“Đang niềng mà cảm giác răng cửa bị lung lay thì có ảnh hưởng gì tới quá trình niềng cũng như sức khỏe răng miệng không? Và điều đó có bình thường không?” Để biết được tình trạng này xảy ra là bình thường hay bất thường thì theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Răng cửa lung lay khi niềng có ảnh hưởng gì không?
Nếu bạn thấy răng cửa lung lay khi niềng thì đây là điều vừa bình thường vừa bất thường. Tại sao lại nói như vậy? Tìm câu trả lời qua phần dưới đây nhé.
Trường hợp răng cửa lung lay khi niềng là bình thường
Như bạn đã biết, cơ chế niềng răng hoạt động dựa trên lực kéo của các khí cụ chỉnh nha giúp dịch chuyển các răng trên cung hàm dần dần về đúng vị trí đều đẹp nhất. Thực chất việc bạn đang cảm thấy răng hơi lung lay khi niềng không phải là chuyện quá bất thường và lo lắng. Bởi vì khi lực tác động từ hệ thống mắc cài – dây cung cùng các khí cụ chỉnh nha khác khiến các răng bị lệch hoặc khấp khểnh di chuyển về vị trí mới. Từ đó, một bên xương ổ răng sẽ bị tiêu tạm thời trong khi bên còn lại dày lên để làm răng chạy. Chính vì vậy bạn sẽ cảm thấy răng hơi lung lay, không được chắc chắn. Hơn nữa, răng cửa chỉ có một chân nên khi niềng sẽ lung lay một chút là điều dễ hiểu.
Trường hợp này bạn chỉ cần tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ cũng như ăn uống, chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ càng để răng được khỏe mạnh trong thời gian này. Sau một khoảng thời gian, răng ổn định hơn thì tình trạng lung lay nhẹ sẽ hết dần. Vì vậy, bạn không phải lo lắng là răng sẽ bị rụng sớm nhé.
Trường hợp răng cửa lung lay cần phải lưu ý
Ngược lại, nếu tình trạng răng lung lay, ê ẩm diễn ra quá lâu, răng lung lay nhiều kèm theo những cơn đau, hoàn toàn không còn là cảm giác nữa thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, kiểm tra và khắc phục kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Một vài nguyên nhân lý giải cho tình trạng này như sau:
Kế hoạch chỉnh nha sai lệch: Chúng ta không thể niềng răng khi không có kế hoạch điều trị chính xác từ bác sĩ. Nó sẽ quyết định đến kết quả chỉnh nha cuối cùng của bạn. Vì thế bác sĩ sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra phác đồ và phải kiểm soát được quá trình niềng răng diễn ra theo đúng kế hoạch. Nếu bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng răng, lên phác đồ điều trị không chính xác sẽ khó mà đạt kết quả như ý muốn, thậm chí còn khiến răng sai lệch nhiều hơn và làm răng lung lay, ê đau khi chỉnh nha.
Niềng răng không đúng kỹ thuật: Khi bác sĩ thực hiện niềng răng cần đảm bảo đúng quy trình tiêu chuẩn và đúng kỹ thuật để đảm bảo lực kéo của khí cụ được điều chỉnh phù hợp với tình trạng răng. Lực kéo quá ít sẽ không mang lại hiệu quả cao nhưng nếu quá mạnh sẽ khiến răng bị lung lay khi niềng và làm răng yếu đi, thậm chí nhiều trường hợp còn bị bật chân răng. Ngoài ra, việc thay lực kéo sai thời điểm cũng khiến răng bị chèn ép, xô đẩy, lung lay.
Tháo niềng răng quá sớm: Khi răng chưa có đủ thời gian ổn định tại vị trí mới mà được chỉ định tháo niềng thì việc này cũng là nguyên nhân khiến răng bị lung lay khi niềng.
Chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng: Trước khi tiến hành niềng răng cần điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng đang gặp phải như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Nếu không bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, vi khuẩn phát triển mạnh khiến sức khỏe răng miệng cũng bị yếu đi và ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình niềng răng.
Do thói quen sinh hoạt không đúng cách: Việc chăm sóc răng niềng rất cần được chú trọng khi niềng răng, bởi nếu thực hiện vệ sinh không đúng cách có thể làm bung sút mắc cài, dây cung, ảnh hưởng đến lực kéo của răng. Nếu gặp phải tình huống trên, bạn nên tới nha khoa để được điều chỉnh kịp thời nhé.
Do nền răng yếu: Nếu bản chất của răng yếu mà vẫn tiến hành chỉnh nha thì có nguy cơ khiến răng lung lay, thậm chí là gãy rụng.
Xem chi tiết: Răng yếu niềng có sao không?
Răng lung lay khi niềng kèm các biểu hiện như sưng, đau nhức, ê buốt, nhạy cảm sẽ có tác động xấu tới sức khỏe răng miệng của bạn. Tùy vào từng nguyên nhân mà mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau:
- Niềng răng sai kỹ thuật rất dễ dẫn đến những tổn thương làm viêm tủy, đau hàm kéo dài nếu không được điều trị và khiến răng lung lay nghiêm trọng hơn, có nguy cơ bị bật chân răng, rụng răng.
- Nếu dùng lực quá mạnh khi chỉnh nha có thể khiến xương ở răng bị tiêu, tụt lợi,…ảnh hưởng tới cả sức khỏe và thẩm mỹ vì răng cửa ở ngay mặt tiền của khuôn miệng.
- Răng lung lay khi niềng khiến chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, ở mức độ nặng không thể nghiền thức ăn kĩ, có thể tác động xấu tới dạ dày và hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
- Răng rụng sớm là một nguy cơ có thể xảy ra nếu nhận thấy răng lung lay khi niềng, lúc này răng đang yếu và việc xiết lực chỉnh nha dễ làm răng bị gãy, vỡ.
Giải pháp cho trường hợp này tốt nhất là bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín khác, đảm bảo được các yếu tố về chuyên môn bác sĩ và cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho quá trình niềng răng. Sau đó, bạn cần cho bác sĩ biết về kế hoạch điều trị trước đó, niềng răng đang ở giai đoạn nào, gắn thêm khí cụ nào chưa, tình trạng sức khỏe răng miệng như thế nào và bạn không thoải mái ở đâu,… Hãy nói chi tiết nhất có thể để bác sĩ nắm rõ được tình hình và có phương án tiếp nhận điều trị phù hợp nhất nhé.
Những vấn đề thường gặp phải khi niềng răng
Ngoài răng lung lay khi niềng, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề có thể gặp phải khi niềng răng để chủ động hơn và không bị hoang mang khi chũng xảy ra trong quá trình niềng nhé.
Nguy cơ hôi miệng
Hôi miệng là sự xuất hiện của loại kỵ khí sản xuất ra hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi. Hôi miệng rất dễ gặp phải khi niềng răng, bởi mắc cài có thể làm cản trở tác động của lông bàn chải đánh răng lên bề mặt răng, khó loại bỏ vi khuẩn, mảng bám răng, thức ăn bám, giắt ở kẽ răng.
Chính vì thế, ngoài chải răng 2 lần mỗi ngày, bạn nên sử dụng thêm máy tăm nước, nước súc miệng, chỉ nha khoa,…giúp loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, mảng bám.
Đọc chi tiết: Mẹo cải thiện hôi miệng khi niềng răng
Dễ mắc bệnh răng miệng
Khi niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài, dây cung hay mắc cài vô tình khiến nướu bị tổn thương. Nếu bạn không biết cách chăm sóc và bảo vệ, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không có giải pháp chữa trị kịp thời thì có thể dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn, thức ăn, mảng bám tích tụ lại trên răng, gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Đây là hiện tượng thường gặp và không khó để xử lý triệt để. Hãy tới nha khoa thăm khám và chú ý chăm sóc răng miệng thật kĩ nhé.
Mắc cài bị bung sút
Trong quá trình niềng răng mắc cài, niềng răng trong thời gian dài như vậy, những hiện tượng như dây cung làm trầy niêm mạc miệng do gắn quá chặt, đuôi dây có thể bị trượt vào sau ở giai đoạn đầu của niềng răng, mắc cài bị bung tuột,…đều là những hiện tượng phổ biến, thường gặp. Bạn chỉ cần đến nha khoa, liên hệ với bác sĩ để được chỉnh sửa hoặc thay mắc cài, cắt bớt dây cung nếu bị lỏng.
Dây cung đâm vào má
Trong một số trường hợp, khi răng di chuyển thì đầu cuối dây cung ở bên trong cùng bị thừa ra một đoạn nhỏ có thể đâm vào má, miệng của bạn, cần phải xử lý ngay. Khi gặp tình huống này bạn có thể tự khắc phục tạm thời bằng cách dùng nhíp đã được làm sạch rồi đẩy dây cung vào sao cho nó chui vào rãnh của mắc cài. Nhưng nếu thun buộc dây vào mắc cài có hiện tượng bị bung hoặc bị mất đàn hồi thì cần phải thay thun khác. Tốt nhất là vẫn nên tới nha khoa để bác sĩ điều chỉnh lại, tránh ảnh hưởng, làm gián đoạn quá trình niềng răng.
Đọc thêm: Bị tụt lợi sau khi niềng răng phải làm sao?
Chăm sóc răng miệng khi niềng răng như thế nào?
Đừng quên đi khám răng đúng hẹn để bác sĩ có thể theo dõi tiến trình niềng răng của bạn cũng như xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời.
Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh răng miệng như kem đánh răng chứa flour bảo vệ men răng, máy tăm nước, bàn chải kẽ,… Khi ăn uống không được thoải mái như bình thường nữa nên bạn cũng cần phải từ tốn hơn, kiên nhẫn hơn không được quá nhanh vội và ẩu khi vệ sinh răng miệng vì điều đó rất dễ khiến răng bị tổn thương.
Bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng để khử vi khuẩn gây bệnh trong răng. Vì thức ăn sau khi ăn xong, sẽ bị ứ đọng lại ở những nốt niềng răng. Không triệt được hết vi khuẩn đó sẽ khiến răng bị sâu, mắc các bệnh lý răng miệng.
Nên ăn các thực phẩm chín, xốp, mềm. Tránh các thực phẩm quá cứng, dẻo, dính, nhiều đường,…để không tác động xấu lên mắc cài và răng. Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Để giảm tối đa các sự cố khi niềng răng bằng mắc cài, khi tham khảo các phương pháp niềng răng, nếu có bạn hãy lựa chọn sử dụng công nghệ hiện đại và tìm cho mình một bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm,vững tay nghề, giúp quá trình chỉnh nha diễn ra an toàn, thuận lợi và hiệu quả nhất.
Nếu bạn thấy răng cửa đang niềng mà bị lung lay nhẹ thì đừng vội lo lắng nhé. Hãy quan sát và theo dõi tình trạng răng miệng vài ngày. Nếu thấy răng lung lay nhiều kèm theo các cơn đau, khó chịu thì đến nha khoa thăm khám ngay. Không nên chần chừ mà để ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “Răng cửa lung lay khi niềng có ảnh hưởng gì không?”. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến niềng răng thì thì hãy liên hệ qua HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page