Niềng răng bạn có thể giúp bạn thấy được sự thay đổi của răng và diện mạo theo từng ngày, cùng với đó là sự xuất hiện của những dấu hiệu khi mới niềng răng. Đây được xem là những dấu hiệu thường thấy khi bắt đầu làm quen với các khi cụ trong khoang miệng. Vậy những dấu hiệu đó là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Nhận biết những dấu hiệu khi mới niềng răng
Mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau và cũng sẽ có người không cảm thấy sự khác biệt nhiều khi niềng răng. Sau đây là các dấu hiệu thường gặp nhất của người niềng răng:
Cảm giác cộm, vướng
Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi trong miệng có thêm các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung hay các vít cắm. Nhất là với những phương pháp niềng truyền thống. Các khí cụ này giúp tạo ra lực siết, làm răng dịch chuyển và đưa răng về đúng vị trí. Cảm giác này chỉ xảy ra vào giai đoạn đầu và sẽ dần giảm bớt sau khi bạn đã quen với sự hiện diện của khay niềng và mắc cài.
Riêng với niềng răng bằng khay trong suốt hay được biết đến nhiều hơn qua tên Invisalign thì cảm giác cộm, vướng sẽ được giảm tối đa vì khay niềng được thiết kế ôm sát vào răng. Khi sử dụng phương pháp này, bạn hầu như không cảm nhận được sự tồn tại của khay niềng nhờ vào sự hiện đại của chất liệu Smartrack.
Cảm giác mỏi hàm
Mỏi hàm hầu như chỉ xuất hiện trong giai đoạn đầu của niềng răng hoặc sau mỗi lần bạn tái khám tại nha khoa. Các nguyên nhân chính dẫn đến việc hàm bị mỏi là: do răng, do khớp cắn hoặc do xương hàm. Việc răng phải dịch chuyển liên tục và từ từ sẽ tác động đến các cơ quan trên khiến chúng ta có cảm giác hàm bị mỏi.
Để khắc phục tình trạng này và giảm bớt cảm giác mỏi hàm, bạn có vận dụng các cách như sau: chườm nóng hoặc chườm lạnh, súc miệng bằng nước ấm hoặc massage nhẹ nhàng vùng bị mỏi để cảm thấy dễ chịu hơn.
Hôi miệng
Xếp thứ 3 trong những dấu hiệu thường thấy khi niềng răng đó là hiện tượng hôi miệng. Việc vệ sinh không được đảm bảo làm hình thành các mảng bám trên răng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Khi niềng răng, các vị trí xung quanh mắc cài hay kẽ răng rất khó được làm sạch, thức ăn bị đọng lại tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển sinh ra mảng bám và nguy cơ sâu răng cùng hơi thở có mùi khó chịu.
Đau buốt răng
Cảm giác đau buốt răng có thể chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình hoặc sau mỗi lần bác sĩ tiến hành siết răng. Khi răng chịu những tác động này chân răng thường yếu hơn bình thường và trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, chỉ cần chịu một tác động nhỏ từ bên ngoài hay phải tiếp xúc với nước đá lạnh răng sẽ bị buốt.
Cảm giác đau này sẽ tự thuyên giảm sau 4 – 6 ngày tùy trường hợp, tuy nhiên nếu cơn đau không giảm đi bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc giảm đau đúng liều lượng.
Đọc thêm: Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Ăn uống khăn hơn
Việc ăn uống trở nên khó khăn hơn là hệ quả của những dấu hiệu trên cộng với việc không được ăn uống thả ga những món ăn yêu thích nên gây ra tình trạng ăn không ngon, nhai khó,… Cảm giác cộm vướng trong miệng khiến người niềng răng “lười nhai”, do đó khiến nhiều người bị sụt cân hoặc hóp má.
Để việc ăn uống không bị cản trở bạn có thể tập làm quen từ từ với việc có các khí cụ trong miệng và ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm mềm, xốp, ít sợi và dễ nhai. Sau giai đoạn đầu, bạn có thể bắt đầu ăn uống nhưng bình thường nhưng cần hạn chế những món ăn thô, cứng, phải cắn xé để không ảnh hưởng đến răng.
Riêng với niềng răng Invisalign, người niềng răng có thể thoải mái sử dụng các món ăn vì có thể dễ dàng tháo ra khi ăn uống. Đây cũng chính là một trong những ưu điểm nổi bật của khay niềng trong suốt so với niềng răng thông thường.
Đọc thêm: Những lưu ý về chế độ ăn uống khi niềng răng
Loét miệng
Loét miệng là dấu hiệu nhiều người mắc phải khi đeo niềng răng do khí cụ chỉnh nha có độ ma sát thường xuyên với lưỡi và niêm mạc miệng. Đặc biệt là niềng răng với mắc cài kim loại càng dễ bị loét và chảy máu niêm mạc miệng hơn cả.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên mang sẵn sáp nha khoa bên người để tiện dùng khi cảm thấy mắc cài bị cọ sát quá mức.
Kinh nghiệm chăm sóc răng miệng khi mới niềng
Để nhanh chóng có được hàm răng như ý đồng thời giảm thiểu tối đa những vấn đề có thể phát sinh bạn cần nắm rõ những điều sau:
Chế độ ăn
Khi niềng răng do việc nhai sẽ có đôi chút khó khăn khiến mọi người dễ nản lòng nên việc có một chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng. Có 2 nguyên tắc trong việc xây dựng chế đoạn ăn trong giai đoạn này đó là: dễ nhai, dễ tiêu thụ nhưng vẫn cần đảm bảo chất dinh dưỡng.
Theo đó, những món ăn bạn cần tuyệt đối tránh là: thức ăn cứng, dai như: xương động vật, phần thịt gân, các loại hạt thô; các món dính: kẹo cao su, kẹo dẻo; món ăn nhiều mảnh vụn như bánh quy vì dễ dính vào mắc cài…
Các món ăn bạn nên sử dụng là: các món chế biến từ trứng, sữa, những món ăn được nấu mềm như súp, rau củ hầm… Nói chung, bạn có thể đưa nhiều loại thực phẩm vào bữa ăn miễn là thực phẩm đó được cắt nhỏ, nấu mềm là được.
Vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng khi niềng răng rất quan trọng, nhất là khi thức ăn rất dễ mắc lại ở mắc cài. Đối với người đang niềng răng, cần chải răng và làm sạch răng sau mỗi lần ăn uống. Ngoài việc chải răng thông thường, bạn cũng nên sử dụng bàn chải kẽ chuyên dụng để làm sạch vụn thức ăn hoặc chỉ nha khoa, máy tăm nước cũng cho hiệu quả tương tự.
Thêm một lưu ý nữa là khi vệ sinh với răng đang niềng cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương răng và lợi. Nên sử dụng kem đánh răng,nước súc miệng có chứa chất fluoride. Chất này có tác dụng bảo vệ và làm răng cứng chắc hơn.
Xem thêm: Mối liên hệ giữa vệ sinh răng miệng – chỉnh nha và sức khỏe của bạn
Tuân thủ lịch khám
Để đảm bảo tiến độ niềng răng và sớm phát hiện những sự cố trong quá trình niềng răng bạn cần tới khám đúng hẹn. Điều này giúp ích cho cả bạn và bác sĩ nhằm chắc chắn răng chạy đúng vị trí, đảm bảo thời gian niềng răng như định trước.
Trên đây, chúng tôi đã liệt kê một vài dấu hiệu thường gặp nhất với những người đang trong giai đoạn đầu niềng răng. Bạn thấy những dấu hiệu nào giống với trường hợp của bản thân? Nếu gặp phải những dấu hiệu trên cũng đừng lo lắng nhé vì đây là một phần trong hành trình tìm lại nụ cười xinh mà ai cũng phải trải qua đó!
Nếu cần tư vấn về niềng răng hoặc cần giải đáp đừng ngần ngại liên hệ tới Nha khoa Thúy Đức qua số Hotline để được tư vấn nhé!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page