Răng của trẻ bắt đầu có sự thay đổi lớn trong độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi khi răng sữa rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên trong giai đoạn hầu hết răng của bé đều bị mọc lệch, thưa thớt, thậm chí còn chồng đè lên nhau mà người ta gọi là “mọc lẫy”. Nếu không điều chỉnh ngay tức thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ trên khuôn mặt. Dưới đây, bác sĩ giải đáp cụ thể bé thay răng bị mọc lệch phải làm sao giúp các vị phụ huynh có thêm kiến thức nhé.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết bé thay răng bị mọc lệch
Nếu chú ý quan sát, cha mẹ có thể nhận ra ngay bé nhà mình thay răng bị mọc lệch hay không. Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy hàm răng của trẻ đang gặp vấn đề:
– Răng sữa đến thời điểm rụng nhưng lại tồn tại quá lâu trên cung hàm
Thời điểm rụng của răng sữa đã được các chuyên gia nghiên cứu cụ thể. Ví dụ, giai đoạn từ 6- 7 tuổi, trẻ thay răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới. Giai đoạn từ 9- 11 tuổi, trẻ thay răng hàm trên thứ nhất và răng hàm dưới thứ nhất,… Nếu các răng sữa vẫn cố bám vào cung hàm sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.
– Răng mọc xoay lệch, không đúng vào cung hàm.
– Răng mới mọc có kích thước không đồng đều, không đủ chỗ nên mọc chen chúc trên cung hàm.
– Khoảng hở giữa các răng quá nhiều hoặc quá ít.
– Răng hàm trên chìa ra quá nhiều và phủ bên ngoài hàm dưới. Đây chính là hiện tượng răng bị hô vẩu mà các vị phụ huynh nên lưu tâm.
– Răng hàm dưới chìa ra nhiều và không thể cân bằng với răng hàm trên. Hiện tượng này gọi là răng móm hay sai lệch khớp cắn loại III.
– Trẻ hay kêu đau một bên hàm nhai.
– Trẻ thường xuyên bị đau nhức vùng khớp thái dương hàm.
– Khi ăn trẻ thường bị cắn vào lưỡi hoặc vào má.
– Khi cắn thấy hai hàm thấy răng cửa không chạm nhau (khớp cắn hở trước).
– Đặc biệt với bé sinh non thì phụ huynh càng nên lưu tâm đến sự phát triển răng của trẻ vì bé hay gặp tình trạng răng bị mọc chậm và mọc lệch.
Chỉ cần thấy một vài dấu hiệu răng mọc lệch ở trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể tình trạng sức khỏe và có phương án điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân dẫn tới răng bị mọc lệch ở bé
Không phải răng của trẻ mới mọc đã bị lệch. Tất cả đều có nguyên nhân sâu xa từ nhiều yếu tố như di truyền, các thói quen xấu,… Cụ thể hơn:
Răng bé mọc lệch do di truyền
Theo khoa học nghiên cứu, trẻ sẽ được thừa hưởng gen di truyền 50% từ người cha và 50% từ người mẹ. Trong đó sức khỏe răng miệng thường nhận từ cha nhiều hơn. Nếu cha mẹ, thậm chí là những người có cùng huyết thống lân cận như ông bà gặp vấn đề răng miệng thì đứa trẻ cũng sẽ thừa hưởng điều đó.
Răng bé mọc lệch do thói quen xấu
Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã bắt đầu hình thành nhiều thói quen. Trong đó cha mẹ cần quan sát và uốn nắn cho bé càng sớm càng tốt. Ví dụ như trẻ thường mút ngón tay, cắn móng tay, ngậm núm vú giả,…
– Mút ngón tay
Mút ngón tay là thói quen hình thành khá sớm và phổ biến ở hầu hết các bạn nhỏ. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ làm thay đổi vị trí của xương, răng, làm sai lệch khớp cắn. Khi mút ngón tay, răng hàm trên có thể mọc nghiêng về phía môi. Còn răng dưới nghiêng về phía lưỡi và làm tăng độ cắn chìa, cắn hở do cản trở quá trình mọc của răng cửa ở vị trí đặt ngón tay. Thậm chí xấu hơn nữa là làm lún các răng cửa.
– Cắn môi, liếm môi
Những thói quen như cắn môi, liếm môi cũng dễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng. Ví dụ như răng cửa trên chìa ra trước về phía môi, răng cửa bị thưa, răng cửa hàm dưới đổ về phía lưỡi, răng mọc chen chúc,…
– Thở bằng miệng
Nhiều trẻ em cũng có thói quen thở bằng miệng do cấu trúc môi trên ngắn hoặc trẻ đang gặp vấn đề về đường thở. Hậu quả của thở bằng môi là làm khô niêm mạc miệng, dễ gây sâu răng, lệch lạc răng và hàm bị hô. Ngoài ra, thở bằng miệng khiến cho hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn.
– Nghiến răng
Thói quen nghiến răng của trẻ có thể thực hiện khi đang ngủ hoặc đôi khi cả lúc đang thức. Hậu quả của tật nghiến răng làm mòn men răng từ sớm, gây ê buốt, ảnh hưởng khớp thái dương hàm, gây đau đầu, mỏi cổ, đau vai gáy. Càng về sau, khuôn mặt sẽ càng bị biến dạng.
Tìm hiểu thêm: Máng chống nghiến răng – Đầy đủ từ A đến Z thông tin chính xác
Răng bé mọc lệch do chấn thương hoặc sâu răng
Cũng có một số trường hợp răng trẻ bị mọc lệch do chấn thương hoặc sâu răng làm cho răng sữa bị rụng quá sớm. Khi đó răng vĩnh viễn có thể mọc không đúng vị trí hoặc bị răng khác chèn ép.
Răng bé mọc lệch do thiếu hụt dinh dưỡng
Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Nếu trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của răng và hàm, như canxi, vitamin D, vitamin K2,… cũng dễ làm cho răng mọc lệch, mọc yếu, nhanh bị hư hại,…
3. Những ảnh hưởng khi răng bị mọc lệch
Vì thấy bạn nhỏ xung quanh răng ai cũng mọc lệch lạc, khấp khểnh như một điều hiển nhiên nên nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua sức khỏe răng miệng của con mình. Và không cần phải chờ một vài năm sau, ngay ở thời điểm hiện tại, răng mọc lệch có thể tác động đến tất cả cả phương diện từ thẩm mỹ đến sức khỏe.
– Răng trẻ bị mọc lệch làm cho xương hàm, khớp thái dương hàm bị sai lệch ngay từ rất sớm và gây ra các triệu chứng như đau đầu, đau nhức răng, khó há miệng, mất cân bằng khuôn mặt.
– Răng trẻ bị mọc lệch, khấp khểnh hoặc chen chúc cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thái độ và sự tự tin của bé. Hàm răng không đẹp khiến trẻ ngại nói cười, giao lưu với bạn bè nên sẽ tác động tới tâm lý, tình cảm và hạnh phúc ngay từ nhỏ của bé.
– Răng mọc lệch lạc còn làm cho quá trình ăn nhai, nghiền nát thức ăn gặp nhiều khó khăn. Nhiều vị phụ huynh kêu than là bé nhà mình lười ăn, biếng ăn. Tuy nhiên nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ răng miệng không được khỏe mạnh, chắc chắn.
– Răng mọc lệch cũng ảnh hưởng đến cả quá trình học nói và phát âm của trẻ. Răng đều đặn, khuôn mặt cân đối giúp bé phát âm chuẩn “tròn vành rõ chữ” hơn so với răng bị lệch lạc.
Hậu quả răng bị mọc lệch ở trẻ là điều mà cha mẹ có thể nhận ra ngay và nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Đừng để một hàm răng yếu ớt ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tương lai của trẻ.
Giải đáp: Trẻ 7 tuổi liệu đã nên niềng răng hay chưa?
4. Bé thay răng bị mọc lệch phải làm sao?
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, nhiều vị phụ huynh băn khoăn không biết bé thay răng bị mọc lệch phải làm sao? Đâu là giải pháp tốt nhất cải thiện tình trạng răng mọc lệch của bé. Dưới đây bao gồm 2 phương pháp chính giúp điều chỉnh răng mọc lệch hiệu quả.
Sử dụng khí cụ cố định
– Khí cụ chỉnh hàm móm Facemask
Facemask là khí cụ nắn chỉnh cố định dành cho trường hợp bị sai lệch khớp cắn III hay bị móm. Cơ chế hoạt động của chúng sử dụng lực kéo tựa vào trán và cằm để kéo xương hàm trên ra trước, cũng như kiểm soát sự phát triển của xương hàm dưới. Nhờ đó có thể cải thiện khớp cắn, hình dạng khuôn mặt và thẩm mỹ của trẻ.
Cấu tạo của Facemask gồm các bộ phận sau:
- Phần đỡ trán: Đặt phía trên lông mày 1- 2 cm hoặc cách đều giữa lông mày- chân tóc
- Phần đỡ cằm: Đặt dưới rãnh cằm 7mm
- Thanh đỡ chính: Làm từ thép không gỉ và đặt chính giữa mặt trẻ
- Thanh ngang: Đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn 2- 3cm
- Chun: Được móc ngang mức răng nanh và hướng xuống dưới ra trước 1- 1,5cm so với mặt phẳng cắn, không làm tổn thương khóe miệng, tạo lực 800- 1500g cho cả 2 bên kéo chun.
Khí cụ này thường được áp dụng cho trẻ từ 8- 10 tuổi. Thời gian đeo khí cụ từ khoảng 8- 12 tiếng/ngày.
Chi tiết nhất: Mọi điều phụ huynh cần biết khi niềng răng móm cho bé
– Khí cụ nong rộng cung hàm Quad – Helix
Khí cụ nong rộng cung hàm Quad – Helix cũng là khí cụ cố định được gắn vào mắc cài trên răng, có một dây cung xoắn quanh vòm miệng. Nó có thể cải thiện trường hợp cung hàm của trẻ phát triển không đều, bị hẹp hàm, răng mọc chen chúc, lệch lạc, hô hoặc móm. Bên cạnh đó, khí cụ hỗ trợ tạo ra khoảng trống thích hợp cho răng vĩnh viễn trong quá trình trẻ thay răng, giúp điều chỉnh khung hàm phát triển cân đối.
Quad- Helix thường áp dụng cho trẻ từ 9 tuổi trở lên khi răng và xương hàm còn đang phát triển. Trẻ cần mang khí cụ này liên tục trong thời gian điều trị.
– Khí cụ nắn chỉnh xương hàm hô cho trẻ HEADGEAR
Khí cụ nắn chỉnh xương hàm hô cho trẻ HEADGEAR sẽ được gắn vào mắc cài trên răng và có một dây cung nối với khung kim loại bao quanh đầu. Công dụng của chúng là kiểm soát và kích thích mức độ tăng trưởng của xương hàm trên, hàm dưới giúp xương phát triển hài hòa, răng mọc đúng khớp cắn, làm giảm mức độ hô xương của trẻ.
Khí cụ thường áp dụng cho trẻ từ khoảng 9- 14 tuổi. Trẻ cần mang khí cụ tối thiểu từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, thường là vào buổi tối và ban đêm.
Sử dụng khí cụ tháo lắp
– Khay niềng hàm trainer
Khay niềng hàm trainer có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau giúp điều chỉnh những lệch lạc nhỏ ở nhóm răng trước và định hướng tư thế lưỡi đúng. Cơ chế hoạt động của chúng là tạo đà đẩy, ép răng vĩnh viễn mới nhú lên theo đúng khuôn và chuẩn đường vòm trên cung hàm. Ngoài ra lưu ý phụ huynh nên tìm hiểu và cho trẻ đeo theo đúng độ tuổi, kích thước để đạt hiệu quả cao, tránh gây đau đớn cho bé.
Hiện nay hàm trainer được chia thành 2 loại:
+ Trainer silicon xanh: Sử dụng trong giai đoạn đầu của niềng răng phòng ngừa. Thời gian cần đeo khoảng 8- 12 tháng để răng cửa mọc thẳng, cân đối và trở về đúng vị trí khớp cắn.
+ Trainer silicon hồng: Loại hàm này sẽ cứng hơn và có lực tác động mạnh hơn so với màu xanh. Thời gian đeo hàm cũng khoảng 8- 12 tháng tùy theo tình trạng răng lệch lạc của trẻ.
Một công dụng khác của hàm trainer là giúp trẻ từ bỏ thói quen xấu như cắn móng tay, nghiến răng, đẩy lưỡi. Khi đó, răng sẽ mọc đúng vị trí, cân đối trên cung hàm, đảm bảo bé có hàm răng chắc khỏe và hạn chế được các bệnh lý răng miệng.
– Niềng răng tháo lắp kim loại (khí cụ nong rộng hàm)
Niềng răng tháo lắp kim loại có công dụng tương tự như khí cụ nong rộng cung hàm Quad – Helix giúp phần hàm được nới rộng ra. Tuy nhiên điểm khác biệt là có thể tháo lắp chúng một cách dễ dàng thay vì cố định. Thiết kế của khí cụ này bao gồm một vòm miệng bằng nhựa và các vòng cuốn bằng kim loại nối với hệ thống lò xo để tạo lực di chuyển răng.
Còn cơ chế hoạt động của niềng răng tháo lắp kim loại cũng rất đơn giản. Khí cụ có ốc nong hàm nằm giữa, có dụng cụ để đưa vào và xoay ốc nong hàm. Mỗi lần xoay thì nong ra được 1/4mm.
– Niềng răng Invisalign First
Niềng răng Invisalign First là phương pháp hiện đại hàng đầu dành riêng cho các bé trong độ tuổi từ 5- 10 tuổi. Không cần các khí cụ cồng kềnh như trên, Invisalign First chỉ sử dụng bộ khay niềng trong suốt làm từ chất liệu nhựa cao cấp mềm dẻo, bám sát khít vào răng. Thiết kế được làm tỉ mỉ, bo viền cẩn thận nên an toàn tuyệt đối trong khoang miệng, không sợ các bé cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Ngoài ra, điểm ưu việt của Invisalign First là có thể can thiệp ngay khi răng vĩnh viễn vừa mọc ra và cho kết quả nắn chỉnh gần như tuyệt đối. Sau khi hoàn thiện thời gian niềng, bé không cần đeo hàm duy trì giống như người trưởng thành.
Dưới đây là những lý do vì sao nhiều phụ huynh chọn niềng răng Invisalign First cho trẻ:
- Tạo khoảng trống thích hợp cho các răng mọc đúng chuẩn trên cung hàm
- Điều trị sớm nhất các trường hợp răng bị mọc sai lệch, hô vẩu, móm,…
- Khay niềng làm từ chất liệu chuyên dụng mềm dẻo nên không sợ bị gãy vỡ
- Khay niềng dễ dàng tháo ra vệ sinh nên hạn chế tối đa trường hợp bị bệnh răng miệng
- Trẻ thoải mái ăn uống, vui chơi, học tập theo ý thích mà không sợ vướng víu, khó chịu
- Hạn chế không cần nhổ răng để chỉnh nha
- Tiết kiệm tối đa thời gian, thích hợp với bố mẹ luôn bận rộn
Ngoài ra, niềng răng Invisalign còn có chỉ số màu xanh trên khay niềng để thông báo thời gian niềng răng của trẻ đã đủ hay chưa. Cha mẹ căn cứ vào điều này để biết được tình trạng của bé một cách dễ dàng.
Thông tin hữu ích: Niềng không nhổ răng cho trẻ – can thiệp sớm, hiệu quả cao
5. Cách hạn chế thay răng bị mọc lệch cho bé
Để hạn chế tối đa tình trạng thay răng bị mọc lệch cho bé, quý phụ huynh có thể thực hiện ngay các biện pháp hiệu quả nhất dưới đây.
Sửa thói quen xấu ảnh hưởng tới răng của bé
Như đã chia sẻ ở trên, một phần nguyên nhân răng bị mọc lệch là do trẻ duy trì nhiều thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ. Nếu phát hiện điều này, cha mẹ cần kịp thời hướng dẫn sửa đổi cho trẻ.
Không để trẻ có thói quen cắn móng tay hay gặm bút. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu lo lắng, căng thẳng, buồn bã, sợ hãi,… cha mẹ cần tìm hiểu và cùng bé giải quyết tận gốc vấn đề. Ngoài ra, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn cho bé.
Một số biện pháp khác cũng có thể áp dụng để nhắc nhở bé như thoa chất có mùi hoặc dán băng keo, vải vào ngón tay. Dùng miếng băng đàn hồi quấn vào khuỷa tay của trẻ để ngăn trẻ đưa tay vào miệng.
Nếu thấy trẻ có thói quen thở bằng miệng, cha mẹ cần đưa bé đi khám tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường thở, như viêm amidan, viêm xoang, polyp mũi,… Quý phụ huynh nên giúp trẻ tập thở bằng mũi như dùng băng dính dán nhẹ trên miệng khi trẻ ngủ. Hoặc dùng các thiết bị hỗ trợ thở bằng mũi, như nút mũi, nẹp mũi.
Trường hợp thấy trẻ có thói quen cắn môi hay mút môi, cha mẹ nên giúp trẻ nhận thức được hậu quả của hành động này. Đó là làm cho môi khô, nứt nẻ, dễ mắc các bệnh ngoài da. Có thể dùng những lời khen ngợi, món quà nhỏ để thưởng cho trẻ khi không lặp lại thói quen trên. Ngoài ra hãy tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, an toàn cho trẻ, tham gia cùng các hoạt động giải trí, thư giãn.
Trường hợp thấy trẻ có thói quen đẩy lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để được tư vấn cụ thể. Một số khí cụ sẽ giúp bé ngăn đẩy lưỡi gồm có miếng dán lưỡi, nẹp lưỡi. Ngoài ra khi ăn, cha mẹ tập cho bé cách nuốt đúng: Đặt đầu lưỡi lên phần trên của răng cửa trên và nuốt một ngụm nước mà không để lưỡi chạm vào răng.
Theo dõi quá trình mọc răng của trẻ
Quá trình mọc răng của bé rất quan trọng giúp các vị phụ huynh có thể sớm phát hiện và khắc phục tình trạng răng mọc lệch. Hãy đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Sau đó sẽ đánh giá sự phát triển của răng sữa, răng vĩnh viễn một cách chính xác nhất. Nếu thấy có sự sai lệch, bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng
Khi trẻ bắt đầu có ý thức chăm sóc sức khỏe răng miệng, cha mẹ hãy dạy trẻ cách đánh răng tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác nhất. Cha mẹ nên mua cho bé bàn chải đánh răng đầu nhỏ, lông mềm mại. Kem đánh răng cũng là loại thích hợp với trẻ nhỏ. Nếu có nhiều thời gian, bạn đánh răng cùng trẻ để bé thấy được tầm quan trọng của việc này. Khuyến khích trẻ giữ thói quen làm sạch răng 2 lần/ngày.
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày trong các món ăn cũng rất cần thiết với sức khỏe răng miệng. Bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều canxi, flour, vitamin K, vitamin D, vitamin E,… giúp cho răng của luôn chắc khỏe.
Bé thay răng bị mọc lệch cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng răng hô vẩu, móm và giúp răng vĩnh viễn mọc lên suôn sẻ, thuận lợi, đúng với vị trí như mong muốn. Các biện pháp điều trị răng mọc lệch đã được chúng tôi chia sẻ ở trên. Cha mẹ nên sớm tìm cho mình địa chỉ nha khoa uy tín đồng hành với trẻ trong khoảng thời gian quan trọng nhất này nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page