Nhiệt miệng khi niềng răng gây nên sự khó chịu, đau đớn cho nhiều người. Nên xử lý thế nào khi gặp phải tình trạng này? Có cách nào để phòng tránh hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết nhất.
Mục lục
1. Nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Nhiệt miệng là một vấn đề thường gặp ở rất nhiều người, có tên khoa học là aphthous ulcer, trong y học dân gian thường được cho là do nóng trong người bộc phát ra bên ngoài. Nhiệt miệng là một bệnh tự nhiễm, do đó nó cũng tự khỏi theo thời gian tuy nhiên gây nên cảm giác rất khó chịu cho người mắc. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh nhiệt miệng, nhưng có thể phỏng đoán do các nguyên nhân như: do môi trường, chế độ ăn uống, do vi khuẩn hay sự thiếu hụt chất dinh dưỡng…
Về biểu hiện của nhiệt miệng có thể dễ dàng nhận ra được bởi mắt thường và xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cụ thể những biểu hiện đó như sau:
- Xuất hiện những vết đau, đỏ và lở loét trong khoang miệng.
- Thường xuất hiện ở những mô mềm, thậm chí là lưỡi.
- Cảm thấy đau, rát, xót khi ăn đồ ăn nóng, chua.
Khác với bệnh do vi-rút Herpes, nhiệt miệng không lan rộng mà chỉ xuất hiện dưới dạng một hoặc một vài vết loét trong khoang miệng. Giai đoạn hình thành trong 1 – 2 ngày, trong những ngày này người bệnh thường không cảm nhận được mà chỉ khi thấy rát, đau nhẹ mới phát hiện bản thân bị nhiệt miệng. Tình trạng này sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày, những vết loét sẽ dịu dần, biến mất và thường không để lại sẹo.
2. Tại sao niềng răng hay bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng khi niềng răng không phải một tình trạng hiếm gặp và thường ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống nhất là trong vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng. Khi niềng răng, tình trạng này có thể diễn ra thường xuyên hơn đó là do các dây cung và mắc cài gây xước các niêm mạc miệng, lưỡi, nướu. Khi đó, virus, vi khuẩn và nấm trong khoang miệng sẽ nhanh chóng tấn công các tế bào bị tổn thương, gây viêm nhiễm và dẫn đến nhiệt miệng.
Cũng vì những lý do trên mà tình trạng nhiệt miệng thường xuất hiện ở người niềng răng mắc cài hơn niềng răng trong suốt. Nếu không được khắc phục kịp thời, nhiệt miệng sẽ gây nhiễm trùng các mô trong miệng. Để biết được cách xử lý an toàn, hiệu quả mời bạn theo dõi tiếp bài viết của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu thường gặp khi mới niềng răng
3. Nhiệt miệng khi niềng răng phải làm sao?
Để nhanh chóng giảm bớt tình trạng viêm loét do tình trạng nhiệt miệng gây ra, cũng như hạn chế tối đa những cảm giác khó chịu mà vẫn đảm bảo an toàn bạn có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Đầu tiên, những thức ăn cứng, vị chua, có tính axit cao, cay nóng như cam, chanh, mì cay, kim chi,… có thể khiến bạn cảm thấy xót hơn khi ăn do đó bạn nên hạn chế những món ăn này trong bữa ăn. Thay vào đó là những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt: các loại nước ép, quả chín; các món súp, cháo; sữa và các món ăn chế biến từ sữa. Đặc biệt, bạn nên ăn nhiều sữa chua do trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng kháng viêm và làm dịu vết loét.
Không chỉ khi bị nhiệt miệng mà bạn nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh trong suốt quá trình niềng răng. Vì những thực phẩm bạn ăn hàng ngày cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian niềng răng của bạn. Chẳng hạn như những thực phẩm cứng như xương gà, hạt thô,… dễ làm bung tuột mắc cài hoặc cọ sát vào vết loét khiến tình trạng nhiệt miệng xấu đi…
Thứ hai, uống nhiều nước cũng là một phương pháp giúp nhiệt miệng nhanh khỏi hơn. Vì khi uống đủ lượng nước, độ pH trong khoang miệng được duy trì ổn định nhờ đó giúp ngăn chặn các vi khuẩn, virus và nấm gây hại phát triển. Từ đó cải thiện được tình trạng nhiệt miệng. Đồng thời, các mô mềm trong khoang miệng được cung cấp đủ nước, sẽ giảm thiểu tác động của mắc cài lên lưỡi và niêm mạc má. Tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng cũng được giảm thiểu hiệu quả.
Ngoài ra, nếu bạn chưa quen với việc uống nhiều nước trong ngày, bạn có thể bắt đầu với những thức uống giàu dinh dưỡng như nước ép, sữa chua uống kết hợp hoa quả, trà thanh nhiệt, trà thảo mộc,…
3.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc đảm bảo vệ sinh răng miệng khi niềng đặc biệt là khi bị nhiệt miệng rất quan trọng vì những tác động mạnh có thể gây đau, rát hay loét nốt viêm. Do đó, bạn cần vệ sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ dành cho răng niềng, nước súc miệng… giúp kháng khuẩn, làm dịu vết nhiệt miệng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Ngoài ra, để khử trùng khoang miệng tốt hơn bạn có thể sử dụng hydrogen peroxide bằng cách pha loãng với nước. Bạn cũng cần vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, tối và sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng, tránh để vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Lưu ý khi vệ sinh, động tác cần nhẹ nhàng tránh chạm trực tiếp vào vết nhiệt miệng.
Hỏi đáp: Răng bị ố vàng, đổi màu khi niềng răng phải làm sao?
3.3. Bôi gel/uống thuốc trị nhiệt miệng
Bôi gel và uống thuốc trị nhiệt miệng là một cách hữu hiệu để chữa nhiệt miệng. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua các loại gel, thuốc điều trị nhiệt miệng ở các hiệu thuốc. Những loại thuốc này góp phần là dịu vết nhiệt, do tiếp xúc trực tiếp bên trong cơ thể nên những thuốc có thành phần an toàn với sức khỏe, một vài loại thuốc được điều chế cho trẻ em còn có hương vị thơm ngon, dễ uống. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào nhé!
Ngay khi xuất hiệu những biểu hiện đầu tiên của nhiệt miệng bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt của mình theo những gợi ý chúng tôi đề xuất ở trên. Nhiệt miệng tuy không phải một bệnh lý nguy hiểm nhưng xử lý kịp thời và đúng cách sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tốt hơn trong quá trình niềng răng và không ảnh hưởng đến công việc và học tập.
Nếu tình trạng này diễn ra với tần suất cao và ngày càng trầm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên liên hệ với bác sĩ với bác sĩ niềng răng của mình để được giúp đỡ.
Có thể bạn quan tâm: Lưu ý quan trọng trước – trong và sau khi chỉnh nha
4. Làm sao để không bị nhiệt miệng khi niềng?
Khi bị nhiệt miệng chúng ta sẽ cảm thấy vô cũng khó chịu do đó để không phải trả qua những giác này bạn cần chăm sóc bản thân thật tốt để hạn chế tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng. Dưới đây là một vài biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, cùng tham khảo nhé:
Dùng sáp nha khoa
Sáp nha khoa là món đồ không thể thiếu của những người đang niềng răng, tác dụng chính là dùng trong các trường hợp mắc cài bị bung tuột, dây cung dài ra đâm vào má nhằm bảo vệ môi, má trong không bị tổn thương. Đối với trường hợp bị nhiệt miệng khi niềng sáp nha khoa giúp chặn các vị trí mắc cài có thể làm tổn thương mô mềm trong miệng tránh làm vết nhiệt loét rộng hơn.
Chải răng nhẹ nhàng
Chải răng quá mạnh là thói quen xấu của nhiều người vì cho rằng chải răng mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Thực tế, điều này chỉ đem lại những tác hại xấu cho răng như chảy máu chân răng, răng ê buốt, nhiệt miệng,… Vì vậy, bạn nên chải răng nhẹ nhàng, lực đều tay, chải theo chiều thẳng đứng đối với răng cửa. Đừng quên chải răng hàm cả mặt trong và mặt ngoài nữa nhé!
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả; hạn chế đồ ăn cay nóng
Thói quen ăn nhiều rau xanh, hoa quả sẽ làm giảm nguy cơ nhiệt miệng, tránh tình trạng nóng trong gây nhiệt miệng tự nhiễm. Do đó, bên cạnh việc bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, đậu nành… bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp cơ thể đào thải và loại bỏ nhiều độc tố, giữ cho răng sạch và khỏe mạnh, ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn. Hạn chế đồ ăn cay nóng cũng góp phần giảm nguy cơ nhiệt miệng khi niềng.
Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các món ăn mặn mà nên bổ sung các loại trái cây nhiều nước, thực phẩm mềm, lỏng…để tránh tác động tới răng trong khi niềng răng.
Thường xuyên tập thể dục thể thao
Những môn thể thao nhẹ nhàng sẽ phù hợp với bạn khi đang trong quá trình niềng răng. Tác dụng của việc tập thể dục thể thao thường xuyên là không cần bàn cãi. Thói quen này giúp cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng, sức khỏe được nâng cao, tăng sức đề kháng giúp đẩy lùi bệnh tật và cả nhiệt miệng nữa.
Đọc thêm: Mẹo nhỏ giúp bạn thích thú hơn với quá trình niềng răng của mình
Giữ cho mình một lối sống lành mạnh, tâm lý thoải mái khi niềng răng
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy những người bị căng thẳng kéo dài dễ bị nhiệt miệng hơn và thời gian tự phục hồi cũng lâu hơn. Vì vậy, để phòng tránh bệnh lý này, bạn nên thư giãn đầu óc, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
Trên đây là những thông tin về tình trạng “Nhiệt miệng khi niềng răng” được nhiều khách hàng quan tâm. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã tìm được những thông tin cần thiết và biết cách xử trí khi gặp phải cùng cách phòng tránh hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Nha khoa Thúy Đức!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page