Một số chị em bị đau nhức răng khi mang thai và được chỉ định chụp X-quang. Tuy nhiên chụp X-quang răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng ra sao? Làm thế nào để hạn chế điều nguy hại đó. Cùng nha khoa Thúy Đức tìm hiểu cụ thể nhất thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Chụp X-quang răng là gì?
Chụp X-quang răng thực chất là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp theo dõi cụ thể, chính xác nhất tình trạng khoang miệng, phát hiện bất thường răng, xương hàm hay mô mềm. Từ hình ảnh thu được trên phim chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện những khoang hở, cấu trúc răng ẩn như răng khôn, sâu răng hay cả khối u. Ngoài ra, kỹ thuật này phản ánh hình ảnh rõ nét nhất về chân răng và tủy, từ đó theo dõi cả quá trình điều trị nha khoa.
Cụ thể hơn về những lợi ích khi chụp X-quang bao gồm:
– Xác định chính xác hình thái, hướng mọc lệch của các răng để xử lý các vấn đề về khớp cắn và thẩm mỹ của bệnh nhân.
– Chẩn đoán sớm, xác định mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về răng, nướu như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi,… Từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về sau.
– Dễ dàng quan sát được các chi tiết nằm sâu dưới chân răng như mạch máu nhỏ quanh răng, ống dây thần kinh. Điều này giúp ích cho quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng.
– Phát hiện sớm các tổn thương vùng xương hàm như u, nang, viêm nhiễm hay trong chấn thương.
– Xác định được mật độ xương hàm một cách chính xác nhất.
– Theo dõi cụ thể quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.
– Hỗ trợ quá trình bọc răng sứ, niềng răng hay làm răng giả,…
2. Khi nào thì cần phải chụp X-quang răng?
Không phải trường hợp nào răng có vấn đề đều cần chụp X-quang răng. Dưới đây là các tình huống bạn nên thực hiện giúp bác sĩ có được kết quả chính xác nhất.
- Kiểm tra, phát hiện những tổn thương ở răng do sâu răng, có bị hư tủy, gãy, vỡ răng,…hay không.
- Kiểm tra, phát hiện các răng khôn có bị mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc với răng số 7, răng có xuyên vào nướu không.
- Kiểm tra, phát hiện những bất thường trong khoang miệng như có u hay mụn nhọt.
- Kiểm tra, phát hiện những chấn thương ở xương hàm.
- Quan sát được tiến trình mọc răng của trẻ em.
- Hỗ trợ quan trọng trước khi tiến hành niềng răng.
- Hỗ trợ quá trình phẫu thuật tủy răng, nhổ răng cấm, cấy ghép răng,…
- Đánh giá cấu trúc răng và xương hàm sau quá trình điều trị nha khoa.
3. Chụp X-quang răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Chụp X quang răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không là câu hỏi của nhiều chị em đặt ra. Trên thực tế, lượng tia X-quang khi chụp răng gây ra tương đối thấp so với mức xạ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, cần lưu ý là thai nhi dễ bị ảnh hưởng nếu liều bức xạ lớn hơn 5rad (rad là đơn vị đo tia bức xạ) .
Theo một số nghiên cứu, khi chụp X-quang răng có thể làm tăng nguy cơ mẹ sinh non. Trẻ sinh non gặp tình trạng bị thiếu cân, thường nhẹ hơn 2.5kg. Nguy hiểm hơn có thể gây hạn chế về sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của bé. Một số trường hợp, thai nhi bị dị tật hoặc dị dạng bẩm sinh. Vì lẽ đó nhiều bà mẹ cảm thấy bất an và lo lắng khi chụp X-quang răng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có các mẹ bầu chụp X-quang răng và sinh con khỏe mạnh, bình thường. Không phải trường hợp nào thực hiện kỹ thuật trên cũng nguy hiểm cho bé. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe của mẹ, lượng tia X, tần suất và thời gian tiếp xúc với tia X.
4. Mức độ ảnh hưởng của chụp X-quang đến thai nhi
Mức độ ảnh hưởng của chụp X-quang với nguy cơ sẩy thai, dị tật
Tia X là dạng bức xạ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và tùy thuộc vào nồng độ tác dụng, tuổi thai, thời gian tiếp xúc. Nguy cơ bị ung thư, bạch cầu, một số dị tật bẩm sinh khác đối với thai nhi cũng có tỉ lệ rất thấp. Cụ thể hơn:
– Nguy cơ bị sẩy thai
Với liều tia xạ nhỏ hơn 5 rad (rad: đơn vị đo lường), tia X không làm cho nguy cơ bị sẩy thai tăng lên. Ngoài ra, mỗi phụ nữ khi mang thai có sẵn khoảng 3 – 15% nguy cơ sẩy thai, cho dù có chụp X-quang hay không.
– Nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Nếu sử dụng liều tia xạ nhỏ thì nguy cơ gây dị tật thai cũng không đáng kể. Thai nhi chỉ có khả năng phát triển chậm khi bạn chụp X-quang vào giai đoạn đầu của thai kỳ và với liều tia xạ lên đến 50 rad.
– Nguy cơ ung thư đối với thai nhi
Trường hợp chụp X-quang khi mang thai vào những tháng đầu của thai kỳ và với liều tia xạ lớn hơn 5 rad, thì nguy cơ ung thư tăng lên trong khoảng 0,3 – 1%. Tuy nhiên bạn cần biết nguy cơ này cũng tồn tại sẵn khoảng 0,3% cho dù người mẹ có tiếp xúc tia xạ khi mang thai hay không.
Mức độ ảnh hưởng của chụp X-quang với thai nhi trong từng giai đoạn
Cùng 1 liều bức xạ khi chụp X-quang, tùy và giai đoạn tuổi thai mà mức độ ảnh hưởng của tia X gây ra với thai nhi sẽ khác nhau:
– Chụp X-quang khi mang thai 1 tuần: Chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của tia X đến giai đoạn này.
– Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần- 7 tuần: Có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao.
– Chụp X-quang khi mang thai 8- 40 tuần: Có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao.
Ngoài tuổi thai, mức độ ảnh hưởng của tia X đến thai nhi cũng phụ thuộc vào vị trí cơ quan được chụp. Cụ thể hơn:
– Chụp X-quang vùng bụng, khung chậu, chậu, với liều bức xạ từ 0,1- 1: Thai nhi có tỷ lệ thương tổn là 1/100000 – 1/10000.
– Chụp X-quang vùng đầu, ngực với liều bức xạ 0,001- 0,0001: Thai nhi có tỷ lệ thương tổn là dưới 1/1000000.
– Chụp X-quang vùng thắt lưng, cột sống với liều bức xạ 1- 10: Thai nhi có tỷ lệ thương tổn từ 1/10000 – 1/1000.
Liều chụp tia X đối với thai nhi khi chụp X-quang
– Thai nhi từ khoảng 2- 8 tuần tuổi: Tia X không có khả năng dẫn tới sảy thai, dị tật bẩm sinh hay làm cho thai nhi chậm phát triển đối với các liều chụp chẩn đoán. Trừ trường hợp sử dụng liều lớn hơn 200 millisievert.
– Thai nhi từ khoảng 8- 15 tuần tuổi: Lúc này hệ thần kinh trung ương của thai nhi đang dần phát triển, có sự nhạy cảm nhất định với ảnh hưởng của tia X, nhưng chỉ với liều từ 300 millisievert trở lên.
– Thai nhi trên 20 tuần tuổi: Khả năng chịu đựng tia X của thai nhi tốt hơn trước vì các cơ quan đã phát triển hoàn toàn.
5. Bà bầu cần lưu ý những gì khi chụp X-quang răng?
Chụp X-quang răng nói riêng và chụp X-quang nói chung vẫn có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi trong một số trường hợp. Để phòng tránh, tốt nhất các mẹ cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Nếu cần tiến hành chụp thì phải lưu ý các điều sau:
– Nếu bạn nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai thì cần báo cáo với bác sĩ sẽ được tư vấn và chỉ định chụp X-quang trong trường hợp thực sự cần thiết.
– Nếu bắt buộc phải chụp X-quang khi mang thai, bà bầu sẽ được che chắn bởi áo chì nhằm giảm thiểu sự phơi nhiễm của tia X đối với thai nhi.
– Các mẹ nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có hệ thống trang thiết bị hiện đại, chụp kỹ thuật số để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X. Ngoài ra, đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm giúp quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng. Các biện pháp bảo hộ cho mẹ bầu phải tốt.
– Thấy có vấn đề về răng miệng, các mẹ nên đến các địa chỉ nha khoa càng sớm càng tốt nhằm điều trị sớm nhất. Đồng thời nên chú trọng việc chăm sóc răng miệng để giảm thiểu các bệnh lý về răng.
Như vậy, mọi người cũng như các mẹ đã hiểu rõ hơn chụp X-quang răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page