Nhiều bạn sau khi tháo niềng đã có một hàm răng đều nhưng gặp phải tình trạng răng bị ố vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ và tự tin. Để cải thiện tình trạng này, mọi người nghĩ ngay đến biện pháp tẩy trắng răng sau khi niềng. Vậy tẩy trắng răng sau khi niềng có những ưu điểm gì? Có nên tẩy trắng răng sau khi niềng răng không? Nha khoa Thúy Đức sẽ giải đáp giúp bạn qua nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Tại sao răng thường bị ố vàng, xỉn màu khi niềng răng?
Sau quá trình niềng răng kéo dài từ 1.5 – 2 năm, một số người gặp phải tình trạng răng bị ố vàng và xỉn màu gây mất thẩm mỹ. Các nguyên nhân chính khiến răng bị xảy ra tình trạng như vậy là do:
Bạn sử dụng dụng cụ vệ sinh răng không phù hợp với răng khi niềng như bàn chải quá cứng, không sử dụng bàn chải kẽ kết hợp bàn chải thường.
Đánh răng không đúng cách do hệ thống dây cung và mắc cài khá phức tạp khiến thức ăn, mảng bám còn đọng lại trên răng.
Không sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước…khiến vụn thức ăn vẫn mắc lại ở các mắc cài răng, lâu dần tạo ra các vết ố khiến răng đổi màu. Vệ sinh răng miệng khi niềng răng không giống như vệ sinh thông thường. Bạn cần phải sử dụng bàn chải kẽ, tăm nước, chỉ nha khoa và bàn chải thông thường.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây ố vàng, đổi màu khi niềng răng.
Lựa chọn kem đánh răng không phù hợp khiến răng dễ bị ố vàng, đổi màu. Hiện nay, có một số kem đánh răng chuyên dụng dành cho người niềng răng. Bạn hãy cân nhắc thay thế cho kem đánh răng thông thường để bảo vệ răng miệng tốt hơn, hạn chế các vấn đề răng miệng trong quá trình niềng răng.
Mảng bám thức ăn còn sót lại trong khoang miệng và các kẽ răng lâu dần hình thành cao răng ngày càng nhiều hơn. Các mảng bám trên thân răng và nướu là nguyên nhân khiến răng ố vàng, đổi màu và gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Bác sĩ sử dụng mắc cài niềng răng có độ kéo mạnh nhằm rút ngắn thời gian niềng răng. Điều này dẫn tới lực tác động vào chân răng quá mạnh gây chết tủy răng và dẫn tới tình trạng răng đổi màu.
Dùng các loại thực phẩm, đồ uống có màu hay đồ ngọt dễ gây đọng lại trên các dụng cụ chỉnh nha và gây khó khăn khi làm sạch. Khi chải mạnh có thể khiến dây cung niềng răng bị tuột, nhưng nếu chải nhẹ có thể làm dây thun niềng răng bị vàng do không được vệ sinh tỉ mỉ làm tăng nguy cơ răng bị đục màu.
Nước uống, kem đánh răng dùng trong khi niềng có quá nhiều chất tẩy trắng Florua là nguyên nhân gây bào mòn lớp men răng gây ra tình trạng răng bị đổi sang màu khác, trắng hơn hoặc chuyển sang các màu tối như đen, vàng…
Một số loại thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây vàng răng. Tùy thuộc vào thời điểm và thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc kháng sinh mà răng ngả màu có nhiều mức độ. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh. Nếu gặp tình trạng này sẽ rất khó để xử lý. Do đó, bạn cần chú ý dùng thuốc theo bác sĩ chỉ định nhé.
Răng ố vàng, đổi màu có thể là biểu hiện của bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay các bệnh lý khác. Thực chất, sâu răng làm phân hủy các tế bào men răng, ngà răng, thậm chí gây chết tủy răng và hình thành nên các lỗ đen trên răng.
Chăm sóc răng miệng hàng ngày không đúng cách: không chải răng thường xuyên trong quá trình ăn uống, không vệ sinh kẽ răng sạch sau khi ăn, ăn thức ăn ngọt, có màu gây ảnh hưởng đến răng…
Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng (hay làm trắng răng) là thủ thuật lấy đi các sắc tố vàng, nâu… ở men răng và ngà răng để làm màu răng sáng hơn, trắng hơn so với màu răng ban đầu.
Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng cùng với hệ thống đèn Laser để làm răng trắng hơn bằng phản ứng oxi – hóa cắt đứt các nối đôi của chất hữu cơ tạo màu trong răng.
Trước khi tiến hành tẩy trắng răng, bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, lấy sạch vôi răng và nếu đang bị các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi… bạn sẽ được điều trị trước rồi mới tiến hành tẩy trắng răng
Có nên tẩy trắng răng khi đang trong quá trình niềng?
Trong khi niềng răng, nhiều bạn sẽ thấy răng bị ố vàng, xỉn màu gây mất tự tin nên sẽ mong muốn tẩy trắng để hàm răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, bạn không nên cũng như không thể tẩy trắng khi niềng răng được. Bởi trong giai đoạn niềng răng, các khí cụ niềng răng được gắn lên răng sẽ làm quá trình tẩy trắng trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, răng đang dịch chuyển khi niềng răng nên sẽ nhạy cảm hơn, và bị ê buốt nhiều hơn. Lúc này nếu bạn tác động vào răng sẽ làm răng không những không được trắng sáng mà còn yếu đi, dễ mắc các bệnh răng miệng. Vì vậy dù bạn cảm thấy răng vàng hơn, xỉn màu trong quá trình niềng, thì bạn cũng nên cố đợi đến khi niềng răng xong mới tẩy trắng răng nhé.
Vậy sau khi niềng bao lâu có thể tẩy trắng răng?
Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha, bạn có thể tiến hành tẩy trắng răng. Thủ thuật này sẽ;` không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, nên bạn hãy yên tâm. Tuy nhiên, cần lưu ý, bạn không được phép tẩy trắng ngay sau khi vừa tháo niềng răng.
Bởi vì trải qua 18 – 24 tháng đeo khí cụ chỉnh nha, men răng và mô nướu vẫn còn rất yếu và chưa ổn định. Do đó, nếu bạn tiến hành tẩy trắng răng ngay thì thuốc tẩy trắng và năng lượng ánh sáng có thể gây ra những tổn thương ở răng và nướu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như răng bị ê buốt – đau nhức kéo dài, viêm lợi, mòn men răng, tiêu chân răng…
Chính vì thế, các bác sĩ nha khoa khuyên bạn cần tháo niềng răng tối thiểu 1 tháng, bạn mới có thể tiến hành tẩy trắng răng. Ngoài ra, thủ thuật tẩy trắng răng sau khi niềng răng – chỉ được thực hiện cho những bạn niềng răng trên 17 tuổi, còn những trẻ em từ 16 tuổi trở xuống thì việc tẩy trắng răng không được khuyến cáo.
Những lưu ý khi tẩy trắng răng sau khi niềng răng
Khi bạn quyết định tẩy trắng răng sau khi niềng răng thì cần lưu ý đến một số điều sau đây:
- Độ tuổi tẩy trắng răng: Đối với trẻ dưới 16 tuổi sau khi niềng răng xong không nên tẩy trắng răng bởi lúc này, lớp men răng và ngà răng chưa hoàn thiện nên dễ bị kích ứng với thuốc tẩy trắng răng.
- Tình trạng sức khỏe: Nếu bạn đang mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… thì cần phải điều trị trước khi tẩy trắng răng.
- Cách chăm sóc răng: Sau khi tẩy trắng răng, bạn cần hạn chế ăn các món có màu gây vàng ố răng (cà phê, nước sốt, nước ngọt có gas,…)
- Phương pháp tẩy trắng răng: Bạn nên chọn phương pháp tẩy trắng răng an toàn cho men răng và nướu để tránh làm tổn thương men răng và đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt là nên chọn những nơi uy tín để tẩy trắng răng.
Đọc thêm: Niềng răng có hôn được không?
Làm gì để có hàm răng trắng đều sau khi niềng?
Ngoài việc tìm hiểu vấn đề tẩy trắng răng sau khi niềng có được không, bạn cũng nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây để giúp răng luôn khỏe mạnh và duy trì được màu sắc trắng sáng trong thời gian dài nhé.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa Fluor. Đặt bàn chải phía trên nướu với độ nghiêng vừa phải khoảng 45 độ và nhẹ nhàng “vuốt” dọc và xoay tròn theo bề mặt của răng Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới, giữa mỗi mắc cài.
Bạn nên chải răng ít nhất 3 lần một ngày: Sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bàn chải đánh răng của bạn sẽ hư nhanh chóng vì những cái mắc cài, do đó bạn cần thay bàn chải ngay khi nó bị xơ tua.
➤Xem chi tiết: Niềng răng dùng bàn chải gì?
Thăm khám định kỳ khi niềng răng
Thăm khám định kỳ là điều rất cần thiết nếu bạn muốn có được hàm răng đẹp và khỏe mạnh. Thăm khám giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng răng hiện tại và xử lý nhanh chóng nếu có vấn đề gì xảy ra.
Tốt nhất bạn nên thăm khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần là điều cần thiết cho người mới niềng răng xong nếu bạn muốn một hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng.
Chế độ ăn uống khoa học
Vì bản chất răng mới tháo niềng vốn dĩ còn đang yếu nên để hạn chế tình trạng răng ố vàng, đổi màu khi tháo niềng răng bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Hãy chú ý đổi thực đơn sao cho phù hợp bằng cách:
- Giảm các thực phẩm có màu, chứa các chất kích thích để hạn chế các mảng bám thực phẩm trên men răng.
- Tránh các thực phẩm làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Không sử dụng các thức ăn cứng, dính như kẹo cao su, caramen…
- Hạn chế ăn vặt, không ăn các đồ có chứa nhiều đường trước khi đi ngủ mà không đánh răng lại lần nữa.
- Không sử dụng đồ uống có màu như cacao, rượu vang, coca cola…
- Hạn chế đồ uống có ga, các chất kích thích, rượu bia…
➤Xem thêm: Niềng răng nên ăn gì?
Tẩy trắng răng bằng các biện pháp tự nhiên
Bên cạnh xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn có thể áp dụng các mẹo tự nhiên để làm trắng răng bị ố vàng, đổi màu. Một số nguyên liệu tự nhiên với thành phần có tác dụng làm trắng răng toàn diện ngay cả khi bạn đang niềng răng như dầu dừa, giấm táo, baking soda…Đây là những nguyên liệu lành tính giúp loại bỏ mảng bám, vết ố trên răng an toàn.
Dầu dừa:
- Chuẩn bị 1 lượng dầu dừa nhỏ ra bát.
- Thoa dầu dừa lên răng từ 5 – 15 phút vào mỗi sáng trước khi đánh răng.
- Dầu dừa thấm vào vùng răng bị niềng che khuất, hỗ trợ làm trắng răng hiệu quả.
Giấm táo:
- Pha 1 muỗng giấm táo với 1/4 cốc nước.
- Súc miệng bằng hỗn hợp trên trong 30 giây giúp hàm răng trắng sáng hơn.
Baking soda:
- Pha đều nửa muỗng cà phê baking soda và muối cùng 1/4 cốc nước.
- Khuấy đều các nguyên liệu trên để tạo thành hỗn hợp làm trắng răng hiệu quả.
Nha khoa Thúy Đức với Bác sĩ chỉnh nha chịu trách nhiệm chính là bác sĩ Phạm Hồng Đức. Bác sĩ Đức là bác sĩ người Việt Nam đầu tiên thuộc Hiệp hội Bác sĩ Chỉnh nha Hoa Kỳ AAO. Sau nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài bác sĩ Đức đã ứng dụng phương pháp điều trị niềng răng F.A.C.E giúp bảo tồn răng gốc, hạn chế tối đa khả năng phải nhổ răng.
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page