Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghiền nhỏ thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ngoài ra vì khuyết điểm này, bé nhà mình có thể ngày càng thấy mặc cảm, tự ti trong giao tiếp. Nếu các vị phụ huynh đang quan tâm và muốn tìm hiểu: Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ như thế nào hiệu quả nhất thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược là một trong những triệu chứng sai lệch khớp cắn hạng III phổ biến làm cho khuôn mặt trở nên mất cân đối. Chúng ta hay gọi bằng những cái tên như: bị móm, mặt gãy hay mặt “lưỡi cày”.
Đặc biệt với trẻ nhỏ, để phát hiện có bị khớp cắn ngược hay không, cha mẹ cần thường xuyên quan sát. Nếu thấy một vài dấu hiệu dưới đây thì càng không nên chủ quan:
– Hàm răng của hàm trên nằm ngoài hay bao trọn lấy hàm răng của hàm dưới. Mà như bình thường thì hai hàm phải cân xứng với nhau.
– Khoảng cách giữa nhóm răng cửa và răng nanh ở 2 hàm đều xa nhau.
– Nếu nhìn nghiêng, bạn thấy rõ sự mất cân đối của trán, mũi, cằm. Đặc biệt phần cầm thường đưa ra phía trước ở nhiều mức độ khác nhau tùy trường hợp.
– Trẻ có thể gặp các vấn đề răng miệng khác như ăn nhai khó khăn, bị sâu răng, viêm nướu,…
Tìm hiểu thêm: Sai lệch khớp cắn là gì? Tác hại và cách khắc phục
2. Có những dạng khớp cắn ngược nào ở trẻ nhỏ?
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ được chia thành 3 dạng chính là khớp cắn ngược do xương, khớp cắn ngược do răng và do cả hai yếu tố trên.
– Khớp cắn ngược do răng
Răng cửa trên và dưới mọc vào những thời điểm khác nhau. Thông thường răng cửa trên sẽ mọc muộn hơn răng cửa dưới thì răng cửa dưới có thể cản trở sự mọc của răng trên. Nguyên nhân này dễ dẫn tới tình trạng móm ở trẻ.
Hoặc khớp cắn ngược do trẻ duy trì thói quen đẩy cằm về phía trước theo hướng không thuận.
– Khớp cắn ngược do xương
Hàm trên kém phát triển hoặc hàm dưới phát triển quá mức (thường gặp ở trẻ hở hàm ếch) cũng là nguyên nhân gây móm ở trẻ. Dị tật hở hàm ếch do xương hàm trên không đủ kích thước ngang và trước sau. Điều này làm cho răng cửa hàm trên di chuyển vào trong so với vị trí của răng cửa hàm dưới, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
– Khớp cắn ngược do cả xương và răng
Khi cả phần xương và răng đều có sự phát triển lệch lạc dẫn tới tình trạng móm sẽ càng phức tạp hơn.
Để xác định chính xác khớp cắn ngược ở trẻ là do xương hay răng hay cả hai, cha mẹ nên đưa bé đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám cụ thể nhé.
Chi tiết nhất: Phân biệt răng móm và hàm móm như thế nào?
3. Tác động khớp cắn ngược đến trẻ nhỏ
Hiện nay vẫn có một số phụ huynh ít quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ vì nghĩ rằng mọi thứ về sau sẽ tốt hơn. Tuy nhiên quan niệm này hết sức sai lầm. Khớp cắn ngược sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt từ sức khỏe, thẩm mỹ đến tâm lý của các bạn nhỏ.
– Khớp cắn ngược ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ
Trước tiên, khớp cắn ngược làm cho hàm của trẻ bị sai lệch, cắn không được khít hoàn toàn. Nó sẽ tác động đến khả năng ăn nhai, nghiền nhỏ thức ăn. Các bà mẹ hay kêu than con mình lười ăn, biếng ăn. Nguyên nhân một phần có thể đến từ chính hàm răng đang gặp vấn đề của trẻ. Thức ăn không được nghiền nhuyễn mịn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cơ thể khó hấp thu hết các chất dinh dưỡng. Về lâu dài tác động đến cả chiều cao, cân nặng của bé.
Ngoài ra, khớp cắn ngược ở trẻ nếu không khắc phục sớm dẫn tới rối loạn chuyển động của xương hàm dưới. Chuyển động của khớp thái dương hàm do phân bố lực tác động vào răng và xương hàm không đều và có thể gây nên bệnh lý về thái dương hàm sau này.
– Khớp cắn ngược gây mất thẩm mỹ ở trẻ
Khớp cắn ngược ở răng sữa nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới khớp cắn ngược ở răng vĩnh viễn. Điều này gây mất thẩm mỹ ở trẻ. Càng về sau khi trưởng thành, xương hàm rộng ra, khuôn mặt của trẻ bị “gãy”, mất cân đối. Từ đó còn dẫn tới sự mất tự tin khi giao tiếp.
– Khớp cắn ngược có thể ảnh hưởng tới phát âm của trẻ
Khớp cắn ngược cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Để lâu dài, trẻ thường mắc phải các lỗi như phát âm không rõ hoặc bị nói ngọng, nói lắp. Tất cả những điều này đều tác động tới ngôn ngữ, hành vi giao tiếp của trẻ.
Có thể thấy, không điều trị sớm khớp cắn ngược sẽ gây ra những hệ lụy rất lớn cho trẻ. Càng về sau khi cả xương và răng phát triển ổn định thì tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn. Đến tuổi trưởng thành, người bị khớp cắn ngược có thể gặp những vấn đề về sức khỏe như sau: sâu răng, há miệng, ngáy to khi ngủ,…
4. Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ như thế nào?
Hiện nay, điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ có 3 phương pháp chính là: niềng răng Invisalign First, niềng răng mắc cài và đeo hàm facemask.
Niềng răng Invisalign First
Niềng răng Invisalign First sử dụng khay nhựa trong suốt ôm sát khít vào từng chiếc răng và giúp răng có thể dịch chuyển từng chút một trên cung hàm. Công nghệ mới nhất này hiệu quả với nhiều trường hợp sai lệch răng ở trẻ như khớp cắn ngược, răng hô móm, răng khấp khểnh,…
Độ tuổi thích hợp để sử dụng khay niềng Invisalign First là từ 5- 10 tuổi. Còn sau độ tuổi trên có thể chọn tiếp niềng răng Invisalign hoặc niềng răng mắc cài.
So với các phương pháp khác, Invisalign First được nhiều phụ huynh lựa chọn là nhờ những ưu điểm vượt trội:
- Khay niềng làm từ chất liệu nhựa đặc biệt nên mềm, không gây khó chịu cho khoang miệng của trẻ
- Thiết kế các cạnh được bo tròn, viền cẩn thận nên giảm được tình trạng nhiệt miệng khi niềng.
- Khay niềng trong suốt, gần như vô hình nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cho trẻ
- Có khả năng nắn chỉnh răng tốt và áp dụng cho nhiều tình trạng răng khác nhau
- Khay niềng dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng nên không ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra còn phòng ngừa các bệnh sâu răng, viêm lợi,…
Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý khi đeo Invisalign First là phụ huynh cần theo dõi cẩn thận quá trình niềng răng khi mà trẻ còn ít tuổi, khả năng hợp tác thấp, dễ quên.
Phụ huynh nên quan tâm: Niềng răng trong suốt cho trẻ em có được không?
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp phù hợp với các bạn nhỏ trong độ tuổi từ 11- 16 tuổi. Lúc này xương hàm vẫn còn mềm, dễ uốn nắn. Hiện nay, các phương pháp niềng răng mắc cài phổ biến gồm:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường (truyền thống) hoặc tự động (tự đóng, tự khóa)
- Niềng răng mắc cài sứ thường (truyền thống) hoặc tự động (tự đóng, tự khóa)
– Xét về tính chất của mắc cài
Bạn có thể thấy niềng răng được chia thành mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Mắc cài kim loại được làm từ hợp kim titanium có độ mềm dẻo, chắc chắn. Trong khi mắc cài sứ làm từ sứ nguyên chất với màu sắc tương tự màu răng nên tính thẩm mỹ cao hơn.
– Xét về cấu tạo của khí cụ niềng răng
Xét về cấu tạo của khí cụ niềng răng, chúng ta có mắc cài thường (truyền thống) và mắc cài tự động (tự đóng, tự khóa).
+ Niềng răng mắc cài thường (truyền thống)
Niềng răng mắc cài thường hay truyền thống ra đời từ sớm, kết hợp giữa dây cung và mắc cài rồi gắn trực tiếp lên răng. Lực siết sẽ được điều chỉnh thông qua các khí cụ này giúp nắn chỉnh và đưa răng về vị trí như mong muốn. Đối với niềng răng ở trẻ em, mắc cài kim loại có những ưu điểm sau:
- Chi phí phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình
- Mắc cài được thiết kế ngày càng nhỏ gọn, giảm thiểu cảm giác vướng víu, khó chịu cho trẻ.
- Hiệu quả chỉnh nha cao, phù hợp với tất cả các tình trạng răng từ nhẹ đến phức tạp
Tuy nhiên, mắc cài truyền thống vẫn có những điểm hạn chế:
- Tính thẩm mỹ không cao khi vẫn để lộ các khí cụ
- Đôi khi các khí cụ cọ vào môi má có thể gây xước, nhiệt miệng. Cha mẹ cần động viên và quan tâm để con nhanh chóng làm quen với việc niềng răng.
+ Niềng răng mắc cài tự động (tự đóng, tự khóa)
Niềng răng mắc cài tự động có điểm ưu việt hơn là không sử dụng dây thun cố định trên mắc cài mà thiết kế chốt hiện đại với các rãnh có nắp trượt. Nhờ đó, lực siết răng cân bằng, ít bị đau, răng dịch chuyển tốt hơn. Ngoài ra còn tránh được những phiền toái khác như đứt dây thun, dây thun bị vàng,… Tuy nhiên, niềng răng mắc cài tự động vẫn tồn tại một số hạn chế như có chi phí cao hơn mắc cài truyền thống.
Nhiều phụ huynh còn băn khoăn trong việc chọn lựa mắc cài phù hợp với các bé. Thực tế, niềng răng dù chọn khí cụ nào cũng đều có những ưu nhược điểm riêng. Cha mẹ có thể dựa vào tình trạng răng của con, khả năng kinh tế của gia đình để tìm ra phương pháp tối ưu.
Chi tiết nhất: Niềng răng cho trẻ 10 tuổi cần lưu ý điều gì?
Đeo hàm facemask
Facemask được biết đến là loại hàm chức năng có thể sửa chữa khớp cắn ngược phía trước do xương trong thời kỳ răng sữa hoặc răng hỗn hợp sớm. Công dụng của khí cụ này sẽ kéo giãn xương hàm trên theo chiều trước, sau, ngang, đứng, kích thích xương hàm trên phát triển.
Ban đầu, Pospeschnigg (1875) là người đầu tiên có ý tưởng kéo giãn xương hàm trên. Đến cuối thập niên 60, Declaire đã bổ sung nhiều điểm quan trọng khi điều trị cho bệnh nhân khe hở môi- vòm. Đến cuối năm 1970, Petit đề xuất sử dụng khí cụ này cho bệnh nhân có khớp cắn loại III. Facemask có thể kết hợp khí cụ nong khẩu cái (Hyrax) để điều trị can thiệp khớp cắn hạng III do xương thực sự với cắn chéo phía trước.
– Cấu tạo của Facemask
Cấu tạo của Facemask gồm các bộ phận sau:
- Phần đỡ trán: Đặt phía trên lông mày 1- 2 cm hoặc cách đều giữa lông mày- chân tóc
- Phần đỡ cằm: Đặt dưới rãnh cằm 7mm
- Thanh đỡ chính: Làm từ thép không gỉ và đặt chính giữa mặt trẻ
- Thanh ngang: Đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn 2- 3cm
- Chun: Được móc ngang mức răng nanh và hướng xuống dưới ra trước 1- 1,5cm so với mặt phẳng cắn, không làm tổn thương khóe miệng, tạo lực 800- 1500g cho cả 2 bên kéo chun.
Khí cụ nong khẩu cái Hydrax với mặt phẳng trượt bằng nhựa trên mặt nhai răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, có móc tương ứng răng nanh để kéo chun.
– Hiệu quả của Facemask
- Có thể kéo xương hàm trên ra trước khoảng 1- 3mm
- Di răng hàm trên ra trước
- Tăng thể tích xương gò má
- Xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau làm tăng chiều cao tầng mặt dưới, xương hàm trên xuống dưới và ra trước
– Ưu điểm của Facemask
- Hiệu quả điều trị sai lệch khớp cắn loại III xương (từ nhẹ đến vừa), giảm nguy cơ phẫu thuật chỉnh hình xương cho trẻ về sau
- Điều chỉnh tương quan xương, tăng chiều dài tầng mặt dưới, cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt
- Kiểm soát sự trồi răng hàm lớn
- Tránh nguy cơ tiêu xương tụt lợi tại vùng răng cửa hàm dưới
– Thời gian đeo hàm Facemask
Hàm Facemask được sử dụng liên tục cho tới khi đạt độ cắn chìa 3- 5mm (bù trừ 1 phần tái phát sau tháo hàm). Trẻ sẽ đeo hàm liên tục cả ngày trừ lúc ăn và chơi thể thao. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến khích trẻ đeo cả khi ngủ vì hormone tăng trưởng thường được giải phóng trong thời điểm này.
Bạn thấy xương hàm trên di trước 2- 4mm khi kéo Facemask trong khoảng 8- 12 tháng. Nhưng hầu hết những thay đổi về chỉnh hình có thể nhìn thấy được trong vòng 3- 6 tháng kéo liên tục.
– Lưu ý khi đeo hàm Facemask
- Phụ huynh cần giám sát thời gian đeo của con, đảm bảo trẻ đeo đủ thời gian và đúng cách.
- Đưa trẻ đến khám 4- 6 tuần một lần để đánh giá tình trạng mô mềm.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật chu đáo, cẩn thận.
5. Phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ em
Nhiều phụ huynh băn khoăn có thể phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ em hay không. Điều này dễ dàng thực hiện được nếu tuân thủ đúng các biện pháp dưới đây.
– Cha mẹ chú ý đến các thói quen xấu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng. Nếu thấy trẻ thực hiện thì cần loại bỏ ngay, không để tình trạng lặp lại.
– Cha mẹ cần chú ý theo dõi lịch thay răng và mọc răng của trẻ từ khoảng 5 tuổi trở lên. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu răng mọc lệch bất thường.
– Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa định kỳ để có được chẩn đoán kịp thời, chính xác.
Khớp cắn ngược hay bị móm là tình trạng mà nhiều trẻ em mắc phải nếu duy trì thói quen xấu ngay từ khi còn bé. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khớp cắn ngược hiệu quả.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page