Rối loạn khớp thái dương hàm đang trở thành bệnh lý mà nhiều người mắc phải. Trong bài viết hôm nay, mời các bạn tìm hiểu chi tiết về những ảnh hưởng của rối loạn thái dương hàm và các phương pháp khắc phục căn bệnh này.
Mục lục
Rối loạn khớp thái dương hàm là gì? Nguy hiểm thế nào?
Rối loạn khớp thái dương hàm hay còn gọi “TMJ” là tình trạng khớp thái dương hàm kết nối giữa xương hàm với hộp sọ hoạt động không đúng cách. Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất trên vùng sọ mặt giúp hàm dưới vận động một cách nhịp nhàng bao gồm các thao tác như ăn nhai, nói, há miệng, đưa hàm dưới ra trước hay lùi vào sau,… Một khi khớp thái dương hàm bị chệch nhịp làm cho cơ hàm và hai hàm răng hoạt động không khớp với nhau.
Bệnh lý này có thể xảy ra với nhiều đối tượng khác nhau không phân biệt tuổi tác, giới tính. Đặc biệt, chúng thường diễn biến âm thầm, mạn tính lâu dài với các triệu chứng khó nhận biết. Đôi khi bạn còn chủ quan cho rằng đó là điều bình thường. Đến khi phát triển nặng thì sẽ khó điều trị hơn. Ngay khi thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám kịp thời.
Rối loạn khớp thái dương hàm có thể ảnh hưởng đến mỗi người tùy vào tình trạng khác nhau. Với trường hợp nhẹ, bạn bị cản trở khả năng ăn uống một chút khi việc ăn nhai thức ăn thường bị đau nhức, mệt mỏi. Sau một thời gian, bệnh tự khỏi mà không cần thực hiện bất cứ việc gì. Tuy nhiên không phải lúc nào rối loạn khớp thái dương hàm cũng tự chữa khỏi như vậy. Tình trạng kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nặng như:
- Nếu bị rối loạn khớp cắn thái dương làm cho bạn bị đau ngay cả khi há miệng ra.
- Hoạt động ăn nhai thức ăn gặp nhiều áp lực như đau nhức, mỏi cơ dần cản trở việc hấp thụ thức ăn, khiến cho cơ thể bị thiếu chất, suy nhược cơ thể.
- Răng có thể bị mòn theo thời gian, và dẫn tới các vấn đề lâu dài khác như ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, trầm cảm và lo lắng
- Phần xương khớp có liên quan bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện viêm nhiễm khó chữa trị.
Những dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương hàm
Khi khớp thái dương hàm hoạt động ở trạng thái bình thường, bạn sẽ dễ dàng thực hiện việc ăn nhai, nghiền nát và nuốt thức ăn, cười nói, trò chuyện vui vẻ. Các triệu chứng ban đầu của rối loạn khớp thái dương hàm thường bị bỏ qua khi mới mắc phải. Có khi chỉ há miệng thấy tiếng kêu lục cục hoặc hơi khó khăn khi mở rộng miệng. Đến một lúc nào đó, triệu chứng này trở nên rõ rệt hơn: đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm,… Dưới đây là những biểu hiện cụ thể nhất:
– Đau khớp thái dương hàm: Cơn đau có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên khớp. Thông thường chỉ là những cơn đau nhẹ, hết ngay sau đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp gây đau nhức dữ dội, đau nhiều giờ liền, mức độ đau tăng lên khi ăn uống, há rộng miệng,… Bệnh tiến triển nặng hơn nữa, tình trạng ăn nhai, nói của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn.
– Hàm dưới khó cử động: Người bệnh có cảm giác như cung hàm thu hẹp lại, khớp cứng nên khó há miệng to. Khi mở miệng hay bị mỏi. Hàm bị lệch sang một bên, không thể cử động như bình thường.
– Khớp có tiếng động lạ: Khi bạn thực hiện một số động tác ăn nhai, ngáp,… có thể nghe thấy lục cục hay lốp cốp phát ra tại vùng thái dương hàm.
– Chức năng vùng đầu rối loạn: Bên cạnh dấu hiệu đau khớp, bạn cảm thấy đau đầu, đau tai, đau và tăng nhãn áp, bị suy giảm thính lực, phát âm không rõ ràng,… Hoặc nghiêm trọng hơn là một phần mặt bị sưng tấy, nóng đỏ, khuôn mặt bị lệch, biến dạng, mất đi sự cân đối và thẩm mỹ hoặc nhiều trường hợp còn gây liệt nửa khuôn mặt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm
Với những dấu hiệu phức tạp như ở trên thì rối loạn khớp thái dướng hàm không chỉ do một mà có thể do một nhóm các yếu tố gây ra. Trong đó cụ thể nhất bao gồm:
- Hàm răng mọc không đồng đều, bị hô (vẩu), móm, mọc khấp khểnh, thưa, bị thiếu răng,…
- Người có tật nghiến răng cũng sẽ nguy cơ bị rối loạn khớp thái dương hàm cao hơn bình thường
- Người có tiền sử bị chấn thương đến các cơ quan trên mặt, cụ thể là phần hàm khiến khớp thái dương hàm bị trật.
- Người có thói quen ăn uống không tốt: thường xuyên nhai thức ăn lệch một bên hoặc ăn các loại đồ quá cứng, khó nhai
- Người thường xuyên bị căng thẳng, tâm lý không ổn định cũng khiến phản xạ co cơ hàm xuất hiện bất thường.
- Người mắc các chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh làm ảnh hưởng đến phản xạ của cơ quan nhai thức ăn, xuất hiện tình trạng nghiến răng, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm
- Yếu tố di truyền: Người có cơ khớp thái dương hàm bị lệch bẩm sinh
Vì sao phụ nữ thường bị rối loạn khớp thái dương hàm?
Phụ nữ thường bị rối loạn khớp thái dương hàm với tỷ lệ cao hơn nam giới. Do vậy các nhà khoa học đang xem xét nguyên nhân nội tiết tố estrogen có phải là yếu tố chi phối chính. Một số nghiên cứu cho thấy estrogen ở phụ nữ có thể gây thêm căng thẳng cho não, khiến não thiếu khả năng điều hướng hoặc kiểm soát cơn đau ở phụ nữ mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
Căng thẳng và thiếu vitamin
Phụ nữ mang thai thường bị giảm lượng vitamin do phải cung cấp cho cả hai. Sự thiếu hụt vitamin này, ví dụ như thiếu magie có thể gây ra vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm. Chị em cũng thường bị căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai. Điều này có nghĩa, họ nhiều khả năng sẽ nghiến hàm hoặc nghiến răng và làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Căng thẳng kéo dài cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng hormone của phụ nữ. Điều này làm giảm khả năng ngủ ngon giấc. Khi đó, cơ thể không sản xuất đủ lượng Dopamine và vitamin thiết yếu vào máu.
Cấu trúc hàm nữ
Giải phẫu sinh học cho thấy giữa hàm của nam và nữ có sự khác biệt. Cơ hàm của phụ nữ dễ bị chấn thương và gia tăng mức độ viêm nhiễm, kiệt sức. Họ sẽ nhận ít máu và oxy hơn đến khuôn mặt. Khi đó, cơ bắp của bạn bắt đầu sản xuất thêm một lượng axit lactic. Nồng độ axit lactic tăng thường dẫn đến chuột rút, co thắt và xuất hiện cơn đau.
Ngoài ra, thiếu máu cũng đồng nghĩa với việc lưu thông lên não ít hơn. Điều này gây ra chứng đau nửa đầu liên quan đến khớp thái dương hàm.
Ngưng thở khi ngủ hoặc thiếu ngủ
Khoa học cũng chỉ ra: Phụ nữ có tiền sử mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường dễ mắc rối loạn khớp thái dương hàm hơn. Chứng ngưng thở khi ngủ gây tổn thương tế bào não, hạn chế sự vận động của cơ hàm. Nếu không điều trị kịp thời, họ thường lo lắng, chán nản hoặc bỏ ăn. Hậu quả là thiếu hụt các loại vitamin cần thiết, hạn chế lưu lượng máu, oxy và gây ra bệnh rối loạn khớp thái dương hàm như trên.
Chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm thông qua việc trò chuyện, thăm khám trực tiếp và sử dụng thiết bị hiện đại.
– Trước tiên, bạn được yêu cầu mô tả tính chất đau và giới hạn các khu vực đau. Ví dụ như đau ở cơ thái dương, cơ cắn, cơ cổ,… có thể sờ nắn để phát hiện vùng đau và điểm cò (Điểm khởi phát đau sau đó lan ra một vùng).
– Sau đó, bác sĩ quan sát phản ứng trên khuôn mặt khi bạn mở miệng rộng nhất. Lúc há và đóng miệng, đường giữa các răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới không tạo thành một đường đứng dọc. Phần đường giữa hàm dưới thường bị lệch về bên đau.
– Bác sĩ kiểm tra tình trạng bằng cách đặt 2 ngón tay út bên ngoài ống tai, ấn nhẹ nhàng khi bạn cử động hàm. Độ há miệng trung bình của bạn ít nhất là 40mm (đo giữa răng cửa giữa hàm trên và dưới).
– Kiểm tra bằng thiết bị công nghệ cao:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang hàm và răng giúp bác sĩ nhìn thấy xương trong và xung quanh hàm cũng như vị trí các răng của bạn.
- Chụp cắt lớp: Chụp cắt lớp vi tính hàm cho phép bác sĩ nhìn thấy xương và các mô khớp theo cách tiên tiến hơn so với chụp X-quang thông thường.
- Chụp cộng hưởng từ: Chụp MRI hàm sử dụng từ trường để hiển thị hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô, phát hiện ra các vấn đề liên quan đến cấu trúc của xương hàm.
Rối loạn khớp thái dương hàm chữa bằng cách nào?
Tuy rối loạn khớp thái dương hàm tương đối phức tạp nhưng có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và đưa ra lời khuyên thích hợp nhất. Thông thường, người bị rối loạn khớp thái dương hàm được điều trị nội khoa kết hợp với các bài tập khác. Ngoài ra còn có tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thực hiện chỉnh nha,…
Điều trị tại nhà
Các bác sĩ thường khuyên bạn có thể bắt đầu với các phương pháp điều trị tại nhà trước. Điều này đơn giản hơn nhiều so với phương pháp trị liệu phức tạp. Để giảm bớt những cơn đau, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và thói quen hằng ngày:
– Chế độ ăn uống
- Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm dai như kẹo cao su, thực phẩm quá cứng, có kích thước lớn
- Nên ăn những đồ ăn mềm hơn
- Khi nhai thức ăn, bạn cần nhai cả hai bên hàm, tránh nhai một bên
– Thói quen hằng ngày
- Bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách
- Không nên thường xuyên há miệng lớn và trong thời gian dài
- Duy trì hàm dưới ở tư thế nghỉ: Thư giãn cơ, lưỡi đặt mặt trong răng cửa giữa hàm trên, các răng hàm trên và dưới không chạm nhau
- Hạn chế thói quen cắn môi dưới
- Hạn chế việc vận động cơ hàm nhiều gây ra. Đặt tay dưới cằm khi ngáp để tránh các cử động làm hàm quá sức.
- Tuân thủ các biện pháp bảo vệ vùng xương quai hàm, giữ an toàn khi lao động, chơi thể thao như sử dụng mũ bảo hiểm, miếng bảo vệ miệng
- Tạo lối sống thoải mái, lành mạnh, hạn chế để bị stress
- Dùng miếng nhiệt hoặc túi nước đá nếu khó chịu
- Xoa bóp vùng dưới hàm thường xuyên
Điều trị bằng thuốc
Nếu thấy tình trạng TMJ của mình không thuyên giảm bằng cách điều trị tại nhà, bạn sử dụng thêm một số loại thuốc bao gồm và kê đơn và không kê đơn dưới đây nhé.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc corticosteroid
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc gây tê cục bộ
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc nào tốt nhất dựa trên tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh.
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Có những trường hợp bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng phương pháp vật lý trị liệu với nhiều liệu pháp khác nhau như:
- Liệu pháp sử dụng nhiệt
- Liệu pháp làm mát
- Châm cứu
- Sự vận động của mô
- Bài tập sức đề kháng
- Bài tập kéo duỗi
Nếu bạn và bác sĩ tin rằng rối loạn TMJ của bạn có thể do căng thẳng gây ra thì liệu pháp trò chuyện và bài tập quản lý cảm xúc là những lựa chọn bổ sung.
Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu các triệu chứng của bạn không được cải thiện bằng phương pháp liệt kê ở trên, bác sĩ có thể chỉ định bằng phẫu thuật.
– Tiêm botox
Tiêm botox là một trong những phương pháp điều trị như vậy. Thông thường các mũi tiêm được thực hiện cho các điểm kích hoạt gây đau hoặc nghiến răng mãn tính. Tuy nhiên vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng về phương pháp này. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
– Điều trị nha khoa
Điều trị nha khoa giúp cải thiện khớp cắn và điều chỉnh răng về đúng vị trí cung hàm như mong muốn. Khi khớp cắn chuẩn, hàm răng sát khít, đều đẹp thì quá trình ăn nhai sẽ không còn gặp khó khăn. Các phương pháp trị liệu nha khoa bao gồm
- Niềng răng (Xem chi tiết các phương pháp niềng răng tại đây)
- Mài chỉnh hàm trên, loại bỏ các vướng, cộm khiến cho hàm dưới vận động không thoải mái
- Thay thế răng giả cho các răng đã mất
– Một số phương pháp khác
- Chọc dò khóp, loại bỏ chất lỏng và mảnh vụn khỏi khớp
- Phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm. Các thủ thuật này bao gồm thay toàn phần hoặc từng phần của khớp xương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm ngày càng gia tăng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Để điều trị không khó khi bạn tìm đúng địa chỉ nha khoa uy tín. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page