Trước khi tiến hành quá trình niềng răng, một số trường hợp có vòm hàm hẹp, mất cân đối giữa răng, vòm hàm và toàn bộ khuôn mặt. Lúc này bác sĩ chỉnh nha cần thực hiện nong rộng hàm để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Vậy nong hàm khi niềng răng là gì? Trường hợp nào cần nong hàm và phương pháp nong rộng hàm nào được áp dụng. Bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- Nong hàm là gì?
- Trường hợp nào phải nong hàm khi niềng răng?
- Các kỹ thuật nong hàm phổ biến hiện nay
- Quy trình nong hàm chuẩn y khoa
- Nong hàm trong thời gian bao lâu?
- Nong hàm có thay đổi khuôn mặt không?
- Nong hàm có đau không?
- Nong hàm có làm thay đổi giọng nói không?
- Nong hàm giá bao nhiêu tiền?
- Cách ăn uống vệ sinh răng miệng khi nong hàm
Nong hàm là gì?
Nong rộng hàm là kỹ thuật sử dụng một số khí cụ chuyên dụng để đẩy từ từ các răng ở hàm trên cách xa nhau giúp hàm dần rộng ra và vòm miệng sẽ bắt đầu hình thành khung xương mới, thời gian hình thành cung xương hàm mới có thể kéo dài từ 1-3 tháng, sau đó việc niềng răng mới bắt đầu thực hiện.
Mục đích của việc nong rộng hàm là giúp nới rộng diện tích của cung hàm cũng như vòm miệng, tạo ra các khoảng trống vừa đủ trên cung hàm, tăng diện tích vòm hàm để răng di chuyển về đúng vị trí, tạo nên sự cân đối, hài hòa trong cho cấu trúc khuôn mặt.
Trường hợp nào phải nong hàm khi niềng răng?
Nong hàm là một kỹ thuật đặc biệt, và không phải ai cũng được bác sĩ chỉ định nong hàm khi niềng răng. Nong rộng hàm thực sự là việc làm cần thiết để tăng hiệu quả trước niềng răng đối với 3 trường hợp dưới đây:
1. Vòm hàm quá hẹp
Vòm hàm hẹp là khi xương hàm trên hoặc xương hàm dưới bị hẹp hơn so với hàm còn lại, hoặc cả 2 cung xương hàm đều hẹp so với tỉ lệ của khuôn mặt. Tình trạng vòm hàm quá hẹp sẽ không đủ chỗ chứa cho các răng dịch chuyển nên cần phải nong rộng hàm.
2. Vòm hàm không đủ chỗ cho răng sắp xếp
Thông thường, cung hàm của một người sẽ đủ chỗ cho 28 đến 32 răng. Nhưng nếu cung xương hàm quá hẹp, thì không thể đủ chỗ cho răng mọc đúng vị trí trên cung hàm để đều đặn với nhau. Khi đó, cần có một biện pháp mở rộng cung hàm để ” bù đắp” diện tích bị thiếu giúp răng di chuyển, sắp xếp đều đặn hơn.
Nong hàm trong trường hợp này cần áp dụng khi khoảng trống nong hàm nhỏ, không được nong quá nhiều vì tuy đủ chỗ cho răng di chuyển nhưng lại làm phá vỡ cấu trúc hài hòa của hàm so với khuôn mặt. Vì thế, trường hợp này có thể bạn sẽ được bác sĩ tư vấn kết hợp giữa nong hàm với mài kẽ răng (xẻ kẽ sinh lý).
Tìm hiểu thêm: Mài kẽ răng khi niềng răng có đau không?
3. Hàm răng bị lệch, méo
Đây là một trường hợp khá phức tạp bởi khi có một trong hai bên hàm bị móp méo, mất cân đối với bên hàm còn lại thì không những làm mất cân đối hai hàm mà khớp cắn cũng bị ảnh hưởng, lệch lạc. Kỹ thuật nong hàm với bệnh nhân này khá phức tạp vì có thể làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc vòm hàm, thậm chí là khuôn mặt. Nhưng nếu muốn hàm răng được chỉnh lại cho đều đẹp, và khớp cắn hài hòa thì cần phải nong rộng một bên hàm để cải thiện tối đa mức độ lệch lạc và cân đối với hàm còn lại.
Các kỹ thuật nong hàm phổ biến hiện nay
Mở khớp khẩu cái
Mở khớp khẩu cái là kỹ thuật nong hàm phổ biến cho những người niềng răng có vòm hàm hẹp. Kỹ thuật này có hiệu quả cao nhất khi khớp này mới đóng ( thời điểm trẻ 7-9 tuổi). Khi tuổi càng cao thì việc mở khớp khẩu cái sẽ khó khăn hơn, dễ có nguy cơ 2 răng cửa bị tách xa nhau gây mất thẩm mỹ cho người niềng răng. Chính vì vậy các bác sĩ chỉnh nha đều khuyên nên cho trẻ đi thăm khám và chỉnh nha sớm từ 9 đến 15 tuổi.
➤ Xem thêm: Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng
Kĩ thuật nong xương ổ răng
Với sự tiến bộ của kỹ thuật chỉnh nha hiện đại kỹ thuật nong xương ổ răng dần thay thế cho kỹ thuật mở khớp khẩu cái. Nếu như mở khẩu cái chỉ áp dụng với niềng răng trẻ em thì với phương pháp này bất cứ xương ổ răng ở độ tuổi nào cũng có thể tác động để nới rộng hơn được.
Sử dụng kỹ thuật này, người niềng răng sẽ không lo tình trạng bị tách răng cửa kém thẩm mỹ, mà vẫn có thể di chuyển hoàn toàn được khớp ổ răng. Nhờ đó răng di chuyển và sắp xếp một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn và đặc biệt là hạn chế được nhiều trường hợp phải nhổ răng khi niềng răng.
Tuy nhiên, kỹ thuật nong xương ổ răng là một kỹ thuật mới và khá phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ nha khoa phải có tay nghề cao, đã tham gia nâng cao trình độ ở các khóa học Quốc Tế chuyên sâu mới có thể thực hiện thành công với độ an toàn. Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ có các bác sĩ đã qua đào tạo kỹ thuật này ở nước ngoài như bác sĩ Đức ( được Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ công nhận) có thể đảm nhận kỹ thuật này với độ chính xác và an toàn cao.
Quy trình nong hàm chuẩn y khoa
Như đã phân tích ở trên, kỹ thuật nong hàm đòi hỏi bác sĩ chỉnh nha cần có trình độ tay nghề cao, tỉ mỉ và an toàn tuyệt đối. Vì vậy quy trình nong hàm cũng sẽ được tiến hành tỉ mỉ từng bước trước khi niềng răng và thường có 4 bước như sau:
Bước 1: Thăm khám, chụp X-Quang và tư vấn
Kỹ thuật nong rộng hàm không được áp dụng tùy ý, vì có thể làm phá vỡ cấu trúc bình thường của vòm miệng và khuôn mặt. Do đó, trước khi niềng răng, bạn sẽ được thăm khám và chụp X-quang để từ đó bác sĩ có thể phân tích chi tiết cấu trúc vòm hàm của bạn, đưa ra lời tư vấn có nên nong hàm hay không, và hàm của bạn sẽ thay đổi như thế nào sau khi nong hàm.
Bước 2: Lấy dấu hàm
Bạn sẽ được lấy dấu hàm và lấy các thông số chính xác để kỹ thuật viên thiết kế cho riêng bạn một khí cụ nong hàm chuẩn sát với khớp răng của bạn, đảm bảo vừa mang lại cảm giác dễ chịu và có thể nới rộng khoảng cách răng như ý muốn.
Bước 3: Đeo khí cụ
Nếu là nong hàm cố định, bác sĩ chỉ việc căn chỉnh, lắp khí cụ sao cho sát khít với răng và hàm. Nếu là nong hàm tháo lắp, ngoài việc đeo khí cụ cho bệnh nhân, bác sĩ cần hướng dẫn bạn cách sử dụng, vệ sinh tại nhà để tránh gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng.
Bước 4: Tháo khí cụ
Thời gian đeo khí cụ nong hàm của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tiến triển khoảng cách răng của từng người, Sau khi xác định hàm đã nong đủ để bắt đầu chỉnh nha hay chưa bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành tháo khí cụ nong hàm để bắt đầu gắn các khí cụ niềng răng.
Nong hàm trong thời gian bao lâu?
Tùy vào từng vòm hàm mà thời gian nong hàm kéo dài khác nhau, vòm hàm càng hẹp thì thời gian nong càng lâu. Tuy nhiên, thông thường thời gian này kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 tháng. Ngoài ra thời gian nong hàm cũng phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ và khí cụ nong hàm.
Nong hàm có thay đổi khuôn mặt không?
Các khí cụ nong hàm sẽ giúp kéo giãn cách răng, nới rộng xương hàm nên có làm thay đổi khuôn mặt, sự thay đổi này xảy ra ở trường hợp nong hàm trên khiến mặt to ra một chút nhưng khó có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp phải nong hàm có thay đổi khuôn mặt đều theo chiều hướng tích cực, mang lại cung hàm cân đối, hài hòa với cấu trúc khuôn mặt.
- Tạo sự cân đối giữa hai hàm: Khí cụ nong hàm sẽ giúp cung răng được nới rộng hơn tạo sự tương xứng giữa hàm trên và hàm dưới. Đồng thời giúp cải thiện cung hàm méo lệch trở nên cân đối hơn.
- Cải thiện cấu trúc khuôn mặt: Đối với cung hàm nhỏ và hẹp khiến cho cấu trúc khuôn mặt mất cân đối thì việc nong hàm khi niềng răng sẽ giúp vòm hàm cân xứng và cải thiện thẩm mỹ tối đa.
Nong hàm có đau không?
Khi chúng ta kích hoạt các ốc nong để tách hai bờ xương hàm mặt thì chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng đau nhức trong những ngày đầu tiên mới đeo khí cụ. Nhưng với trẻ em thì sẽ ít đau nhức hơn người lớn vì các khớp xương của trẻ em chưa được chắc nên lực tác động cũng ít hơn và xương hàm dễ dàng di chuyển hơn.
Để hạn chế tình trạng khó chịu khi đeo hàm nong và giảm cảm giác đau nhức khi mới kích hoạt các ốc nong, đầu tiên bạn có thể uống nước đá lạnh, ăn các đồ mát như kem thì cảm giác lạnh sẽ làm giảm cảm giác khó chịu khi đeo, hoặc bạn cũng có thể chườm lạnh bên ngoài mặt răng. Nếu bạn đau quá, có thể dùng các thuốc giảm đau, thông thường khoảng 1-2 tháng bạn có thể quen dần với việc đeo hàm nong và cảm giác khó chịu, đau đớn cũng không còn nữa.
Ngoài ra, dùng sáp nha khoa cũng là một biện pháp tốt nếu bạn thấy có những điểm va chạm giữa hàm nong, implant ở trong cấu trúc khoang miệng như, môi, má, lưỡi. Và một việc khá cần thiết là bạn phải súc miệng hàng ngày bằng nước muối để vệ sinh khoang miệng sau khi ăn sạch sẽ, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải kẽ làm sạch răng là một biện pháp hữu hựu để hạn chế viêm nhiễm khi bạn đeo các dụng cụ nong hàm
Nong hàm có làm thay đổi giọng nói không?
Thời gian đầu khi mới đeo các khí cụ nong hàm, có thể bạn sẽ cảm giác môi lưỡi bị vướng nên phát âm sẽ không được lưu loát như bình thường, bởi các khớp nối của môi chi phối phần lớn âm thanh phát ra, khi có vật cản nên sẽ khó phát âm hơn. Tuy nhiên, khi cơ miệng thích nghi với các khí cụ, đồng thời vòm hàm cong chuẩn thì âm sắc trong giọng nói của bạn sẽ chính xác hơn và giọng nói của bạn sẽ trở lại bình thường.
Trường hợp sau một thời gian dài 1-2 tháng đeo hàm nong mà bạn phát âm không chuẩn và gặp khó khăn khi nói thì cần phải đến bác sĩ chuyên khoa để khắc phục ngay tình trạng này.
Nong hàm giá bao nhiêu tiền?
Nong hàm là một bước thực hiện bắt buộc đối với các trường hợp niềng răng mà có vòm hàm hẹp, hàm răng bị méo lệch. Vì vậy, nong hàm giá bao nhiêu sẽ được tính vào tổng chi phí niềng răng. Thông thường chi phí nong hàm khoảng 10 – 15 triệu tùy thuộc vào khí cụ nong hàm, tình trạng vòm hàm và tay nghề của bác sĩ chỉnh nha..
Cách ăn uống vệ sinh răng miệng khi nong hàm
Vệ sinh răng miệng cũng là một việc quan trọng để giúp giảm viêm nhiễm khi bạn đeo các dụng cụ nong hàm
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page