Mục đích của mài kẽ răng khi niềng răng nhằm tạo ra khoảng trống phù hợp để đặt các khí cụ vào bên trong khoang miệng. Mài kẽ răng khi niềng răng có đau không? Tỉ lệ và kích thước mài như thế nào? Cần chú ý gì trong quá trình này. Dưới đây chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể nhất tất cả câu hỏi trên nhé!
Mục lục
Mài kẽ răng khi niềng răng là gì?
Trước tiên, bạn cần hiểu cấu trúc của một chiếc răng hoàn chỉnh gồm 3 phần là: men răng, ngà răng và tủy răng.
- Men răng là lớp mô cứng nhất trên cơ thể người. Thậm chí chúng được đánh giá cứng hơn xương khi cấu tạo từ 99% tinh thể Hydroxyapatitle và 1% chất hữu cơ, nước.
- Ngà răng nằm ở bên trong lớp men răng. Độ cứng của ngà răng chỉ đứng sau men răng và tương đương độ cứng của xương. Ngà răng được cấu tạo bởi 97% là tinh thể Hydroxyapatitle và 3% chất hữu cơ, nước.
- Tủy răng nằm trong cùng chứa nhiều dây thần kinh.
Như vậy mục đích của mài kẽ răng bao gồm:
- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các khí cụ như mắc cài, dây cung,…
- Tạo hình răng chuẩn đẹp hơn về mặt thẩm mỹ, hạn chế khe hở ở phần nướu mà không làm ảnh hưởng đến các mô răng.
KẾT LUẬN: Mài kẽ răng khi niềng răng là kĩ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ nhằm giúp răng trở nên gọn hơn, tạo khoảng trống cần thiết cho răng và các khí cụ dịch chuyển thuận lợi. Thông thường, bác sĩ chỉ mài kẽ một ít cho mỗi răng với tỉ lệ nhất định để không ảnh hưởng đến cấu tạo của chúng.
Mài kẽ răng khi niềng răng có đau không?
Trước khi mài kẽ răng, bác sĩ tính toán một cách tỉ mỉ, chu đáo và hợp lý nhất để thao tác này không ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong của răng, đặc biệt là phần tủy răng. Mặc dù chịu sự tác động đến hình thể của mô răng nhưng mài kẽ răng sẽ không tổn hại đến răng thật, sức khỏe răng miệng nếu tuân thủ đúng tỉ lệ và đảm bảo chất lượng.
Mài kẽ răng khi niềng răng sẽ không có cảm giác đau thực sự rõ ràng bởi trước đó bạn đã được vệ sinh sạch sẽ răng miệng và được bác sĩ tiêm tê cẩn thận. Khi thực hiện, mọi công đoạn đều diễn ra thoải mái.
Mài kẽ răng cũng không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Như phân tích ở trên, mỗi chiếc răng được cấu tạo 3 lớp là: men răng, ngà răng và tủy răng theo thứ tự từ ngoài vào trong. Quá trình mài kẽ chỉ thực hiện ở phần men răng ngoài cùng với tỉ lệ rất nhỏ nên không ảnh hưởng đến ngà răng hay tủy răng. Sau khi mài răng, các bác sĩ sẽ tiến hành gắn các khí cụ niềng răng nhằm rút ngắn tối đa thời gian chỉnh nha. Chỉ cần về nhà cố gắng chăm sóc răng miệng cẩn thận thì không có bất kỳ trở ngại nào. Việc bạn cần làm chính là chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín thì không cần lo lắng sau khi mài kẽ răng làm răng bị yếu đi, đau buốt hay gây sâu răng.
Những trường hợp cần mài kẽ răng khi niềng răng
Mài kẽ răng khi niềng răng chỉ thực hiện trong một số trường hợp, không phải là tất cả. Sau khi thăm khám, chụp phim X – quang cẩn thận, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp có mài kẽ hay không. Dưới đây là các trường hợp cần mài kẽ răng:
– Răng cửa có hình tam giác: Mài kẽ răng lúc này giúp răng đạt được tính thẩm mỹ cao nhất, có hình dáng chuẩn đẹp hơn, không lệch lạc, xấu xí. Ngoài ra còn tạo kẽ hở chân răng khi niềng, giảm khả năng sâu răng, duy trì độ vững chắc của khung hàm.
– Răng mọc lộn xộn nhẹ không cần phải nhổ răng để lấy khoảng trống: Mài kẽ răng giúp bạn bảo tồn được hàm răng thật, giữ được khớp nhai tốt nhất.
– Răng có kích thước không đồng đều: Mài kẽ răng giúp điều chỉnh kích thước với chiếc răng quá to và mang đến sự đều đặn nhất cho toàn hàm. Bên cạnh đó, chúng tạo khoảng trống vừa phải để răng dễ dàng xoay chuyển.
– Răng hô nhẹ: Nếu mặt răng bị chìa ra phía ngoài thì việc mài răng sẽ thu gọn răng vào bên trong mà không tác động nhiều đến răng gốc.
Mài kẽ răng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Nếu cảm thấy cần thiết thì bác sĩ mới chỉ định mài kẽ răng. Do vậy bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn vững vàng.
Những trường hợp không được chỉ định mài kẽ răng
Nếu đã có những trường hợp nên mài kẽ răng thì một vài trường hợp dưới đây không được khuyến khích vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của răng đó nói riêng và toàn hàm nói chung.
- Trường hợp người vệ sinh răng miệng kém, sâu răng kẽ nhiều
- Trường hợp người có buồng tủy răng lớn, đặc biệt là trẻ em
- Trường hợp người có men răng kém khoáng hóa
- Trường hợp người mòn răng nhiều, răng bị ê buốt, nhạy cảm với các kích thích
Câu hỏi thường gặp về mài kẽ răng
Lựa chọn răng và lượng men cần mài như thế nào?
Mài kẽ răng thực chất là việc giảm chiều rộng gần xa của một số răng nào đó để tạo khoảng trống. Các răng được mài thường là răng cửa hàm dưới. Ngoài ra còn có răng cửa hàm trên và răng cối nhỏ của cả 2 cung hàm. Những răng được chọn sẽ tùy thuộc vào:
- Vị trí, kích thước của răng thừa, vùng trước hàm dưới hay hàm trên hoặc vùng sau hàm dưới hay hàm trên
- Độ cân xứng của răng
- Độ dày men răng hiện tại của các răng
- Tình trạng sâu răng hoặc vệ sinh răng miệng của bệnh nhân
Để đánh giá độ dày men răng, các bác sĩ sẽ cần chụp phim X – quang một cách cẩn thận. Sau đó lên kế hoạch cẩn thận để không loại bỏ quá một nửa độ dày men răng. Phân bố khoảng trống cần mài lên một lượng lớn răng và giữa mặt gần cũng như mặt xa. Như vậy có thể giảm lượng men bị mài ở vị trí nào đó.
Tỉ lệ mài kẽ răng chuẩn nhất
Theo các chuyên gia thì mài răng để niềng răng là kĩ thuật tương đối khó đòi hỏi bác sĩ phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, có kinh nghiệm, chuyên môn cao mới đạt được tỉ lệ đúng chuẩn.
– Với răng cần mài là răng cửa và răng nanh thì tỉ lệ mài răng tối đa như sau:
- Phần cổ răng: Khoảng từ 0.6 mm – 0.8 mm
- Phần thân răng: Khoảng từ 1 mm – 1.3 mm
- Phần cạnh rìa cắn: Khoảng từ 1.2 mm – 1.6 mm
– Với răng cần mài là răng hàm thì tỉ lệ mài răng tối đa như sau:
- Phần cổ răng: Khoảng từ 0.6 mm – 0.8 mm
- Phần thân răng: Khoảng từ 1.3 mm – 1.6 mm
- Phần cạnh rìa cắn: Khoảng từ 1.4 mm – 1.8 mm
Thực hiện mài kẽ răng bằng dụng cụ gì?
Để mài kẽ răng, các bác sĩ thường sử dụng các dụng cụ rất mỏng nhưng phải sắc bén giúp loại bỏ phần men răng nhanh chóng. Đó là:
- Đĩa mài kẽ răng hình bánh xe
- Cưa hoặc lá mài kẽ răng
- Mũi khoan kẽ răng
Việc sử dụng công cụ nào tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân và thói quen của bác sĩ.
Mài kẽ răng khi niềng có làm răng yếu đi?
Một số người trước khi mài kẽ răng lo lắng điều này sẽ làm răng yếu đi. Thực chất mài kẽ răng khi niềng răng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến cấu trúc men răng. Biện pháp này chỉ mài đi một phần men răng ở mặt trên của hai răng kế cận. Khi đó, bề dày men răng bị loại bỏ rất nhỏ nên không làm cho răng yếu đi.
Mài kẽ răng khi niềng răng có gây sâu răng?
Như bạn đã biết thì bề mặt men răng sẽ có độ bóng nhất định. Cũng bởi độ bóng trên men răng đã hạn chế mảng bám tích tụ. Sau khi tiến hành mài kẽ răng, bác sĩ làm bề mặt men răng trở nên xù xì hơn. Như vậy có thể sẽ làm cho vi khuẩn dễ bám hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách thì không sao cả.
Bên cạnh đó, sau khi niềng răng xong, bạn sẽ sở hữu hàm răng trắng, đều, sát khít với nhau, răng cũng chắc khỏe hơn nên hạn chế tối đa các bệnh lý nha khoa. Do vậy mọi người không cần quá lo lắng về điều này.
Đọc thêm: Các thủ tục cần tiến hành trước khi niềng răng
Quy trình mài kẽ răng khi niềng răng chuẩn Y khoa
Tìm hiểu thêm một chút về quy trình mài kẽ răng khi niềng răng nếu bạn cần thực hiện dưới đây nhé!
– Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể tình trạng sức khỏe răng miệng toàn hàm. Chụp phim X – quang cẩn thận để phát hiện các bệnh lý nếu có. Sau đó nếu cần mài kẽ răng thì bác sĩ tiến hành xác định xem cần mài cụ thể răng nào.
– Bước 2: Kí hợp đồng với khách hàng
Bác sĩ cùng với khách hàng kí hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bạn và phòng tránh rủi ro nếu có.
– Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hàm răng
Các y tá và bác sĩ sẽ làm sạch toàn bộ hàm răng trước khi tiến hành mài kẽ răng.
– Bước 4: Tiêm thuốc tê
Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc tê lên toàn bộ khung hàm. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đau và ê buốt khi mài.
– Bước 5: Tiến hành mài răng
Bác sĩ sử dụng máy mài nha khoa chuyên dụng để mài đi phần răng theo tỉ lệ tính toán trước đó.
– Bước 6: Tiến hành niềng răng
Sau đó, bác sĩ tiếp tục gắn các khí cụ niềng răng lên hàm răng bắt đầu quá trình chỉnh nha.
– Bước 7: Dặn dò chăm sóc tại nhà và tái khám
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Hẹn lịch tái khám.
Xem thêm: Quy trình niềng răng gồm mấy bước?
Những lưu ý sau khi mài kẽ răng khi niềng răng
Sau khi đã mài kẽ răng và gắn khí cụ đầy đủ, trong thời gian đầu chưa quen, bạn sẽ có cảm giác hơi khó chịu một chút. Nếu vậy thì nên tuân thủ một số lời khuyên dưới đây:
- Có thể sử dụng đá lạnh bọc trong khăn sạch để chườm xung quanh vùng khoang miệng trong ngày đầu tiên. Chườm 5 – 10 phút thì bỏ ra rồi mới chườm tiếp.
- Nên ăn các đồ mềm, nhuyễn, mịn giống như cháo, bún, miến, súp,… trong 3 ngày đầu. Nếu thấy răng miệng đã ổn thì có thể ăn chế độ như bình thường.
- Hạn chế tối đa ăn các đồ quá cứng, quá dẻo hoặc quá lạnh như: đùi gà chiên, cánh gà chiên, ngô luộc, táo, kẹo cứng,… đều không có lợi cho khí cụ cũng như sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: Tất cả lưu ý bạn cần biết trước – sau khi niềng răng
Quá trình mài kẽ răng khi niềng răng cần được thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn vững vàng cùng trang thiết bị hiện đại như nha khoa Thúy Đức. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page