Câu hỏi: “Răng của em bị khấp khểnh nặng ở cả hai hàm nên em có ý định muốn niềng răng. Nhưng em nghe nói một số người niềng răng cần phải nhổ răng. Không biết khi đó sẽ gắn mắc cài trước mới nhổ răng hay nhổ răng rồi mới gắn mắc cài. Rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ”. (Nguyễn Liên Hương- 27 tuổi- Hà Nội).
Trả lời
Chào bạn Nguyễn Liên Hương. Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau.
Gắn mắc cài trước mới nhổ răng hay nhổ răng rồi mới gắn mắc cài?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất hiện nay giúp khắc phục tình trạng răng bị hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh,… về đúng vị trí như mong muốn, chuẩn khớp cắn, đều và đẹp nhất. Tuy nhiên đúng như bạn chia sẻ, một số trường hợp sẽ cần nhổ một hoặc vài chiếc răng không quan trọng và cần thiết. Mục đích của nhổ răng là để tạo khoảng trống, lấy diện tích gắn khí cụ lên răng được chắc chắn hơn.
Gắn mắc cài trước mới nhổ răng hay nhổ răng rồi mới gắn mắc cài
Việc gắn mắc cài trước mới nhổ răng hay nhổ răng phụ thuộc vào tình trạng sai lệch răng của bạn. Sau khi bác sĩ kiểm tra cụ thể tình trạng thông qua chụp phim X-quang, bạn sẽ nhận được chỉ định là nhổ răng trước hay gắn mắc cài trước sẽ tốt hơn, số lượng răng cần nhổ là bao nhiêu, ở vị trí nào,…
Những trường hợp cần nhổ răng trước rồi gắn mắc cài
- Răng mọc khấp khểnh, chen chúc nặng làm cho răng mọc lệch ra khỏi cung hàm không gắn được mắc cài. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm nhỏ (răng số 4 hoặc số 5). Khi đó các răng kéo giãn và dàn đều trên cung hàm.
- Nhổ răng số 8: Nếu răng số 8 của bạn bị mọc ngầm, mọc kẹt và ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh thì việc loại bỏ chúng nhằm mục đích tạo khoảng kéo lui toàn hàm và được thực hiện trước khi gắn mắc cài. Vì nằm ở vị trí khá sâu nhưng bù lại khoảng không bên cạnh tương đối rộng nên việc nhổ răng không quá khó khăn.
- Răng kẹ, răng thừa vùng trước cửa: Sự xuất hiện của một chiếc răng kẹ là cho răng cửa thưa, xoay lệch. Việc nhổ bỏ sớm tạo khoảng trống cho răng cửa nhanh chóng xoay lại đúng vị trí mong muốn.
- Khớp cắn hở: Khớp cắn hở là khi bạn khép chặt cả hàm trên và hàm dưới với nhau nhưng vẫn có khoảng trống bị hở giữa hai hàm. Việc nhổ răng sớm từ đầu giúp đóng khớp cắn hở tự nhiên, mang đến nhiều thuận lợi hơn cho cả kế hoạch chỉnh nha.
- Răng sâu vỡ lớn có chân răng bị viêm nang: Nếu không may răng của bạn bị sâu vỡ lớn chỉ cần chân răng thì việc nhỏ răng nên sớm thực hiện trước khi gắn mắc cài. Điều này vừa để loại bỏ vùng viêm nhiễm, vừa đảm bảo vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn sau khi gắn niềng.
Những trường hợp cần gắn mắc cài rồi mới nhổ răng
- Răng hàm nhỏ: Nếu răng hàm nhỏ của bạn có thể gắn mắc cài thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sau khi gắn khoảng 3- 4 tuần. Thời điểm này mô quanh răng đáp ứng với lực do mắc cài và dây cung tạo ra nên hệ thống dây chằng quanh răng giãn rộng hơn. Các răng có hiện tượng lung lay nhẹ nên việc nhổ răng sẽ dễ dàng, giảm đau và giảm sang chấn sau khi nhổ.
- Sai khớp cắn do xương bị che đậy bởi trục của răng, ví dụ như trường hợp xương hạng 2 (hô răng), trục răng cửa cụp. Hoặc trường hợp răng chen chúc nhưng cung răng hẹp. Khi đó, bác sĩ thường gắn mắc cài trước để dựng thẳng trục hoặc nong hàm sắp đều các răng rồi mới quyết định nhổ răng tùy vào mức độ hô. Những trường hợp này nếu quyết định nhổ răng hàm nhỏ sớm đôi khi có thể thừa khoảng do không đánh giá chính xác mức độ hô.
- Người có tật đẩy lưỡi, nghiến răng: Sẽ làm cản trở việc đóng khoảng sau khi nhổ răng. Bác sĩ cũng gắn mắc cài trước, hướng dẫn bệnh nhân tập lưỡi đúng vị trí, loại bỏ thói quen nghiến răng. Sau đó đánh giá lại mới quyết định nhổ răng.
- Người có xương vỏ mỏng hoặc tình trạng nha chu không khỏe mạnh: Việc nhổ răng đóng khoảng lúc này sẽ gặp khó khăn. Bác sĩ có thể lựa chọn gắn mắc cài theo dõi sự đáp ứng của vùng xương vỏ, chân răng sau đó mới quyết định có nên nhổ răng kéo lùi hay không.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các giai đoạn khi niềng răng trong bài viết này.
Một số lưu ý sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, để quá trình hồi phục được nhanh chóng hơn, bạn lưu ý vài điều dưới đây:
- Trong 30 phút đầu, bạn cắn gạc tại chỗ để cầm máu. Khi thuốc tê tan, có thể cảm giác hơi đau nhẹ.
- Nếu thấy má sưng lên, bạn chườm túi nước đá quanh má giúp giảm tình trạng sưng, đau.
- Nhanh chóng uống thuốc theo đơn của bác sĩ đã kê.
- Không được súc miệng khi cục máu đông chưa hình thành.
- Ngày đầu tiên không nên đánh răng mà súc miệng bằng nước muối cho sạch sẽ.
- Không chọc ngoáy vào vị trí vừa mới nhổ răng.
- Trong vài ngày đầu nên ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa để răng không phải làm việc nhiều.
- Không ăn thức ăn quá cứng, quá mặn, chua, cay, đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích.
- Không được hút thuốc trong 3 ngày đầu tiên.
Như vậy, bạn đã hiểu rõ gắn mắc cài trước mới nhổ răng hay nhổ răng rồi mới gắn mắc cài. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Điều quan trọng là bạn hãy tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín như Thúy Đức để được bác sĩ kinh nghiệm trực tiếp thăm khám.
Đọc thêm: Các lưu ý cần biết trước và sau khi niềng răng
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 - 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page