Khớp cắn đối đầu là một dạng sai khớp cắn ở mức độ nhẹ, tuy nhiên nó vẫn có những ảnh hưởng không tốt tới khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của gương mặt. Chính vì vậy cần tìm cách khắc phục sớm tình trạng sai khớp cắn này để có hàm răng cân đối, đều đẹp. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cho bạn rõ hơn về những dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách khắc phục khớp cắn đối đầu, cùng tìm hiểu ngay thôi!
Mục lục
- Khớp cắn đối đầu là gì?
- Tác hại của khớp cắn đối đầu
- Hình ảnh khớp cắn đối đầu
- Nguyên nhân nào gây ra tình trạng khớp cắn đối đầu
- Làm thế nào để điều chỉnh khớp cắn đối đầu?
- Niềng răng điều trị khớp cắn đối đầu thực hiện như thế nào?
- Các phương pháp niềng răng điều trị khớp đối đầu
- Chi phí điều trị khớp cắn đối đầu
Khớp cắn đối đầu là gì?
Khớp cắn đối đầu còn có tên gọi khác là khớp đối đỉnh. Hiểu một cách đơn giản thì tình trạng sai lệch này có đặc điểm nhận biết là nhóm răng cửa hàm trên và nhóm răng cửa hàm dưới sẽ chạm đỉnh răng vào nhau khi ngậm miệng. Với những trường hợp người bình thường thì nhóm răng cửa hàm dưới sẽ luôn thụt vào trong một ít so với răng hàm trên. Chính vì vậy nên tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với khớp cắn chuẩn, tuy nhiên về bản chất chúng hoàn toàn khác biệt với nhau.
- Khớp cắn chuẩn có nhóm răng cửa hàm trên trùm lên hàm răng dưới, rìa răng hàm dưới và chân răng hàm trên có sự tiếp xúc với nhau. Còn khớp cắn đối đỉnh thì rìa răng hai hàm chạm vào nhau ở trạng thái nghỉ, các răng hàm có thể chạm nhau hoặc không.
- Mặc dù khi nhìn thẳng khớp cắn đối đỉnh rất khó để phân biệt với khớp cắn chuẩn, tuy nhiên khi quan sát theo góc nghiêng bạn sẽ thấy rõ được môi hàm trên bị thụt vào trong.
- Khi hai khớp cắn đối đầu nhau, không thể chạm vào nhau được theo cách bình thường thì bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai.
Tác hại của khớp cắn đối đầu
Mặc dù chỉ là sai khớp cắn nhẹ tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời nhanh chóng sẽ rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Sau đây là một số biến chứng, tác hại thường gặp phải khi bị khớp cắn đối đầu:
- Hai hàm không khít vào nhau trong quá trình ăn nhai làm cho khớp cắn dễ bị cứng, mỏi.
- Nếu các răng hàm không chạm được vào nhau sẽ khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm, răng không nghiền nát được thức ăn dẫn tới các hệ lụy liên quan đến cơ quan khác như dạ dày, hệ tiêu hóa,…
- Khi để tình trạng khớp cắn đối đầu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến các khớp cắn phải chịu lực ăn nhai lớn, răng sẽ dễ bị bào mòn, đặc biệt là nhóm răng cửa gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Men răng bị bào mòn sẽ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy và một số bệnh lý khác.
- Răng bị mài mòn lâu, càng nhiều thì răng càng yếu, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng sứt mẻ, gãy rụng ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ.
Chính vì thế để ngăn ngừa các hậu quả do khớp cắn đối đầu gây ra cho răng miệng, bạn hãy tới ngay nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám chi tiết và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.
Hình ảnh khớp cắn đối đầu
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng khớp cắn đối đầu
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khớp cắn đối đầu là do di truyền. Nếu cha mẹ, ông bà có người gặp phải dạng khớp cắn này thì 70% con cái sẽ thừa hưởng lại nó.
Cũng nguyên nhân do yếu tố di truyền, khớp cắn đối đầu có thể xảy ra do hàm trên bị ngắn, hẹp bẩm sinh hoặc do hàm dưới bị nhô ra quá xa so với bình thường.
Bên cạnh đó còn do một số thói quen xấu từ nhỏ như sau:
- Thường xuyên mút ngón tay
- Bị tật đẩy lưỡi
- Do bú bình quá lâu
- Sử dụng núm vú giả trong thời gian dài
Làm thế nào để điều chỉnh khớp cắn đối đầu?
Tùy theo tình trạng khớp cắn đối đầu của mỗi người nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Có 3 phương pháp điều trị chính được sử dụng để khắc phục tình trạng khớp cắn đối đầu là phẫu thuật, bọc răng sứ và niềng răng.
Phẫu thuật chỉnh hình răng
Trong trường hợp bạn bị khớp cắn đối đầu nguyên nhân do xương hàm thì phương pháp điều trị tốt nhất cho răng miệng chính là tiến hành phẫu thuật cắt, gọt xương hàm.
Trước tiên bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, chụp X-quang để xác định chính xác cấu trúc xương hàm cũng như nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.
Sau đó sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị cụ thể cho bạn và phẫu thuật. Với một vài trường hợp đặc biệt bị khớp cắn đối đầu do cả xương hàm và răng, có thể sau khi phẫu thuật xong bạn sẽ được yêu cầu niềng răng để có kết quả tốt nhất.
Bọc răng sứ
Trong trường hợp bạn bị khớp cắn đối đầu nhẹ thì có thể dùng phương pháp bọc răng sứ để cân chỉnh lại hai hàm cho đều nhau. Phương pháp này có những ưu điểm như sau:
- Thời gian điều trị nhanh, không lâu như niềng răng, phục hồi nhanh chóng
- Có thể cải thiện được màu sắc và dáng răng như mong muốn. Nếu bạn có tình trạng răng ố vàng, xỉn màu thì có thể áp dụng theo phương pháp này
- Độ thẩm mỹ cao do răng sứ có màu sắc giống y như răng thật
- Răng sứ có độ bền có thể lên tới 15 năm, chịu được lực ăn nhai gấp 3 – 4 lần so với răng thật
Tuy nhiên có một lưu ý khi bọc răng sứ để đảm bảo an toàn nhất đó là bác sĩ không được mài cùi răng thật quá 2mm và phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp khớp cắn đối đầu nhẹ mà thôi.
Đọc thêm: Răng bị thưa ra sau khi bọc sứ là do đâu?
Niềng răng
Trong trường hợp nguyên nhân dẫn tới khớp cắn đối đầu do răng thì niềng răng được đánh giá là phương pháp phù hợp nhất để điều trị các trường hợp từ nhẹ đến nặng, hơn nữa phương pháp này giúp bảo tồn răng thật ở mức tối đa. Bạn không cần tác động tới răng như mài răng bọc sứ mà vẫn đưa được khớp cắn về đúng vị trí.
Niềng răng điều trị khớp cắn đối đầu thực hiện như thế nào?
Niềng răng điều trị khớp cắn đối đầu được thực hiện hoàn toàn giống với các trường hợp răng hô, răng móm, khấp khểnh,… Bác sĩ sẽ gắn các khí cụ chỉnh nha trên răng bệnh nhân để kéo lùi hàm dưới vào và đẩy hàm trên ra xa hơn, từ đó đưa khớp cắn về vị trí chuẩn.
Có rất nhiều cách để bác sĩ sắp xếp các khí cụ điều chỉnh khớp cắn đối đỉnh. Dưới đây là một trong những cách với quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Cắm dụng cụ neo chặn vào nướu phía dưới chân răng của hàm trên và hàm dưới sau đó cố định lại bằng vít
- Bước 2: Sử dụng dây thun móc vào 2 đầu của khí cụ neo giữ
Dây thun có lực co giãn sẽ tác động lực này lên khí cụ neo giữ và từ đó điều chỉnh lại vị trí của 2 hàm trên dưới, khắc phục một cách hiệu quả tình trạng khớp cắn đối đầu.
Còn rất nhiều các kỹ thuật khác để điều chỉnh khớp cắn đối đầu mà bác sĩ có thể sử dụng, tùy theo các trường hợp của răng mà bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phù hợp nhất.
Các phương pháp niềng răng điều trị khớp đối đầu
Hiện nay có 2 phương pháp chỉnh nha chính để điều trị khớp cắn đối đầu là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Mỗi một phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng với các mức chi phí khác nhau.
Phương pháp niềng răng mắc cài
Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ gắn cố định trên răng cùng với hệ thống dây cung giúp tạo lực kéo di chuyển các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Thời gian niềng mắc cài dao động từ 18 – 24 tháng tùy theo tình trạng răng sai lệch của mỗi người
Niềng răng mắc cài có 2 loại là mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Mắc cài sứ được làm từ chất liệu sứ trong suốt có màu giống với màu răng thật vì vậy đảm bảo thẩm mỹ, giúp người niềng răng tự tin trong giao tiếp. Với mỗi loại mắc cài lại được chia ra thành mắc cài truyền thống và tự động. Nếu như mắc cài truyền thống sử dụng dây thun để cố định dây cung trong rãnh mắc cài thì mắc cài tự động được cải tiến với nắp trượt tự động, dây cung có thể chạy tự do trong rãnh mắc cài mà không cần dây thun cố định.
Xem chi tiết: Niềng răng mắc cài loại nào tốt?
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất, có sử dụng bộ khay niềng trong suốt làm từ chất liệu độc quyền SmartTrack mềm dẻo ôm khít chân răng vừa mang lại hiệu quả niềng răng cao vừa giúp người đeo cảm thấy thoải mái nhất. Trung bình mỗi người sẽ đeo từ 20 – 48 khay để nắn chỉnh răng theo từng giai đoạn, mỗi khay niềng sẽ đeo trong 2 tuần, tương ứng với khả năng dịch chuyển là 0.25mm.
Do có khả năng kiểm soát lực tối ưu nên niềng răng trong suốt Invisalign rút ngắn được thời gian niềng từ 4 – 6 tháng so với niềng răng mắc cài, trung bình chỉ còn từ 16 – 20 tháng. Đặc biệt phương pháp này có tính thẩm mỹ 100% giúp bạn tự tin giao tiếp không lo bị ai phát hiện đang niềng răng. Bên cạnh đó khay niềng có thể được tháo ra lắp vào một cách dễ dàng, từ đó vệ sinh răng miệng thuận lợi hơn, hạn chế được các bệnh lý về răng miệng.
Xem chi tiết: Kinh nghiệm chọn địa chỉ niềng răng trong suốt invasalign
Chi phí điều trị khớp cắn đối đầu
Đối với phương pháp niềng răng, niềng răng mắc cài có chi phí thấp nhất từ 30 – 42 triệu, niềng răng sứ do có đặc tính thẩm mỹ nên chi phí cao hơn một chút từ 40 – 52 triệu, còn niềng răng trong suốt Invisalign có chi phí cao nhất từ 80 triệu – 120 triệu.
Đối với phương pháp bọc răng sứ, tùy theo dòng răng sứ mà sẽ có mức giá từ 4 – 7 triệu/1 chiếc răng. Răng sứ càng cao cấp và số lượng càng nhiều thì giá sẽ càng cao.
Phẫu thuật chỉnh hàm khớp cắn đối đầu thường được chỉ định nếu như nguyên nhân do xương. Không như phương pháp niềng răng cần tới 1,5 – 2 năm để có kết quả, phẫu thuật hàm sẽ cho bạn có khuôn mặt cân đối và một khớp cắn hoàn hảo chỉ sau vài tiếng đồng hồ, tất nhiên bạn sẽ phải chịu đau đớn sau quá trình phẫu thuật, có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần.
Do phương pháp này có độ phức tạp cao, yêu cầu bác sĩ phải có trình độ và tay nghề tốt vì vậy giá phẫu thuật khớp cắn đối đầu rất cao, trung bình dao động từ 80.000.000đ – 100.000.000đ. Tuy nhiên với phương pháp này sẽ phát sinh thêm tiền thuốc men sau khi thực hiện phẫu thuật và chi phí nằm viện theo dõi thêm để đảm bảo không có biến chứng xảy ra.
Trên đây là những thông tin về khớp cắn đối đầu, nguyên nhân và những cách khắc phục hiệu quả nhất hiện nay. Muốn xác định được tình trạng của mình có phải khớp cắn đối đầu hay không bạn hãy tới nha khoa uy tín thăm khám ngay để biết nguyên nhân từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!
Comment/inbox tình trạng răng của bạn để các chuyên gia nha khoa Thuý Đức tư vấn cho bạn chi tiết nhất!
Hoặc đặt lịch khám ngay hôm nay để nhận ưu đãi siêu lớn NHẬN LỊCH HẸN
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page