Móm khiến gương mặt trở nên không hài hòa, kém xinh và khiến nhiều người mất đi sự tự tin. Hai loại móm chính là: móm do răng và móm do hàm, mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục khác nhau. Để phân biệt răng móm và hàm móm một cách chính xác nhất, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Móm là gì? Dấu hiệu nhận biết
Móm là một trong những khuyết điểm gương mặt mà không ít người gặp phải. Trái ngược với hô, móm (hay còn được gọi là khớp cắn ngược) là tình trạng một người có phần cằm dưới bị chìa ra ngoài và lệch hơn nhiều so với hàm trên. Móm không chỉ khiến phần môi bị mất cân bằng mà còn khiến cả cấu trúc gương mặt bị biến đổi, không hài hòa và thanh thoát.
Móm có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính nhưng dễ gặp nhất ở những người lớn tuổi do tình trạng mất nhiều răng gây nên. Khi đó phần môi sẽ bị thu lại dẫn đến tình trạng móm mà chúng ta thường thấy. Đối với những độ tuổi trẻ hơn, móm đôi khi còn do yếu tố di chuyền, các thói quen xấu khi còn nhỏ, cấu trúc xương hoặc do tác động của những tác động ngoại lực khác.
– Đối với người bình thường thì các bộ phận như nhân trung, môi trên và môi dưới sẽ đều và tạo thành 1 đường thẳng. Tuy nhiên, với người bị móm đường thẳng này sẽ bị gấp khúc và chìa ra ở khu vực tiếp giáp giữa mũi và môi.
– Hàm dưới chìa ra nhiều so với hàm trên, trong chỉnh nha tình trạng này còn được gọi là khớp cắn ngược. Móm nặng hay móm nhẹ cũng tùy thuộc vào mức độ chìa ra của răng.
– Do răng và hàm ở trạng thái không bình thường nên vị trí hai môi cũng không đều nhau: môi trên thu hẳn về sau và môi trên chìa ra phía trước.
2. Phân biệt răng móm và hàm móm
Để có hướng điều trị chuẩn xác và hiệu quả nhất, việc xác định móm do răng hay móm do hàm là rất quan trọng. Do đó, trước khi đi vào điều trị các bác sĩ cần chẩn đoán nguyên nhân bệnh nhân bị móm. Có thể phân biệt răng móm và hàm móm một cách đơn giản như sau:
– Móm do răng: Các răng hàm trên mọc lệch vào trong, nhóm răng hàm dưới mọc theo hướng đâm ra ngoài, xương hàm vẫn phát triển bình thường và không có sự lệnh lạc gì. Với trường hợp này có thể do tác động của hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm. Đây được xem là một trong những trường hợp điển hình của tình trạng lệch khớp cắn, hay còn được nhiều người quen gọi là vẩu ngược, vẩu hàm dưới…
– Móm do hàm: Do cấu trúc xương hàm phát triển không bình thường hàm trên kém phát triển, hàm dưới phát triển mạnh hoặc do dị tật khe thở vòm miệng.
– Kết hợp của 2 nguyên nhân trên: Đây là một trường hợp đặc biết và thường khó phát hiện và điều trị hơn. Khi mà cả xương hàm dưới nhô ra nhiều và các răng khấp khểnh, mọc chen chúc không thẳng hàng.
Trên đây chỉ là nhưng thông tin chung mang tính tham khảo, để biết chính xác tình trạng của mình bạn cần đến phòng khám để để thăm khám, chụp phim x-quang răng, xương hàm các góc mặt để tìm ra nguyên nhân gây móm. Đồng thời bạn cũng không nên tự phỏng đoán và làm theo các phương pháp không khoa học trên mạng điều này sẽ rất nguy hiểm.
3. Khắc phục răng móm, hàm móm như thế nào?
Móm nói chung không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ (mặt lưỡi cày, mặt gãy) mà còn ảnh hưởng đến phát âm, người bị móm khó phát âm rõ ràng, tròn chữ. Không chỉ có vậy, móm còn ảnh hưởng đến chức năng nhai, gây khó khăn trong việc cắn xé thức ăn, lâu dần có thể dẫn đến những như bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm, đau nhức và mỏi cơ hàm. Nếu không được điều trị kịp thời móm còn khiến răng rụng sớm khi về già. Do đó, việc phát hiện, điều trị, khắc phục móm do răng hay do hàm đều cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Như bài viết nói ở trên, vì nguyên nhân dẫn đến các loại móm khác nhau nên cách điều trị cũng khác nhau. Cách khắc phục móm cụ thể như sau:
3.1. Khắc phục răng móm
Với trường hợp răng móm cách khắc phục hiệu quả nhất là niềng răng. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay. Đây là phương pháp sử dụng lực kéo, siết của các khi cụ mắc cài, dây cung hoặc khay niềng để đưa răng về vị trí đúng. Không những thế, niềng răng còn giúp bạn có được một cung răng tròn đều, hàng răng thẳng tắp, khớp cắn chuẩn. Nhờ đó mà tính thẩm mỹ và sức ăn nhai của hàm răng cũng được cải thiện đáng kể.
Thời gian niềng răng thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 năm tùy tình trạng, độ tuổi và phương pháp niềng. Hiện nay có khá nhiều phương pháp niềng với các mức chi phí khác nhau để khách hàng lựa chọn. Tại Nha khoa Thúy Đức có đầy đủ các phương pháp niềng như sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Các khí cụ được làm từ chất liệu kim loại an toàn với sức khỏe người niềng, với mức giá giao động từ 30 – 35 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài sứ: Đạt được tính thẩm mỹ cao hơn với mắc cài sứ được chế tạo tương tự với màu sắc của răng.
- Niềng răng mặt trong: Mắc cài được gắn hoàn toàn vào mặt trong của răng (có có tên gọi khác là niềng răng mặt lưỡi), do đó rất khó bị phát hiện nên cũng có tính thẩm mỹ khá cao.
- Niềng răng trong suốt Invisalign: Phương pháp niềng răng tiên tiến nhất hiện nay với khay niềng trong suốt đạt được tính thẩm mỹ tối đa mà vẫn đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha tương tự các phương pháp trên.
Đối với những hàm răng móm các bác sĩ thường dùng các khí cụ hỗ trợ như dây thun niềng răng, bands, móc kéo… để kéo hàm dưới vào trong hoặc hàm trên hướng ra ngoài. Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng 4 hàm dưới dể việc kéo nhóm răng phía trước vào trong được dễ dàng hơn. Thêm một phương pháp nữa để niềng răng móm đó là di xa. Cụ thể bác sĩ sẽ gắn minivis ở một vị trí phù hợp để kéo được toàn bộ hàm dưới vào trong.
Xem thêm: Chi phí niềng răng móm bao nhiêu?
Sử dụng kéo răng phương pháp nào cần có sự chẩn đoán kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo được hiệu quả trị móm tốt nhất, đồng thời giảm thiểu việc nhổ răng và gây đau đớn cho bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi lựa chọn nha khoa niềng răng móm
3.2. Khắc phục hàm móm
Trong trường hợp hàm móm, phẫu thuật hàm là biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Do đây là một phẫu thuật phức tạp nên cần được thực hiện ở bệnh viện lớn.
Đây là một quy trình chỉnh sửa, cắt ghép xương hàm với nhau để khắc phục tình trạng bị lệch khớp khi cắn do bởi xương hàm quá ngắn hoặc quá dài. Đôi lúc, để quá trình diễn ra thuận lợi, bệnh nhân vẫn cần phải tiến hành niềng răng trước để điều chỉnh vị trí và sắp xếp cung răng một cách phù hợp nhất.
Quy trình phẫu thuật hàm hàm móm diễn ra như sau:
Thăm khám trước điều trị: Bác sĩ nha khoa là người trực tiếp kiểm tra tình trạng răng sau của khách hàng. Kết quả kiểm tra giúp bác sĩ xác định khớp cắn dưới là do răng hay do cấu trúc xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng và lên kế hoạch điều chỉnh hàm phù hợp.
Kiểm tra sức khỏe: Khám sức khỏe tổng quát bao gồm phân tích máu, nước tiểu, phân tích bệnh lý… đây là bước bắt buộc giúp bác sĩ xác định sức khỏe của khách hàng có đủ tốt để phẫu thuật móm hay không.
Gây mê: Gây mê nhằm giảm đau và cho bệnh nhân nghỉ ngơi, thoải mái trước khi bước vào phẫu thuật.
Tiến hành phẫu thuật: Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ vô trùng, hiện đại để bắt đầu quá trình điều trị chỉnh hàm. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật hàm móm một cách chính xác, nhanh chóng dựa trên phương pháp điều trị đã được thiết lập sẵn. Một đường ở lợi hai bên hàm dưới sẽ được rạch xuống, ngay phía sau răng hàm. Sau đó, dùng dụng cụ phẫu thuật xương chuyên dụng sẽ được sử dụng để cắt xương hàm dưới và di chuyển hàm về phía sau để cải thiện hoàn toàn tình trạng móm.
Tái khám: Sau khi phẫu thuật, bạn nên tuân thủ kế hoạch tái khám của bác sĩ để xem răng hàm có ổn định và phục hồi như mong muốn hay không. Bạn cũng cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ bằng cách thông báo tình trạng của mình thường xuyên.
Đau khi phẫu thuật hàm là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là với các phương pháp điều trị xâm lấn và phẫu thuật hàm cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, với đội ngũ bác sĩ giỏi, các thiết bị máy móc hiện đại như hiện nay, cảm giác đau nhức, khó chịu khi điều trị chỉnh nha răng hàm sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, khách hàng sẽ được hỗ trợ sử dụng thuốc tê và thuốc giảm đau trước và sau phẫu thuật nên cảm giác đau nhức chỉ là tạm thời, sau đó chỉ cần ăn uống lành mạnh và chăm sóc răng hàm để xương hàm nhanh lành.
Phân biệt răng móm và hàm móm không phải là một việc dễ dàng và nên được đnáh giá bởi bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu trên nên đến phòng khám, bệnh viện để được tư vấn chính xác. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page