Trồng răng implant có niềng răng được không là băn khoăn của nhiều người với mong muốn sở hữu hàm răng sát khít, chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên điều này phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện dưới đây. Bạn tìm hiểu cụ thể thông tin để có cái nhìn toàn diện, chính xác nhất nhé.
Mục lục
1. Trồng răng implant là gì?
Trồng răng implant là kỹ thuật trồng răng giả thực hiện bằng cách cấy ghép một chân răng làm từ titanium vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất. Sau đó gắn lên trên chiếc răng giả cố định với mục đích thay thế răng đã bị mất. Cho đến nay, phương pháp này vẫn được xem là tiến bộ vượt bậc trong ngành nha khoa hiện đại, phục hồi răng đã mất đơn giản, đầy đủ chức năng và tính thẩm mỹ cao.
Cấu tạo của một chiếc răng implant gồm 3 phần là:
– Trụ implant
Trụ implant được là từ titanium nguyên chất với cấu trúc bên ngoài tương tự như hình dáng của chân răng, có hình trụ hoặc thuân dần như đinh ốc. Bề mặt trụ được xoắn liên tục xuôi chiều và xử lý bằng công nghệ hiện đại sao cho tế bào xương tự nhiên có thể tích hợp với trụ dễ dàng, nhanh chóng, chắc chắn.
– Khớp nối Abutment
Khớp nối Abutment có chất liệu từ kim loại hoặc sứ, thiết kế 2 đầu để kết nối trụ implant trong xương hàm với mão răng sứ thành một thể thống nhất. Abutment sẽ được bắt cố định vào trụ implant khi các tế bào xương đã tích hợp thành công với bề mặt trụ răng.
– Mão răng sứ
Mão răng sứ được thiết kế với lõi rỗng để úp vừa khít vào trụ implant theo dấu răng của từng người. Phần này có hình dáng, màu sắc, kích thước tự nhiên giống như răng thật.
2. Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng để đưa các răng bị lệch lạc, hô vẩu, móm,… về đúng vị trí trên cung hàm, chuẩn khớp cắn, sát khít với nhau.
Lợi ích của niềng răng rất nhiều, trong đó phải kể đến đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp khuôn mặt trở nên hài hòa, cân đối, quá trình ăn nhai thuận lợi hơn hay cải thiện khả năng phát âm,…
Hiện nay, niềng răng được chia thành 3 loại chính là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt Invisalign.
– Niềng răng mắc cài kim loại: Gồm mắc cài làm bằng chất liệu hợp kim không gỉ như niken- titanium kết hợp với dây cung, dây thun hoặc khóa tự đóng để nắn chỉnh răng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Niềng răng mắc cài sứ: Gồm mắc cài làm bằng chất liệu sứ nguyên chất có màu sắc trùng với màu răng, kết hợp với dây cung, dây thun hoặc khóa tự đóng để nắn chỉnh răng. Tuy nhiên so với mắc cài kim loại thì mắc cài sứ sở hữu tính thẩm mỹ tốt hơn, cấu tạo nhỏ gọn, tinh tế hơn.
– Niềng răng trong suốt Invisalign: Sử dụng khay niềng làm từ chất liệu nhựa chuyên dụng có thể ôm sát khít các răng mà không cần đến mắc cài, dây cung. Đây cũng là phương pháp niềng răng hiện đại nhất được các chuyên gia đánh giá cao. Niềng răng Invisalign tạo cảm giác “niềng như không niềng”, dễ dàng tháo lắp khí cụ khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, hạn chế tối đa các bệnh lý khác.
3. Trồng răng implant có niềng răng được không?
Trồng răng implant có niềng răng được không là băn khoăn của nhiều người. Như đã chia sẻ ở trên, theo đúng quy trình cấy ghép, phần trụ implant thay thế chân răng sẽ được đặt cố định trong xương hàm. Nhờ tính tương thích cao nên chỉ mất một khoảng thời gian, trụ implant tích hợp với xương hàm mang đến sự cố định, chắc chắn.
Vì chân răng implant này không có khả năng di chuyển như răng thật. Nếu thực hiện niềng răng thì sẽ gặp khá nhiều hạn chế. Do vậy trồng răng implant có niềng răng được không cần chỉ định trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng toàn diện, chụp X-quang răng.
- Sau đó xem xét vị trí cấy ghép implant để đánh giá khả năng tác động, dịch chuyển răng nếu can thiệp niềng răng.
- Tiếp đến, bác sĩ có phương án điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
- Nếu có thể niềng răng thì kỹ thuật thực hiện cần kiểm soát kỹ lưỡng hơn. Bác sĩ điều chỉnh hướng, trục và lực tương ứng với từng nhóm răng để đạt được kết quả như mong muốn.
Trường hợp không thể niềng răng sau khi trồng implant
Với những trường hợp dưới đây, bạn không nên niềng răng sau khi đã trồng implant. Điều này nhằm tránh ảnh hưởng đến hiệu quả cấy ghép implant.
– Cả 2 hàm đều được trồng răng implant
Người đã thực hiện trồng răng implant cho cả 2 hàm răng thì từng chiếc răng đã được bác sĩ cố định và sắp xếp lại một cách chắc chắn. Bạn đã có được hàm răng đẹp, màu sắc đồng đều, tự nhiên. Việc niềng răng lúc này vừa không đem lại hiệu quả cao mà còn mất thời gian và tốn kém.
– Làm cầu răng sứ kết hợp trồng răng implant
Khi đã làm cầu răng sứ kết hợp với trồng răng implant, chiếc răng đã được gắn cố định một cách chắc chắn, khó dịch chuyển. Do vậy niềng răng cũng không thể thực hiện trong trường hợp này.
Trường hợp vẫn niềng răng được khi trồng răng implant
Một số trường hợp bạn vẫn có thể niềng răng sau khi trồng implant. Tuy nhiên cần đánh giá cẩn thận trước khi thực hiện.
– Làm răng implant cho từng chiếc riêng lẻ
Nếu bạn làm răng implant cho từng chiếc riêng lẻ thì việc dịch chuyển cũng đơn giản hơn so với trồng nhiều răng. Nhưng muốn niềng răng đòi hỏi bác sĩ phải thật khéo léo để tránh trường hợp mão sứ bị vỡ, làm ảnh hưởng đến cùi răng thật bên trong.
– Trồng nhiều răng implant liền kề có thể vẫn niềng răng được.
Trồng nhiều răng implant liền kề ví dụ như 3 răng liền kề, bác sĩ tiến hành phục hình 2 trụ implant và lắp cầu 3 răng sứ để tiết kiệm chi phí. Như vậy khi bạn niềng răng thì lực kéo cũng đồng thời tác động lên đều tất cả các răng.
4. Nên niềng răng trước hay trồng răng implant trước?
Nếu đang băn khoăn nên niềng răng trước hay trồng răng implant trước thì bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện niềng răng trước. Vì sau khi niềng răng, các răng dịch chuyển từng chút một đến vị trí lý tưởng, đảm bảo chỗ trống cho cấy ghép răng. Răng thật được hỗ trợ bởi hệ thống dây chằng nha chu nên có thể di chuyển bên trong xương hàm. Nhưng trụ implant thì không thể di chuyển vì implant được hợp nhất với xương hàm nên không thể di chuyển trong niềng răng được. Nếu bạn chọn trồng răng implant trước thì việc niềng răng về sau sẽ khó hơn.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sau khi trồng răng implant xong sẽ tiến hành niềng răng. Điều này phụ thuộc vào vị trí răng implant ở đâu. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn, kinh nghiệm thì quá trình này mới suôn sẻ, thuận lợi.
5. Những lưu ý khi niềng răng sau khi cấy ghép implant
Niềng răng và cấy ghép implant đều là phương pháp rất phức tạp. Nếu thực hiện đồng thời cả hai, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để có kết quả tốt nhất, tránh rủi ro biến chứng.
Chọn nha khoa uy tín
Trước tiên, bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật. Bác sĩ thực hiện phảo có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm mới đưa ra được chỉ định phù hợp, kế hoạch điều trị chính xác nhất.
Bên cạnh đó là hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Từ đó hỗ trợ bác sĩ tối ưu từ khâu chẩn đoán đến điều trị, mang lại trải nghiệm thoải mái cho người bệnh.
Chọn phương pháp niềng răng phù hợp
Niềng răng có nhiều phương pháp khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể cùng với điều kiện tài chính, bạn chọn phương pháp phù hợp nhất.
Chăm sóc răng sau niềng
Chăm sóc răng miệng sau khi niềng cũng là vấn đề mà nhiều bác sĩ lưu tâm đến khách hàng. Điều này nhằm hạn chế phát sinh các bệnh lý răng miệng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chỉnh nha.
Trước tiên, bạn chọn bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm ví dụ như bàn chải kẽ, bàn chải kẽ hoặc bàn chải điện. Khi chải răng, bạn chú ý chải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Sau đó làm sạch cả lưỡi vì nơi đây tích tụ khá nhiều vụn thức ăn, vi khuẩn. Tiếp đến là sử dụng thêm chỉ nha khoa và máy tăm nước giúp làm sạch kẽ răng, vị trí khuất sâu mà bàn chải không vươn tới. Cuối cùng hãy súc miệng bằng nước chuyên dụng nhằm loại bỏ triệt để mọi thứ trong khoang miệng.
Chế độ ăn uống hợp lý
Dù niềng răng thông thường hay niềng răng sau khi trồng implant, bạn đều cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
– Các loại thực phẩm nên dùng
- Các món ăn mềm, mịn, dễ nuốt như cháo, súp, miến, bún, phở,…
- Các thực phẩm làm từ sữa: bơ, phô mai, sữa tươi, sữa chua,…
- Các thực phẩm từ trứng: trứng cuộn, trứng luộc, bánh flan, bánh bông lan,…
- Các món ăn được chế biến từ ngũ cốc: đậu hũ, bột ngũ cốc,…
- Các thực phẩm giàu chất đạm: các loại hạt, đậu, gạo lứt đã được nghiền mịn
- Các món ăn từ thịt heo, thịt bò, gia cầm, hải sản đã được ninh nhừ hoặc cắt nhỏ
- Các thực phẩm từ rau xanh, củ quả… đã được nấu mềm
- Các loại nước ép trái cây, sinh tố giàu vitamin
- Các loại bánh mềm như cookies, brownies,…
– Các loại thực phẩm nên hạn chế
- Các loại thức ăn quá cứng như đá viên, xương, đùi gà chiên, cánh gà chiên, ngô luộc, thịt khô, hoa quả sấy giòn…
- Các loại thức ăn quá dẻo như bánh giầy, bánh nếp, xôi chiên,…
- Các loại thức ăn giòn, nhiều vụn như bánh mỳ, bánh quy,…
- Các loại thức ăn nhanh, giòn như khoai tây chiên, bỏng ngô,…
Tuân thủ lịch tái khám
Bạn cần tiến hành tái khám và kiểm tra niềng răng tại cơ sở nha khoa đúng hẹn. Các bác sĩ sẽ tiến hành siết khí cụ hoặc thay khay niềng mới, kịp thời phát hiện các bệnh lý và xử lý sớm nhất để ngăn chặn biến chứng.
Nếu niềng răng sau khi cấy ghép implant được 2 tuần mà bạn vẫn cảm thấy đau và ê buốt thì nên đến cơ sở nha khoa thực hiện để kiểm tra lại.
Hãy chọn niềng răng và cấy ghép implant tại những địa chỉ thực sự uy tín. Như vậy quá trình thực hiện mới an toàn, cho kết quả tốt nhất. Mặc khác, những vấn đề khó chịu, đau nhức trong thời gian niềng răng và những nguy cơ biến dạng khuôn mặt cũng được giảm thiểu.
Như vậy bạn đã tìm hiểu cụ thể trồng răng implant có niềng răng được không. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phải do trực tiếp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đưa ra kết luận. Nếu điều kiện cho phép, bạn vẫn có thể tiếp tục nắn chỉnh cho hàm răng của mình chuẩn đẹp hơn.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page