiến răng
Tái khám đúng hẹn
Dù bận rộn nhưng khi niềng răng bạn vẫn cần sắp xếp tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ. Mục đích của tái khám là để siết lại khí cụ với niềng răng mắc cài hoặc nhận khay niềng mới với Invisalign. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng, phát hiện các bệnh lý khác nếu có giúp sớm lên phương án xử lý.
Niềng răng vẫn được biết đến là phương pháp chỉnh hô hiệu quả, cho kết quả vĩnh viễn nếu bạn tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên quan trọng nhất, bạn cần tìm đúng địa chỉ nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại cùng bác sĩ niềng răng dày dặn kinh nghiệm. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page