Bị bung tuột mắc cài khi niềng răng có thể làm cho bạn vô tình nuốt phải và gây ra không ít rắc rối. Nếu lỡ rơi vào tình huống này, bạn cần hết sức bình tĩnh, tránh hoảng sợ. Sau đó tìm sự trợ giúp của người xung quanh. Dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể hơn: Nuốt phải mắc cài niềng răng có nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn, nhanh nhất để tránh tổn hại đến sức khỏe.
Mục lục
1. Những nguyên nhân gây bung sút mắc cài niềng răng
Niềng răng mắc cài là kỹ thuật nha khoa sử dụng hệ thống các mắc cài, dây cung nhằm tạo ra lực kéo, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, mang lại hàm răng thẳng đều, cân đối khớp cắn.
Mắc cài sẽ được gắn cố định trên bề mặt răng bằng một loại keo dán chuyên dụng, có thể chiếu đèn laser hóa cứng keo dán. Nhờ đó đảm bảo được độ bám dính cao hơn. Sau đó bác sĩ tiến hành đi dây cung và cố định chúng vào rãnh của mắc cài.
Trên thực tế, mắc cài gắn trên răng không quá lỏng lẻo đến mức bị bung tuột. Tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, vì lý do nào đó khiến chúng rơi ra khỏi vị trí. Những nguyên nhân đó có thể là:
Ăn thực phẩm quá dai, cứng
Khi niềng răng, bác sĩ luôn dặn bạn cần hạn chế tối đa các thực phẩm quá dai, dẻo hoặc cứng. Chúng đều dễ làm tổn hại đến khí cụ. Điển hình là các loại kẹo cứng, ngô luộc, chân gà, cánh gà, táo,… Đôi khi chỉ cần ăn một chút cũng làm cho mắc cài bị bung ra. Sau đó bạn rất dễ nuốt phải.
Đánh răng quá mạnh
Đánh răng khi niềng răng đặc biệt quan trọng giúp hạn chế tối đa các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… Tuy nhiên nếu bạn dùng lực quá mạnh trong thời gian dài, dù được gắn chắc bằng keo y khoa thì mắc cài cũng dễ bị bung ra.
Gắn mắc cài không chắc chắn
Một nguyên nhân khác làm cho mắc cài bị bung tuột, dễ nuốt phải là do bác sĩ thực hiện không có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn. Quá trình gắn khí cụ diễn ra không đảm bảo, sử dụng keo dán kém chất lượng hoặc chưa đủ độ dính chắc. Như vậy chỉ cần một tác động nhẹ bên ngoài cũng sẽ làm rớt mắc cài.
Khí cụ niềng răng kém chất lượng
Niềng răng mắc cài được chia thành nhiều loại với nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Không phải nơi nào cũng đảm bảo được chất lượng của khí cụ. Mắc cài kém chất lượng thường dễ bị bóp méo, khả năng bám dính kém hơn. Khi tác động lực vào dù lực không lớn cũng dễ bung tuột.
2. Nuốt phải mắc cài niềng răng có nguy hiểm không?
Nuốt phải mắc cài niềng răng có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn để phòng trừ những tình huống xảy ra ngoài ý muốn.
Về bản chất, mắc cài được làm từ chất liệu hợp kim không gỉ như titanium, niken,… Dạ dày của chúng ta chắc chắn không thể nào tiêu hóa được những vật liệu này. Vậy nên khi lỡ nuốt phải mắc cài xuống khoang bụng, một số tình huống dưới đây rất dễ xảy ra:
Có thể gây viêm nhiễm
Khi trôi xuống cùng với thức ăn, mắc cài có thể sẽ va quẹt vào thành họng làm xước, rách cổ họng. Điều này sẽ trở thành nơi để vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. Nếu thấy cổ họng của mình gặp vấn đề trong thời điểm này, bạn cần đi soi khám cẩn thận.
Có thể gây đau dạ dày
Dị vật nằm trong ổ bụng cũng làm cho việc tiêu hóa thức ăn gặp trở ngại. Bao tử cũng không thể tiêu hóa được mắc cài. Chúng nằm đó, không di chuyển được dễ gây ra những cơn đau dạ dày.
Có thể gây tổn thương ruột
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, các sóng nhu động yếu (sóng nhào trộn) sẽ trộn chung cả phần mắc cài với thực phẩm. Điều này dễ làm tổn thương cả dạ dày và ruột do mắc phải vật liệu cứng.
Ảnh hưởng đến quá trình niềng răng
Mắc cài bị rơi ra mà không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình siết lực của dây cung và dây thun. Từ đó mà làm gián đoạn quá trình niềng răng. Do vậy bạn cần chú ý nếu thấy những bất thường trong khoang miệng.
Như vậy có thể thấy, nuốt phải mắc cài niềng răng nếu không xử lý kịp thời dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tổn hại về mặt sức khỏe. Ngoài ra, nó làm chậm quá trình chỉnh nha.
3. Cách xử lý an toàn nhất khi nuốt phải mắc cài niềng răng
Khi lỡ nuốt phải mắc cài niềng răng, nhiều người hoảng hốt và không biết phải xử lý ra sao. Dưới đây bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể các bước giúp bạn vượt qua tình huống này một cách an toàn nhất nhé.
– Bước 1: Giữ thái độ bình tĩnh, không cần quá lo lắng
Việc đầu tiên khi phát hiện mình nuốt phải mắc cài, bạn cần giữ được sự bình tĩnh, không được hốt hoảng, lo lắng quá độ dễ khiến chúng ta bị rối.
– Bước 2: Bạn kiểm tra lại mắc cài, dây cung, dây thun
Sau đó, bạn hãy kiểm tra lại một lượt hệ thống mắc cài trên răng. Điều này giúp nắm rõ xem số lượng mắc cài bạn có thể nuốt phải là bao nhiêu, còn lại bao nhiêu.
– Bước 3: Đến bệnh viện gần nhất để loại bỏ dị vật
Nếu lỡ mắc cài đi cùng thức ăn vào khoang bụng, bạn cần đến bệnh viện gần nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc nội soi ổ bụng để chắc chắn được vị trí của mắc cài. Sau đó, bác sĩ giúp bạn loại bỏ mắc cài ra khỏi ổ bụng.
– Bước 4: Liên hệ địa chỉ nha khoa để niềng lại hàm răng
Sau khi đã loại bỏ được mắc cài, bạn cần đến địa chỉ nha khoa để niềng lại hàm răng. Bác sĩ kiểm tra lại tình trạng các khí cụ. Tiếp đến là gắn lại mắc cài cẩn thận cho bạn.
4. Hướng dẫn cách phòng tránh bung sút mắc cài niềng răng
Chúng ta vẫn có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để bản thân không rơi vào tình trạng bị bung sút hay nuốt phải mắc cài, bạn nên chú ý một số điều dưới đây.
Chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận
Chăm sóc răng miệng không cẩn thận là một trong nguyên nhân dễ gây bung sút mắc cài. Bạn nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề này. Trước tiên, bạn mua bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, mềm mại. Nên mua bàn chải rãnh, bàn chải kẽ hoặc bàn chải điện. Không sử dụng loại bàn chải có phần sợi quá cứng. Tiếp đến sử dụng lực chải răng vừa phải, đừng quá mạnh tay.
Khi vệ sinh răng miệng, bạn nên soi gương nhằm đảm bảo quá trình làm sạch răng và kịp thời phát hiện sớm nếu thấy mắc cài bị lung lay hay bung sút.
Chế độ ăn uống đảm bảo an toàn
Tiếp đến chế độ ăn uống không đảm bảo theo sự khuyến cáo của bác sĩ cũng làm cho mắc cài dễ “lạc trôi” đến những nơi mà ta không mong muốn.
– Các loại thực phẩm nên hạn chế
- Các loại thức ăn quá cứng như đá viên, xương, đùi gà chiên, cánh gà chiên, ngô luộc, thịt khô, hoa quả sấy giòn…
- Các loại thức ăn nhanh, giòn như khoai tây chiên, bỏng ngô,…
- Các loại thức ăn dẻo như bánh giầy, bánh nếp, xôi chiên,…
- Các loại thức ăn giòn, nhiều vụn như bánh mỳ, bánh quy,…
- Các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu
– Các loại thực phẩm được khuyến khích
- Các sản phẩm làm từ sữa: bơ mềm, phô mai, sữa tươi, sữa chua,…
- Các sản phẩm từ trứng: bánh flan, bánh bông lan, trứng cuộn, bánh tráng miệng từ lòng trắng trứng…
- Các món ăn được chế biến từ ngũ cốc: đậu hũ, bột ngũ cốc,…
- Các sản phẩm giàu chất đạm: các loại hạt, đậu, gạo lứt đã được nghiền mịn
- Các loại thực phẩm dinh dưỡng như thịt heo, thịt bò, gia cầm, hải sản đã được ninh nhừ hoặc cắt nhỏ
- Các thực phẩm từ rau xanh, củ quả… đã được nấu mềm
- Các món ăn mềm, mịn như cháo, súp, miến, bún, phở,…
- Các loại nước ép trái cây, sinh tố giàu vitamin
- Các loại bánh mềm như cookies, brownies,…
Loại bỏ những hành động xấu
Trong thời gian niềng răng và kể cả sau khi tháo niềng, bạn cần tránh những hành động sau:
- Sử dụng răng để mở nắp chai vì dễ làm hỏng khí cụ, gây tổn thương cho răng, làm răng bị lệch hướng
- Không tự ý kéo hay bẻ cong khung niềng. Điều này dễ gây ảnh hưởng đến răng. Nếu thấy không thoải mái, bạn hãy tới gặp bác sĩ.
Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ
Đôi khi bạn không thể phát hiện được ngay bản thân đã lỡ nuốt trúng mắc cài vào bụng. Bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn. Như vậy bác sĩ sẽ dễ phát hiện kịp thời những mất mát trên mắc cài cũng như khí cụ.
Thời gian niềng răng thường kéo dài nên việc đôi lúc bị bung tuột mắc cài là điều khó tránh khỏi. Ngoài việc chú ý chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng cẩn thận, để hạn chế tối đa các rủi ro, bạn lưu ý chọn địa chỉ nha khoa uy tín nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page