Câu hỏi: “Hôm đi tái khám niềng răng, bác sĩ có nói tháng sau em phải bắt 1 minivis ở phần xương răng cửa hàm dưới. Em lo lắm ạ. Không biết trường hợp của em thì bắt vis có đau không, bao giờ mới ăn uống được bình thường? (Dương Thanh Mai- 29 tuổi- Hà Nội).
Trả lời
Chào bạn Dương Thanh Mai. Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau.
Như bạn chia sẻ, có một số trường hợp cần bắt vis trong khi niềng răng. Minivis cấu tạo theo hình xoắn ốc, kích thước nhỏ và được làm bằng chất liệu titanium an toàn với sức khỏe, có độ tương thích cao, không gây kích ứng. Mục đích của bắt vít là tạo điểm neo chặn cố định, hỗ trợ đánh lún hoặc kéo khoảng răng, giúp răngdịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn.
Bắt vis xong khi nào ăn uống bình thường được?
Tùy thuộc vào vị trí và số lượng vis thì thì bạn sẽ sẽ có cảm giác, mức độ đau khác nhau. Nói chung, trước khi bắt vis bác sĩ có bôi thuốc tê nên bạn sẽ hoàn toàn không thấy đau. Sau khi bắt vis xong vài phút, thuốc tê tan dần thì bạn sẽ cảm thấy hơi đau. Bắt nhiều vis sẽ đau nhiều hơn, khó ăn uống hơn.
Đối với trường hợp của bạn, cảm giác đau sẽ hết sau 1- 2 ngày, nếu như cảm thấy không chịu được, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn và chườm bọc đá lạnh. Tốt nhất, bạn nên ăn đồ mềm trong thời gian này. Đến ngày thứ 3, 4 trở đi, nếu cảm thấy đã thoải mái, bạn ăn uống như bình thường.
- Các thực phẩm tốt nên ăn sau khi bắt minivis
- Đồ ăn mềm chế biến từ sữa như phô mai, bánh bơ mềm, sữa chua,…
- Các món ăn từ trứng như canh trứng, trứng hấp,…
- Các loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mềm khi ăn không ảnh hưởng tới khí cụ
- Các món ăn mềm như: mì, miến, bún, cháo,…
- Các món thịt nên được băm nhỏ, nấu mềm như thịt băm viên, thịt hầm,…
- Rau quả, các món luộc, hấp, đậu phụ, các món nghiền như khoai tây...
- Nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả mềm
- Các thực phẩm không nên ăn sau khi bắt minivis
Các đồ ăn quá cứng sẽ làm cho răng và hàm phải vận động mạnh để nghiền nát thức ăn. Điều này tác động trước tiếp tới cả minivis. Không chỉ vậy, nó ảnh hưởng tới lực siết răng, dễ làm khay niềng bị đứt hoặc bung ra. Bạn nên hạn chế những thực phẩm, đồ ăn dưới đây nhé:
- Các thức ăn dai và dẻo như bánh dày, bánh nếp, xôi chiên, bánh mì vỏ dai cứng,…
- Các thực phẩm cứng, khó nhai, cần nhiều lực như như kẹo, đá viên, xương, sụn,...
- Các thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn
- Các món ăn cần phải nhai nhiều như bắp ngô luộc, táo, đùi gà, cánh gà
- Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng... hoặc quá lạnh như đá, kem,...
Cách chăm sóc răng miệng sau khi cắm minivis
Làm sạch răng miệng cẩn thận, chú ý loại bỏ những mảnh thức ăn bị mắc quanh minvis để tránh cho vùng này bị viêm.
Không nên dùng bàn chải rung hay máy tăm nước (tốc độ bắn tia mạnh) tác động trực tiếp vào minvis. Xung động rung có thể khiến vis bị lỏng và rơi ra. Nếu vis lỏng, rơi thì nên tới nha khoa sớm để các bác sĩ xử lý kịp thời (bắt lại vis hoặc tìm vị trí khác để cắm vis)
Trường hợp bị viêm mô mềm quanh chân vis thì có thể dùng bông y tế thấm cồn đỏ và đắp vào quanh chân vít, thay bông vài lần/ ngày.
Minivis có thể làm tổn thương niêm mạc bên trong má, bạn có thể tránh điều này bằng cách bôi sáp nha khoa hoặc bông y tế quấn quanh đầu vis.
Như vậy, bạn đã biết được bắt vis xong khi nào ăn uống bình thường được. Lời khuyên là trong vài ngày đầu nếu thấy còn cảm giác bị đau nhức, bạn nên ưu tiên những thực phẩm mềm, mịn, nhỏ, nhiều dinh dưỡng. Có thể chia thành các bữa nhỏ ăn trong ngày. Đến khi thấy sức khỏe răng miệng tốt hơn thì ăn uống như bình thường.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 - 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page