Chào bác sĩ!
Thời gian tới em quyết định niềng răng, em bị khớp cắn sâu với hơi khấp khểnh một chút ạ. Em biết là khi niềng răng cũng sẽ cần thêm nhiều khí cụ khác chứ không chỉ riêng mắc cài với dây cung. Em có nghe bạn nói là thường niềng rồi thì sẽ phải gắn bands vào răng. Không biết điều này có thật không ạ? Em thì cũng chưa hiểu bands là như thế nào? Như trường hợp của em thì có phải gắn không? Với gắn khâu thì có đau không ạ? Em thắc mắc quá, mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ.
Trả lời
Mục lục
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Nha khoa Thúy Đức. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Bands niềng răng là gì?
Bands niềng răng hay còn gọi là khâu niềng răng, là một khí cụ quan trọng không thể thiếu khi niềng răng. Chúng là những vòng tròn kim loại được thiết kế sao cho vừa khít với kích thước của răng hàm. Trên khâu có móc để gắn lò xo hoặc dây chun liên hàm và ống tube để giữ dây cung, là điểm tạo lực chính kết nối các khí cụ để trở thành một hệ thống nắn chỉnh răng hoàn chỉnh, giúp đưa răng về vị trí tiêu chuẩn thông qua các móc được thiết kế sẵn.
Bands thường được gắn vào răng ngay sau khi răng đã được tách kẽ (tạo khoảng trống để đặt khâu). Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực của bác sĩ khi khách hàng niềng răng mắc cài giúp tăng hiệu quả chỉnh nha.
Ưu điểm của kỹ thuật niềng răng có gắn bands là quá trình chỉnh nha thường được rút ngắn do sử dụng lực kéo mạnh và đều hơn. Vì vậy, bands phải được đặt rất chắc chắn, khó bong tróc trong quá trình ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Bands thường được gắn vào vị trí nào?
Bands niềng răng thường được gắn vào vị trí răng số 6 hoặc răng số 7 (vị trí răng hàm), tùy vào từng trường hợp của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định đặt bands phù hợp nhằm hỗ trợ nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Gắn khâu chỉnh nha có tác dụng giữ chắc dây cung, từ đó có thể tạo lực điều chỉnh phù hợp lên răng, đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Thời gian đặt bands trong khoảng 20 - 30 phút.
Trường hợp nào không cần gắn bands khi niềng?
Không phải ai niềng răng cũng cần gắn bands. Để biết rõ trường hợp của mình có cần gắn bands hay không, bạn nên tới nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra giải pháp phù hợp.
Bác sĩ sẽ chỉ định gắn bands trong những trường hợp phức tạp hơn, răng bị khớp cắn sâu hay thân răng ngắn, cần sử dụng tới nhiều khí cụ khác như nong hàm, khí cụ di xa, cung lưỡi,... Gắn bands sẽ hỗ trợ mắc cài - dây cung dịch chuyển răng nhanh chóng hơn.
Không cần thiết phải gắn bands trong những trường hợp sau:
- Thân răng lớn, chuẩn kích thước. Có thể không cần gắn bands mà thay thế bằng mắc cài.
- Tình trạng răng ít phức tạp, mức độ sai lệch nhẹ, không cần dùng thêm nhiều khí cụ khác.
- Trường hợp răng cần neo giữ ít, không cần thêm bands để móc khí cụ kéo răng
Gắn bands trong bao lâu?
Thông thường, bands được gắn sẽ đeo liên tục từ khi bắt đầu tới kết thúc quá trình niềng. Vì vậy, bạn sẽ chỉ được tháo bands khi quá trình chỉnh nha hoàn tất.
Gắn bands có đau không?
Gắn bands niềng răng có đau không? Đây cũng chính là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi chuẩn bị bước vào quá trình chỉnh nha.
Thực chất, khi tiến hành lắp bands vào răng hàm thì tùy thuộc vào tình trạng, mức độ thưa giữa các răng mà câu trả lời cho câu hỏi này cũng sẽ khác nhau. Nếu khoảng cách giữa các răng hàm lớn, răng thưa sẵn thì việc gắn band răng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, không gây bất cứ cảm giác khó chịu nào vì đã có đủ khoảng trống cần thiết để gắn bands vào răng hàm, chỉ đơn giản là bác sĩ đặt bands vào là xong.
Ngược lại, nếu răng hàm mọc đúng chuẩn, khoảng cách giữa các răng nhỏ và khít nhau, muốn gắn được bands, bác sĩ cần một bước trung gian là đặt thun tách kẽ răng. Cảm giác khó chịu sẽ xuất hiện do thun tách kẽ gây ra, nhưng nó chỉ xảy ra trong một vài ngày đầu và sẽ hết sau khi các răng đã được tách ra như mong muốn. Việc này có thể ảnh hưởng tới quá trình ăn, nhai. Nếu không may bị rơi chun thì hãy đến nha khoa để đặt lại chun ngay nhé. Thời gian đặt chun thường kéo dài từ 3 - 5 ngày.
Quy trình gắn bands như thế nào?
Trước khi tiến hành gắn bands, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát một lượt, xác định xem trường hợp của bạn có cần phải đặt thun tách kẽ không. Nếu khe răng không đủ rộng, bạn cần đeo thun tách kẽ theo chỉ định của bác sĩ. Việc này sẽ giúp đặt khâu vào răng hàm dễ dàng hơn.
Với trường hợp răng thưa, đã có sẵn khoảng hở giữa các răng thì không cần đặt thun tách kẽ, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khâu luôn.
Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu bands để xác định loại phù hợp với kích thước răng của bạn. Thời gian lấy dấu bands rất nhanh chóng, khoảng 10 - 15 phút và hoàn toàn không có bất kỳ cảm giác đau nhức nào.
Khi đã chọn được loại bands phù hợp với tình trạng răng, bác sĩ tiến hành đặt vào răng hàm. Vật liệu dùng để gắn bands là xi măng nha khoa giàu fluoride giúp bảo vệ men răng trong suốt khoảng thời gian đeo niềng.
Quá trình gắn bands vậy là hoàn tất. Vì loại khí cụ này được thiết kế có móc ngoài để móc nối các khí cụ khác nên có thể cọ vào má khiến bạn khó chịu. Để giảm đau bạn có thể sử dụng sáp nha khoa gắn vào bands, nhằm bảo vệ má khỏi sự ma sát và hạn chế vướng cộm trong vài ngày đầu. Sáp nha khoa giúp bề mặt bands tiếp xúc với mô mềm trở nên trơn láng và dễ chịu hơn.
Có thể thấy, gắn bands chỉnh nha được thực hiện đơn giản và nhanh chóng, không quá đau nhức nhưng nếu thực hiện bởi bác sĩ tay nghề kém, nha khoa kém uy tín thì có thể gây đau và ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này.
Do đó, để quá trình gắn bands không đau và đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi và ứng dụng công nghệ niềng răng tân tiến nhất.
Gắn bands trong bao lâu thì được tháo?
Band răng là nơi neo giữ, điểm tựa để tạo lực kéo cho các mắc cài và hệ thống thun. Do đó, khâu chỉnh nha chắc chắn sẽ gắn liền với người niềng răng trong suốt quá trình chỉnh nha.
Band răng sẽ được tháo bỏ khi bạn hoàn tất niềng răng và được tháo niềng. Việc tháo khâu rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng cũng như thường xuyên tái khám định kỳ để quá trình niềng răng có gắn khâu diễn ra theo đúng tiến độ và đạt hiệu quả tốt nhất.
Vệ sinh răng miệng khi gắn bands như thế nào?
Khi gắn band, trên band có các móc dễ bị giắt thức ăn. Vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng thật kỹ càng, tránh cho lợi bị viêm tại vị trí đặt bands. Ngoài bàn chải đánh răng, có thể sử dụng thêm máy tăm nước, giúp tiết kiệm thời gian vệ sinh răng miệng và nhanh chóng loại bỏ được vụn thức ăn còn đọng lại.
Hi vọng với những thông tin mà nha khoa cung cấp đã giải đáp được một cách tổng quan và chi tiết nhất thắc mắc của bạn. Nếu như không muốn phải gắn bands trong suốt quá trình niềng răng thì bạn có thể lựa chọn phương pháp chỉnh nha khác là niềng Invisalign, vừa thẩm mỹ lại vừa thoải mái ăn uống, vệ sinh răng miệng mà hiệu quả cao.
Lựa chọn niềng răng Invisalign tại nha khoa Thúy Đức, bạn sẽ được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ Đức AAO. Với chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha, bác sĩ Phạm Hồng Đức đã đạt được những thành tựu nhất định, được nhiều khách hàng tin tưởng.
- Là thành viên thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO.
- Bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam đạt thứ hạng Diamond Invisalign (niềng răng trong suốt) 2021.
- Là một trong ít chuyên gia Invisalign (Invisalign Expert) được công nhận tại Đông Nam Á.
- Một trong 3 bác sĩ sử dụng hệ thống mắc cài tự động Damon thành công nhất Việt Nam.
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO.
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),...
- Đã có kinh nghiệm điều trị hơn 3500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Nếu còn thắc mắc gì về niềng răng, bạn có thể liên hệ tới hotline 093 186 3366 – 096 3614 566, nêu rõ tình trạng răng để các chuyên gia nha khoa Thuý Đức tư vấn cho bạn chi tiết nhất nhé!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page