Bệnh nha chu là bệnh lý răng miệng thường gặp. Chính vì vậy mọi người thường chủ quan không điều trị sớm. Điều này khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng, gây ra tổn thương xương hàm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai. Vậy bệnh viêm nha chu là gì? Viêm nha chu có nguy hiểm không? Có thể chữa dứt điểm được không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh viêm nha chu là bệnh gì?
Nha chu là gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh viêm nha chu là bệnh gì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về nha chu. Nha chu là một tổ chức quanh răng gồm có lợi (nướu), xương ổ răng, xương răng và dây chằng quanh răng. Nó có vai trò chống đỡ và lưu giữ cho chân răng ở trong xương. Răng luôn được khỏe mạnh và nằm chắc chắn trong xương hàm là nhờ hệ thống dây chằng, nướu và xương ổ răng. Nướu ôm bao quanh chân răng giúp che chắn các mô nhạy cảm không bị vi khuẩn gây hại xâm nhập.
Bệnh nha chu là gì?
Bệnh nha chu là bệnh lý viêm nhiễm các tổ chức quanh răng, gây ảnh hưởng tới cấu trúc nâng đỡ răng. Khi xảy ra viêm mô nướu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển túi nha chu, gây tình trạng tụt nướu, lộ chân răng ra ngoài. Lúc này răng sẽ bị mất liên kết với các tổ chức nâng đỡ. Khi nhiễm trùng ngày càng trở nên nghiêm trọng và lây lan nhanh chóng sẽ làm xương bị tổn thương, răng lung lay dần. Nguy hiểm hơn nữa có thể bị mất răng nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh viêm nha chu có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là các loại sau:
Viêm nha chu mãn tính: Đây là bệnh viêm nha chu phổ biến nhất, có ảnh hưởng tới cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân gây viêm nha chu mãn tính là do sự tích tụ mảng bám lâu dài dẫn tới phá hủy nướu và xương. Cuối cùng gây mất răng nếu không được điều trị.
Viêm nha chu tấn công: Loại viêm nha chu này thường xuất hiện từ khi còn nhỏ hoặc ở thời gian đầu ở tuổi trưởng thành. Bệnh lý này có xu hướng di truyền theo gia đình, gây mất xương và răng rất nhanh.
Viêm nha chu hoại tử: Tình trạng này do mô nướu bị chết làm cho dây chằng răng và xương bị thiếu nguồn cung cấp máu dẫn tới bị hoại tử và nhiễm trùng nặng. Viêm nha chu hoại tử thường gặp ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế như người mắc bệnh HIV, người đang điều trị ung thư, người suy dinh dưỡng hoặc một số nguyên nhân khác.
Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm nha chu
Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nha chu cần lưu ý và đi thăm khám định kỳ để điều trị kịp thời.
- Người đang bị viêm nướu
- Người không có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách
- Người nghiện bia rượu, thuốc lá, thường xuyên sử dụng các chất gây nghiện
- Người lớn tuổi
- Người mắc bệnh béo phì
- Người ăn uống không đủ chất, đặc biệt là thiếu vitamin C
- Người mắc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS hoặc đang điều trị bệnh ung thư
- Đang uống một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới nướu hoặc thuốc gây khô miệng
- Người mắc các bệnh viêm khớp, tiểu đường,…
4 Giai đoạn của bệnh viêm nha chu
Như đã nói ở trên, bệnh viêm nha chu dễ bị bỏ qua do bệnh tiến triển thầm lặng. Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển của bệnh các bạn có thể tham khảo để nắm được ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên.
Giai đoạn 1: Do vệ sinh không thường xuyên, đúng cách, cao răng hình thành tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tích tụ ở mảng bám kẽ răng, viền lợi. Từ đó dẫn tới viêm lợi.
Giai đoạn 2: Tình trạng viêm lợi làm cho lợi bị sưng và chảy máu, đặc biệt khi có tác động như nhai thức ăn hoặc đánh răng.
Giai đoạn 3: Viêm lợi nếu không được điều trị sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Chúng là những ổ vi khuẩn có chứa mủ trong nướu.
Giai đoạn 4: Viêm nha chu ngày càng nặng phá hủy xương ổ răng, gây tụt lợi. Răng lúc này sẽ bị lung lay dần và có thể mất răng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu:
Lợi bị chảy máu và sưng tấy
Mặc dù xuất hiện ở ngay giai đoạn đầu của bệnh tuy nhiên không có nghĩa đây là dấu hiệu nhẹ. Bởi lúc này các mô nướu đã có sự tổn thương nhất định. Bạn cần theo dõi tình trạng sưng tấy ở nướu. Nếu như tình trạng này không chỉ xuất hiện ở một vùng mà lây lan sang cả các vùng khác thì có nghĩa bệnh đang tiến triển rất nhanh chóng.
Loét miệng
Với những người không mắc bệnh, những vét loét thông thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên với các trường hợp bị nhiễm trùng thì vét loét sẽ rất khó lành và thường tái đi tái lại gây đau đớn, khó chịu.
Nướu bị tụt
Tụt nướu lúc mới xuất hiện sẽ rất khó nhận biết. Tuy nhiên nếu để ý kỹ và thường xuyên sẽ phát hiện được sự khác biệt. Theo thời gian tụt nướu làm cho mô nướu ngày càng xa răng gây hở chân răng.
Răng bị lung lay
Khi cả mô và nướu đều bị tổn hại nghiêm trọng chính là thời kỳ bùng phát của bệnh. Lúc đầu bạn sẽ chỉ cảm nhận thấy một răng bị lung lay tuy nhiên sau đó sẽ ngày càng nhiều răng lung lay hơn. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn.
Khạc ra máu khi đánh răng
Tình trạng khạc ra máu trong lúc đánh răng và nướu bị đau nhức làm cho bạn gặp khó khăn khi ăn uống. Nguyên nhân do ở nướu xuất hiện các vết thương hở và cần điều trị sớm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
Trong đa số các trường hợp, viêm nha chu thường khởi nguồn từ mảng bám trên răng. Mảng bám này chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu không được chữa trị, về lâu dài răng sẽ bị viêm nha chu:
Mảng bám trên răng kết hợp với đường, tinh bột có trong thức ăn sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Mặc dù việc đánh răng 2 lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa có thể loại bỏ mảng bám nhưng chúng sẽ lại tiếp tục hình thành một cách nhanh chóng.
Mảng bám khi cứng lại dưới viền nướu sẽ hình thành cao răng. Cao răng là mức độ phát triển cao hơn của mảng bám và chứa nhiều vi khuẩn hơn. Cao răng càng nhiều sẽ càng gây ra nhiều thiệt hại. Chúng ta không thể loại bỏ cao răng nếu chỉ đánh răng thông thường mà cần tới sự hỗ trợ của nha sĩ.
Mảng bám, cao răng gây ra tình trạng viêm nướu. Đây là dạng viêm nha chu nhẹ nhất. Viêm nướu là do nướu bị kích thích và gây viêm một phần nướu quanh chân răng. Nếu được điều trị đúng cách và chăm sóc răng miệng tốt, viêm nướu có thể được chữa trị hoàn toàn.
Viêm nướu khi không được điều trị đúng cách có thể tái đi tái lại nhiều lần gọi là viêm nướu trường. Lúc này nó gây ra bệnh viêm nha chu, làm cho túi nha chu chứa đầy vi khuẩn phát triển giữa nướu và răng. Càng để lâu túi nha chu sẽ càng nhiều vi khuẩn hơn và phát triển sâu hơn. Nếu tiếp tục không được điều trị, nhiễm trùng sẽ gây mất mô nướu và xương, dẫn tới mất răng.
Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không?
Viêm nha chu có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn. Không chỉ vậy, vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào trong máu qua mô nướu rồi ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể như tim, phổi,… gây các bệnh lý hô hấp, viêm khớp, động mạch vành, đột quỵ,…
Cụ thể những tác hại nghiêm trọng mà viêm nha chu có thể gây ra cho người bệnh như sau:
- Chảy máu chân răng
- Gây hôi miệng làm mất sự tự tin và thiện cảm trong mắt người khác
- Khớp cắn bị loạn gây đau khi nhai, lực nhai bị giảm sút
- Răng bị lệch
- Gây áp xe chân răng, chết tủy
- Hỏng mô nâng đỡ răng khiến răng dễ bị gãy rụng
Viêm nha chu có chữa được không? Điều trị viêm nha chu như thế nào?
Viêm nha chu có chữa được không?
Viêm nha chu hoàn toàn có thể chữa được. Với sự phát triển của công nghệ nha khoa và trình độ tay nghề của mình, các bác sĩ hoàn toàn có thể điều trị viêm nha chu để giữ lại răng tự nhiên, ngăn chặn và khắc phục được các thiệt hại do bệnh gây ra.
Trước tiên bác sĩ sẽ cần làm các kiểm tra để xác định xem bạn có bị viêm nha chu hay không, bệnh đang ở mức độ như thế nào, đã ảnh hưởng tới răng, nướu hàm hay chưa?
- Kiểm tra tổng quát răng, nướu, cao răng,…
- Làm vệ sinh sạch sẽ cho răng, lấy cao răng và bắt đầu thăm khám dưới nướu. Thông qua thiết bị máy móc hỗ trợ, bác sĩ sẽ xác định được độ sâu của các túi nha chu. Túi nha chu là khe hở giữa nướu và bề mặt chân răng. Chúng có độ sâu từ 1-3 mm, khi răng nướu ở tình trạng khỏe mạnh. Khi bị viêm nha chu, túi nha chu sẽ phát triển sâu rộng hơn và trở thành ổ viêm đầy chất bẩn, vi khuẩn.
- Tại các vị trí có dấu hiệu bị tiêu xương ổ răng sẽ được chụp X-quang để xác định rõ hơn.
Điều trị viêm nha chu như thế nào?
Dựa vào các thăm khám bên trên, ngoài ra có thể căn cứ thêm vào tình trạng sức khỏe và các yếu tố nguy cơ khác, bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn phát triển của bệnh, cấp độ bị viêm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nhìn chung các kỹ thuật điều trị viêm nha chu đều hướng tới 2 mục đích:
- Dọn sạch các ổ viêm bên trong của túi nha chu để ngăn không cho sự phá hủy tiếp diễn, bên cạnh đó tạo điều kiện cho mô nướu phát triển trở lại bám sát vào răng
- Phục hình mô nướu và xương hàm
Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm nha chu:
Điều trị khẩn cấp viêm nha chu
Điều trị khẩn cấp viêm nha chu được áp dụng khi khối áp xe xuất hiện ở vùng nướu lợi, lớp niêm mạc bị viêm. Khi sờ vào ổ áp xe sẽ có cảm giác đau nhiều hoặc đau ít tùy trường hợp. Lớp niêm mạc bị sưng đỏ.
Khi điều trị sẽ sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm. Tuy nhiên đây chỉ là điều trị tạm thời. Bệnh hoàn toàn có thể tiến triển thành viêm nha chu mãn tính và tái phát cấp tính theo chu kì.
Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật
Tùy theo tình trạng của viêm nha chu mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý cho phù hợp như:
- Làm sạch cao răng
- Nếu viêm nha chu xảy ra do miếng trám răng sai kỹ thuật thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại miếng trám, chỉnh sửa hoặc có thể thay thế, phục hình lại miếng trám cho đúng kỹ thuật.
- Cố định lại răng bị lung lay
- Nhổ răng với những chiếc không thể giữ được
Điều trị phẫu thuật với bệnh viêm nha chu
Phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả. Với điều trị phẫu thuật, bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật như sau:
Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Túi nha chu sẽ được phẫu thuật làm giảm kích thước, từ đó tạo điều kiện làm sạch mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng.
Phẫu thuật tái tạo: Như đã nói ở trên, túi nha chu được hình thành do xương và mô bị phá hủy. Khi càng phá hủy được nhiều mô và xương nha chu, răng sẽ bị lung lay nhiều hơn. Phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu sẽ giúp tái tạo xương mô.
Phẫu thuật ghép mô mềm: Viêm nha chu gây tụt lợi, lộ chân răng. Phẫu thuật ghép mô mềm có mục đích giúp hạn chế tụt lợi và phục hồi lại các tổ chức quanh răng. Kỹ thuật phẫu thuật này có thể thực hiện ở một hoặc nhiều răng. Từ đó giảm ê buốt, đảm bảo thẩm mỹ cho nướu.
Điều trị duy trì bệnh viêm nha chu
Sau khi viêm nha chu đã được điều trị ổn định, bệnh nhân vẫn cần thăm khám và kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện, phòng ngừa bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu
Để tránh mắc bệnh viêm nha chu, các bạn có thể phòng ngừa bằng cách chủ động chăm sóc răng miệng như sau:
- Sử dụng bản chải lông mềm, kem đánh răng và nước súc miệng có chứa flour sau khi ăn xong để hạn chế tích tụ mảng bám trên răng gây cao răng.
- Kết hợp thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch răng
- Định kỳ thăm khám răng 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị ngay khi xuất hiện những dấu hiệu nhỏ nhất.
- Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh viêm nha chu có thể nhận biết từ sớm ngay khi thấy các dấu hiệu chảy máu lợi, sưng lợi,… Vì thế khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, hãy tới thăm khám tại các nha khoa uy tín để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page