“Này cô bé có chiếc răng khểnh. Sao thừa một cái chắc để làm duyên,…”. Tuy mọc hơi lệch so với cung hàm nhưng chiếc răng khểnh lại giúp nụ cười của bạn trở nên đặc biệt, ngọt ngào và duyên dáng hơn. Nếu vì niềng răng mà phải bỏ đi thì có phần hơi đáng tiếc. Vậy nên nhiều người muốn giữ lại chiếc răng duyên này nhưng nhưng không biết có được không? Dưới đây sẽ là lý giải cụ thể nhất của bác sĩ nhé.
Mục lục
1. Thế nào là răng khểnh?
Răng khểnh là chiếc răng nằm ở vị trí số 3 và thuộc nhóm răng nanh. Chức năng chính của nó vừa đảm để cắn xé thức ăn, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Sở dĩ có tên là “khểnh” vì chúng mọc lệch hẳn ra ngoài cung hàm so với các răng còn lại.
Răng khểnh có một chân, hình dạng răng xiên nhỏ, thường mọc từ độ tuổi 12 – 13 tuổi trong quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Xét về chuyên môn, răng khểnh thực ra là chiếc răng mọc lệch, sai khớp cắn hoặc khớp cắn hở, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Bạn sẽ khó làm sạch được vị trí khuất phía sau răng khểnh, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… Đây cũng là lý do chính vì sao bác sĩ khuyên bạn khi niềng răng nên chỉnh luôn cả chiếc răng này nhằm có được hàm răng chuẩn, đều, đẹp.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích giữ lại chiếc răng khểnh vì quan niệm rằng răng khểnh là răng may mắn. Người có răng khểnh được cho là sở hữu tính cách vui vẻ, hoạt bát, nguồn năng lượng tích cực nên thu hút được những điều may mắn, hạnh phúc trong cả công việc lẫn cuộc sống. Ai sở hữu nụ cười có chiếc răng duyên này đều để lại ấn tượng tốt đẹp.
Theo nhân tướng học, răng khểnh là chiếc răng mang vận khí tốt nhưng chỉ có tính chất tham khảo, hoàn toàn không quyết định và ảnh hưởng tới cuộc sống thực tại. Có lợi hay có hại thì bạn vẫn cần xét trên các khía cạnh thực tế, khoa học như tính thẩm mỹ cho khuôn mặt hay sức khỏe răng miệng. Những điều này mới ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đến cuộc sống.
2. Niềng răng giữ lại răng khểnh có được không?
Niềng răng giữa lại răng khểnh có được không là băn khoăn chung của nhiều người. Thực ra với sự phát triển vượt trội của ngành nha khoa, niềng răng vẫn có thể giữ lại được răng khểnh. Nhưng cần xem xét mức độ của răng là khểnh ít hay nhiều.
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể sức khỏe răng miệng, chụp phim X-quang. Khi đã có các con số và hình ảnh chi tiết, bác sĩ đưa ra kết luận là răng khểnh ở mức độ nhẹ, trung bình hay phức tạp. Dựa vào nhu cầu thẩm mỹ muốn giữ lại răng khểnh của bạn, bác sĩ sẽ chỉ gắn mắc cài lên các răng còn lại mà không gắn và tác động lực tại răng khểnh.
Tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên, răng khểnh là chiếc răng đã mọc lệch ra khỏi cung hàm nên giữ lại hoàn toàn không tốt cho sức khỏe răng miệng.
– Răng khểnh làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn
Nếu cả hàm răng thẳng đều, sát khít với nhau thì bạn đánh răng cực kỳ thoải mái, thuận lợi. Nhưng vì chiếc răng khểnh, bạn khó vệ sinh sạch sẽ phía sau. Điều này sẽ thúc đẩy vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, hôi miệng,… Khi chiếc răng khểnh lên thường tạo với 2 răng kế cận thế kẽ 3 răng khá nguy hiểm. Nếu kẽ răng này tạo ra hố sâu sẽ làm cho thức ăn bị nhét lại trong hố. Bạn không làm sạch ngay hoặc khó lấy ra thì lâu ngày tạo thành mùi hôi khó chịu.
– Răng khểnh gây khó khăn cho việc ăn nhai
Răng khểnh là chiếc răng nanh ở vị trí thứ 3 trên cung hàm tương đối quan trọng. Vì mọc lệch ra ngoài nên việc ăn nhai hay cắn nhỏ thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Về lâu dài, nó có thể làm tổn thương đến hệ tiêu hóa.
– Răng khểnh làm sai lệch khớp cắn nghiêm trọng hơn
Răng khểnh mọc chồi ra ngoài khiến cho các răng bên cạnh cũng bị đẩy vào sâu hơn, làm lệch lạc, sai khớp cắn. Tương quan của hai hàm cũng không được hài hòa.
Bên cạnh đó, nếu răng khểnh chếch ra ngoài ít hay nhiều đều dễ tổn thương hơn so với các răng khác khi lỡ bị va chạm. Nhìn chung, tác hại của răng khểnh không nhìn thấy ngay trước mắt mà phải về lâu về dài.
Một hàm răng đẹp không nhất định phải duyên dáng mà quan trọng nhất là chuẩn khớp cắn, ăn nhai hiệu quả, hạn chế tối đa các bệnh lý nguy hiểm khác. Do vậy nếu muốn niềng răng giữ lại răng khểnh, bạn cần suy nghĩ cẩn thận. Trong bất kỳ trường hợp nào thì sức khỏe răng miệng vẫn là trên hết. Nếu thực sự mong muốn giữ lại răng khểnh, chắc chắn bạn cần chăm sóc, vệ sinh chúng cẩn thận để tránh gây ra những bệnh lý có hại cho răng.
Tìm hiểu thêm: Răng khấp khểnh mọc không đều – Làm cách nào để khắc phục?
3. Các phương pháp niềng răng khểnh hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, chắc hẳn nhiều người muốn biết đâu là phương pháp niềng răng khểnh hiệu quả. Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như điều kiện tài chính, bạn có thể chọn niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ hoặc niềng răng trong suốt Invisalign.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp có lịch sử lâu đời nhất nhưng vẫn được các bác sĩ tin tưởng sử dụng. Nó có thể cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn, răng khểnh từ nhẹ đến phức tạp một cách hiệu quả.
Về cấu tạo, niềng răng mắc cài kim loại gồm: mắc cài làm từ hợp kim titanium bền chắc, dây cung và dây thun. Bác sĩ sẽ gắn từng hạt mắc cài lên răng và cố định dây cung trong rãnh mắc cài bằng thun hoặc chỉ thép cố định. Khi đó lực siết kéo các răng dịch chuyển dần về đúng vị trí trên cung hàm.
Về thiết kế, niềng răng mắc cài kim loại được chia thành 2 loại chính là: niềng răng mắc cài thường (truyền thống) và niềng răng mắc cài tự động (tự đóng/tự khóa). Trong đó, mắc cài kim loại tự động có thêm phần nắp tự động trên mỗi hạt mắc cài. Mục đích giúp dây cung dễ dàng trượt tự do, linh hoạt trong rãnh mắc cài mà không cần được cố định bằng thun hay chỉ thép.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại là tính hiệu quả cao, lực tác động ổn định, chi phí rẻ nhất. Tuy nhiên, hạn chế nằm ở điểm dễ bị bung tuột mắc cài nếu chịu lực quá mạnh, phải đi tái khám nhiều lần và tính thẩm mỹ chưa cao khi để lộ khí cụ.
Bạn cần biết: Những lưu ý quan trọng khi niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp ra đời sau mắc cài kim loại và ngày càng được ưa chuộng. Điều này một phần nhờ vào tính thẩm mỹ cao do mắc cài làm từ sứ nguyên chất có màu sắc tương đồng với màu răng. Nếu không chú ý, người đối diện sẽ khó nhận ra là bạn đang chỉnh nha.
Niềng răng mắc cài sứ cũng được chia thành 2 loại là: mắc cài sứ thường (truyền thống) và mắc cài sứ tự động (tự đóng, tự khóa). Trong đó, thiết kế của mắc cài sứ tự động ngày càng nâng cấp trở nên thon gọn, bo viền cẩn thận nhằm hạn chế tối đa sự tổn thương cho khoang miệng.
Như vậy, bạn có thể thấy ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ là tính thẩm mỹ tốt, hiệu quả chỉnh nha cao, chất liệu an toàn với cơ thể. Tuy nhiên nó vẫn có một vài hạn chế như chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại.
Tìm hiểu thêm: Mắc cài pha lê khác gì mắc cài sứ?
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign được đánh giá là phương pháp niềng răng tiên tiến nhất hiện nay. Bạn sẽ sử dụng một chuỗi các máng niềng trong suốt với số lượng từ 20- 48 chiếc. Điểm đặc biệt là khay niềng sẽ không giống nhau mà thay đổi tương ứng với từng giai đoạn khác nhau trong phác đồ điều trị. Như vậy tạo ra lực phù hợp giúp răng có thể dịch chuyển từng chút một để về đúng vị trí trên cung hàm mà không sợ bị sai lệch.
Những ưu điểm nổi bật của niềng răng Invisalign
- Tính thẩm mỹ tốt nhất khi khay niềng trong suốt, mang đến cảm giác “vô hình”, “niềng như không niềng”
- Khay niềng làm từ chất liệu nhựa chuyên dụng cực kỳ mềm dẻo, an toàn và thân thiện với khoang miệng
- Được thiết kế bằng công nghệ hiện đại nên bạn có thể thấy trước được kết quả cũng như sự dịch chuyển của răng trong suốt quá trình chỉnh nha
- Phù hợp và tương thích với nhiều trường hợp răng miệng có khuyết điểm từ nhẹ đến phức tạp
- Thời gian niềng răng cũng có thể được rút ngắn mang lại hiệu quả tối đa và lâu dài cho người niềng
- Khay niềng dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng
- Hạn chế tối đa các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,…
- Bạn không cần kiêng khem quá nhiều thứ
- Số lần tái khám ít hơn, thích hợp cho người bận rộn, người thường xuyên phải giao tiếp, gặp gỡ khách hàng, đối tác.
Tuy nhiên, niềng răng trong suốt Invisalign vẫn có điểm hạn chế là chi phí cao nhất trong tất cả các phương pháp. Điều này cũng hợp lý khi Invisalign khắc phục được toàn bộ nhược điểm thường gặp khi chỉnh nha.
Đừng bỏ lỡ: 5 điều quan trọng cần biết trước khi niềng răng trong suốt Invisalign
Răng khểnh tuy rất duyên dáng nhưng nếu nó ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bạn vẫn cần loại bỏ chúng. Có nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau giúp mọi người sở hữu một hàm răng trắng đều, chuẩn khớp cắn và sát khít với nhau. Bạn có thể nở nụ cười rạng rỡ và tự tin nhất đẹp không kém so với răng khểnh nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page